Phó Thống đốc: Quyết định của Fed sẽ tác động từ từ, tỷ giá tăng do tâm lý
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, tác động của việc Fed tăng lãi suất tới Việt Nam sẽ là từ từ, việc tỷ giá tăng kịch trần mấy ngày qua là do yếu tố tâm lý. Cơ quan này khẳng định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường diễn ra bình thường, không có đột biến.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Tại Hội thảo “Hoạt động quản lý, điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động đối với nền kinh tế” diễn ra sáng nay (17/12) trong bối cảnh Fed vừa tăng lãi suất đồng USD lên 0,25% sau thời gian dài duy trì ở mức 0%, vấn đề tỷ giá được các chuyên gia đặc biệt quan tâm.
Thực tế, lãi suất mấy ngày qua đã tăng kịch trần và trên thị trường tự do đã vượt quá 23.000 đồng/USD.
Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, tỷ giá tăng lên kịch trần là do diễn biến tâm lý dưới tác động của việc giảm giá liên tục của đồng nhân dân tệ và việc Fed tăng lãi suất đồng USD. Dù vậy, lãnh đạo NHNN cũng cho hay, NHNN có cơ sở khẳng định cung cầu ngoại tệ vẫn diễn ra bình thường, không có đột biến. Trong tháng 10, cả nước xuất siêu 500 triệu USD và tháng 11 tiếp tục xuất siêu 260 triệu USD. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI, kiều hối vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.
“Cung cầu qua theo dõi trên thị trường vẫn diễn ra bình thường, mặc dù tăng kịch trần nhưng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp không có gì đột biến. Chỉ có sáng nay, sau khi Fed đầu giờ, thị trường có vẻ cũng tăng lên nhưng giờ đã giảm, giao dịch mua bán lại diễn ra bình thường. Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân được tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đầy đủ”, Phó Thống đốc khẳng định.
Theo Phó Thống đốc, quyết định nâng lãi suất đồng USD của Fed gần như đã được thể hiện trong diễn biến tăng tỷ giá từ cuối năm 2014 – đầu 2015 và đã được phản ánh trong kỳ vọng của thị trường. Hơn nữa, tại Việt Nam hiện nay, dòng vốn ngắn hạn chiếm thị phần ít, còn lại chủ yếu là dòng vốn trung dài hạn, vì thế nhìn chung tác động thực sự của Fed không phải là ngay lập tức mà sẽ tác động từ từ.
Trước lo ngại về những tác động giảm giá của đồng nhân dân tệ với tỷ giá trong nước, Phó Thống đốc nhận định, Trung Quốc cũng sẽ không để Nhân dân tệ giảm mạnh nữa. Ngày 1/12, Thống đốc NHTW Trung Quốc có phát biểu rằng không có lý do gì để Nhân dân tệ giảm mạnh nữa.
Video đang HOT
Lãnh đạo NHNN cũng tái khẳng định, phương châm của cơ quan điều hành xuyên suốt thời gian qua và sắp tới là kết hợp tỷ giá và lãi suất nâng cao lợi tức nắm giữ của VND, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, tìm ra giải pháp điều hành tốt, tiến hành thanh tra giám sát chặt.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
FED tăng lãi suất tác động thế nào đến TTCK Việt Nam?
Đánh giá về tác động của FED tăng lãi suất, CTCK VPBS cho rằng giá cổ phiếu có thể giảm do phản ứng tâm lý trước thông tin này, tuy nhiên trong dài hạn VPBS cho rằng đây có thể là cơ hội mua vào.
Rạng sáng nay (17/12) theo giờ Việt Nam, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã công bố tăng lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản, giống như dự báo trước đây của các nhà phân tích trên thế giới.
Câu hỏi đặt ra ở đây là khi FED tăng lãi suất thì nhà đầu tư cần hành động như thế nào?
Cơ hội mua vào
Đánh giá về tác động của FED tăng lãi suất, CTCK VPBS cho rằng giá cổ phiếu có thể giảm do phản ứng tâm lý trước thông tin này, tuy nhiên trong dài hạn VPBS cho rằng đây có thể là cơ hội mua vào.
Báo cáo của VPBS trích dẫn lời ông Michael Hasenstab - Giám đốc đầu tư cho Templeton Global Macro trên Financial Times, người đã lựa chọn Mexico và một số nước Đông Nam Á là những thị trường mang lại giá trị ngoại lai lớn nhất, đã phát biểu rằng, "Chất xúc tác cho chỉ số tăng điểm tại một số thị trường mới nổi thực chất là khi tăng lãi suất điều hành, khi mọi người nhìn thấy việc này không phá hỏng cả câu truyện".
