Phó thủ lĩnh Taliban trở về Afghanistan sau 20 năm
Mullah Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập kiêm phó thủ lĩnh Taliban, trở lại Afghanistan khi lực lượng này chuẩn bị thành lập chính quyền mới.
Trong bài đăng trên Twitter, Muhammad Naeem Wardak, phát ngôn viên văn phòng chính trị của Taliban, xác nhận Mullah Baradar, người đứng đầu cơ quan chính trị của lực lượng này, đã hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Kandahar vào chiều nay. Đây là lần đầu tiên phó thủ lĩnh Taliban có mặt tại Afghanistan sau 20 năm vắng bóng.
Trước đó, một nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ Baradar cùng một số thành viên cấp cao của Taliban đã khởi hành từ thành phố Doha ở Qatar để đến Kandahar, thành phố lớn thứ hai Afghanistan và là nơi khởi nguồn của Taliban, đóng vai trò thủ phủ trong lần đầu tiên nhóm này nắm quyền vào thập niên 1990.
Mullah Baradar trong cuộc đàm phán giữa Taliban và chính phủ Afghanistan tại Doha, Qatar, hôm 18/7. Ảnh: AFP .
Việc Baradar trở về từ Qatar, nơi ông đã dành nhiều tháng để dẫn dắt các cuộc hội đàm với Mỹ và sau đó là các nhà đàm phán hòa bình Afghanistan, được cho là cột mốc đánh dấu sự trở lại ấn tượng của Taliban, sau khi bị lật đổ vào 20 năm trước.
Video đang HOT
Baradar, với vai trò trưởng đoàn đàm phán Taliban, từng điện đàm với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Washington và Taliban ký thỏa thuận hòa bình tại Doha hồi tháng 3/2020. Trump cho biết cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, ca ngợi mối quan hệ “rất tốt” với Baradar, nói thêm rằng Taliban “muốn chấm dứt bạo lực”. Baradar tháng trước cũng gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân.
Baradar trở lại Afghanistan trong bối cảnh Taliban chưa chọn được người lãnh đạo tại nước này. Suhail Shaheen, phát ngôn viên của Taliban, cho biết một cuộc tham vấn sẽ được tiến hành với kết quả dự kiến được công bố sau 2-3 ngày.
Trong khi đó, Phó tổng thống thứ nhất Afghanistan Amrullah Saleh tuyên bố ông là lãnh đạo lâm thời hợp pháp sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời đất nước. Tuy nhiên, Saleh đang phải ẩn náu sau khi Taliban tiếp quản Kabul và không rõ ông này sẽ thực hiện vai trò “tổng thống lâm thời” như thế nào.
Taliban được cho là đang tìm cách tạo bầu không khí kiềm chế và ôn hòa ở Afghanistan, giữa lúc người dân tìm cách tháo chạy khỏi đất nước. Lực lượng này đã tuyên bố ân xá chung cho toàn bộ quan chức chính phủ Afghanistan và kêu gọi họ quay lại làm việc. “Các bạn nên bắt đầu cuộc sống thường ngày với tâm thế tự tin”, tuyên bố hôm nay có đoạn.
Một số cửa hàng đã nối lại hoạt động, trong khi cảnh sát giao thông trở lại đường phố. Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid cũng cho biết phụ nữ Afghanistan sẽ được hưởng quyền lợi và làm việc trong nhiều ngành, bao gồm cả giáo dục, y tế, cảnh sát, tư pháp.
“Tôi muốn trấn an mọi người rằng sẽ không có bất kỳ phân biệt đối xử nào đối với phụ nữ, nhưng dĩ nhiên phải trong các khuôn khổ của chúng tôi”, Mujahid cho hay trong họp báo quốc tế đầu tiên ở Kabul hôm nay. Phát ngôn viên Shaheen cũng khẳng định phụ nữ vẫn được làm việc và học đến cấp đại học ở Afghanistan.
Mỹ nêu điều kiện công nhận chính quyền mới ở Afghanistan
Giới chức Mỹ cho biết, hành động của Taliban sẽ quyết định liệu Washington có công nhận chính quyền mới ở Afghanistan hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Aljazeera dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 16/8 cho biết, Mỹ và các đồng minh quốc tế sẽ "theo dõi chặt chẽ" sau khi Taliban giành quyền kiểm soát ở Afghanistan cuối tuần qua và tuyên bố sẽ lập ra Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan.
"Chính quyền tương lai của Afghanistan phải là tôn trọng các quyền cơ bản của người dân, không dung túng khủng bố, bảo vệ quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Đó là mới là chính phủ chúng tôi có thể hợp tác. Ngược lại, chúng tôi sẽ không ủng hộ một chính quyền không tuân thủ được những điều đó", ông Price nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, cộng đồng quốc tế có sự đồng thuận về các điều kiện đối với chính quyền mới ở Afghanistan. Ông Price trích dẫn lại tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra sau cuộc họp khẩn hôm qua, trong đó kêu gọi hòa giải dân tộc ở Afghanistan do Afghanistan dẫn đầu và làm chủ.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an đều nhất trí quan điểm rằng, xung đột chỉ có thể chấm dứt thông qua các giải pháp chính trị thực tiễn và bền vững nhằm bảo vệ nhân quyền, trong đó có quyền của phụ nữ, trẻ em gái và các nhóm thiểu số.
Nga, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cho biết Moscow chưa công nhận lực lượng Taliban là chính quyền mới có thẩm quyền hợp pháp ở Afghanistan nhưng sẵn sàng hợp tác với chính quyền lâm thời ở Afghanistan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua cũng cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng phát triển "quan hệ hữu nghị" với Taliban sau khi lực lượng này giành kiểm soát Afghanistan.
Chính phủ Afghanistan sụp đổ hôm 15/8 chỉ vài ngày sau khi Taliban đẩy mạnh chiến dịch tiến công, mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ Afghanistan. Tổng thống Ashraf Ghani cùng với một số quan chức cấp cao của chính quyền đã rời đất nước trước khi Taliban kiểm soát thủ đô và chiếm dinh tổng thống. Hiện chưa rõ hành tung của vị tổng thống Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn, song một số nguồn tin cho biết, ông đã đến Tajikistan, sau đó đến Oman và chuẩn bị cho kế hoạch tới Mỹ.
Bình luận về diễn biến ở Afghanistan, trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 16/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói, ông không hối tiếc về quyết định rút quân khỏi chiến trường Afghanistan sau 20 năm. Ông cho biết sẽ giữ nguyên kế hoạch hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan vào cuối tháng này.
"Nhiệm vụ quân sự hiện tại của chúng tôi bị giới hạn về phạm vi và chỉ tập trung vào mục tiêu là đưa người dân và các đồng minh của Mỹ đến nơi an toàn càng nhanh càng tốt. Khi hoàn thành nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ kết thúc việc rút quân, kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ", ông Biden nói.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng thừa nhận, chính quyền Afghanistan sụp đổ nhanh hơn so với dự đoán và điều này là do giới lãnh đạo và quân đội Afghanistan bỏ cuộc thậm chí khi chưa hề chiến đấu chống lại đà tiến công của Taliban. "Chúng tôi đã cho họ mọi cơ hội để định hình tương lai của chính mình. Điều mà chúng tôi không thể không cho họ là ý chí chiến đấu vì tương lai đó", ông Biden nói.
Mỹ rơi vào thế khó khi Tổng thống Afghanistan chạy ra nước ngoài Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ và đồng minh làm trung gian đã sụp đổ sau cuộc tháo chạy bất ngờ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ra nước ngoài. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters). Theo Reuters, đằng sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban và sự sụp đổ chóng vánh của...