VPBS cho rằng việc tăng lãi suất điều hành sẽ tạo áp lực lên tiền đồng và sẽ dẫn đến một số biến động ngắn hạn. Nhưng câu chuyện cơ bản ở đây là nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh. VPBS vẫn kỳ vọng tăng trưởng GDP mạnh sẽ được dẫn dắt bởi dòng vốn FDI cao, xuất khẩu ngày càng tăng trưởng và thị trường tiêu dùng cải thiện nhờ lạm phát thấp.
Việc Fed tăng lãi suất, nhóm thủy sản, dệt may, công nghệ sẽ được hưởng lợi, còn dược, nhựa, săm lốp và điện, vận tải biển, xi măng sẽ gặp bất lợi.
VPBS khuyến nghị các nhà đầu tư tìm kiếm dầu tư vào các cổ phiếu blue-chip trong những ngày này với yếu tố cơ bản tốt và tăng phân bổ khi thị trường đi xuống bất ngờ như FPT, VNM và MWG cũng như GMD và VSC hay các cổ phiếu vận tải, tiêu dùng, điện như NT2 và BTP,những công ty có cổ tức cao và được hưởng lợi do sản xuất tăng trưởng liên tục.
Ngành nào bị tác động khi FED tăng lãi suất
CTCK Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng thị trường đã ở vùng hấp dẫn, và đang cần 1 thông tin hỗ trợ đủ mạnh. Theo BSC, mỗi khi thiếu vắng các gói nới lỏng định lượng QE các ngành phân hóa khá mạnh, một số ngành phản ứng tốt hơn thị trường chung gồm: công nghệ thông tin, cảng biển, bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, vật liệu xây dựng, xuất bản.
Xét trên góc độ các ngành hưởng lợi từ tỷ giá tăng gồm Nhóm ngành xuất khẩu: Thủy sản, dệt may, công nghệ. Ngược lại, nhóm ngành có khả năng chịu ảnh hưởng tiêu cực là (1) Nhóm ngành nhập khẩu như dược, nhựa, săm lốp và (2) Nhóm ngành có mức độ vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng.
3 ngành hưởng lợi
Về ngành thủy sản, BSC đánh giá tích cực các cổ phiếu VHC, FMC, IDI, HVG. Các doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang Hoa kỳ, EU và Đông Á. Doanh thu xuất khẩu nhóm doanh nghiệp này tăng, trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào không bị tác động lớn (do Nhân dân tệ giảm giá).
Về ngành dệt may, các cổ phiếu lưu ý: TCM, TNG, NPS, KMR, GMC, GIL, TET, EVE.
Về ngành công nghệ, BSC đánh giá tích cực các doanh nghiệp công nghệ. Doanh thu của nhóm doanh nghiệp này, trong đó có mảng dịch vụ gia công phần mềm, thường được chi trả bằng USD. Các cổ phiếu lưu ý: FPT, CMG.
6 ngành bị ảnh hưởng tiêu cực
Ngành dược: BSC đánh giá tiêu cực các doanh nghiệp dược phẩm. Nguyên nhân cơ bản là chi phí đầu vào của nhóm doanh nghiệp này phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của tỷ giá trong bối cảnh 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu. Trong khi đó, thị trường đầu ra chủ yếu là trong nước, tương ứng với doanh thu là VND. Các cổ phiếu lưu ý: DHG, IMP, DMC, DCL, DBT, DHT, SPM.
Ngành săm lốp: Không tính cao su tự nhiên, phần nguyên liệu sản xuất còn lại trong ngành săm lốp, chiếm 66% chi phí sản xuất kinh doanh, buộc phải nhập khẩu. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, chỉ có số ít được xuất đi nước ngoài. Các cổ phiếu lưu ý: SRC, CSM, DRC.
Ngành nhựa: Tương tự như dược, 80% nguyên liệu hạt nhựa phải nhập khẩu, tỷ trọng tiêu thụ thành phẩm trong nước lớn. Các cổ phiếu lưu ý: AAA, BMP, NTP, DAG, VBC, DNP, RDP, TPC.
Ngành Xi măng, Nhiệt điện, Vận tải biển: BSC đánh giá tăng mức độ tiêu cực đối với các doanh nghiệp nhiệt điện và xi măng. Hầu hết các doanh nghiệp nhiệt điện và xi măng đều có dư nợ bằng ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất giá không những làm giảm doanh thu tài chính từ lãi chênh lệch tỷ giá của các doanh nghiệp này, thậm chí còn có thể khiến các doanh nghiệp phải ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá. Các cổ phiếu lưu ý: HT1, BCC, BTS, NT2, PPC; BTP, VOS, PVT, VTO.
Hoàng Ly
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
'Trong tương lai, có thể NHNN cần cân nhắc dự trữ thêm nhân dân tệ' Đó là khuyến nghị được ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế nêu lên khi chia sẻ với báo chí. Cũng theo ông Lực, nếu quyết định đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, Việt Nam sẽ phải cân nhắc mua bao nhiêu phần trăm dự trữ ngoại hối bằng NDT cũng như là thời điểm nào sẽ là phù hợp, trong...