Phó thống đốc ngân hàng Na Uy từ chức vì người vợ Trung Quốc
Phó thống đốc ngân hàng Na Uy Nicolaisen thông báo từ chức sau khi bị từ chối gia hạn xác minh an ninh do có vợ là người Trung Quốc.
“Cơ quan Xác minh An ninh Dân sự Na Uy thông báo với tôi rằng tôi sẽ không được gia hạn xác minh lý lịch an ninh vì vợ tôi là công dân Trung Quốc và cư trú ở Trung Quốc, nơi tôi vẫn hỗ trợ tài chính cho cô ấy”, Phó thống đốc ngân hàng trung ương Na Uy Jon Nicolaisen cho biết hôm 4/12.
Nicolaisen nói thêm ông đã được thông báo rằng bản thân không có bất cứ yếu tố nào khiến ông không được thông qua về mặt an ninh, nhưng điều đó “không đủ trọng lượng”. “Giờ tôi đã phải nhận hậu quả từ việc này”, Nicolaisen cho biết.
Phó thống đốc ngân hàng trung ương Na Uy Jon Nicolaisen tại Wyoming, Mỹ, hôm 8/2017. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Theo tuyên bố từ Ngân hàng Trung ương Na Uy, quyết định từ chức của Nicolaisen sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Nicolaisen không bình luận thêm thông tin và hiện chưa rõ ai sẽ thay thế vị trí của ông.
“Tôi sẽ luôn nhớ Jon Nicolaisen trong vai trò phó thống đốc, cương vị mà ông ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với tư cách vừa là đồng nghiệp thân thiết, vừa là chuyên gia có năng lực”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Na Uy Oeystein Olsen nói.
Với cương vị Phó thống đốc ngân hàng trung ương Na Uy, ngoài việc tham gia thiết lập chính sách tiền tệ, Nicolaisen còn phụ trách giám sát quỹ tài sản trị giá 1,2 nghìn tỷ USD của Na Uy.
Nicolaisen lần đầu được bổ nhiệm làm phó thống đốc vào năm 2014 và được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 4 năm nay. Ngân hàng trung ương cho biết ông và vợ đã kết hôn năm 2010.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo cho biết chưa nhận được thông tin về việc Nicolaisen từ chức và lý do của việc này.
Là thành viên thuộc NATO, Na Uy những năm gần đây đã siết chặt các biện pháp an ninh, khiến nhiều trường hợp rất khó nhận được sự đồng thuận về việc kết hôn với công dân từ những quốc gia không hợp tác an ninh với nước này.
Mỹ thêm tập đoàn dầu khí Trung Quốc vào 'danh sách đen'
Tập đoàn Dầu khí Hải dương và nhà sản xuất chip SMIC bị Washington liệt vào "danh sách đen" với cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/12 bổ sung Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc vào danh sách đen gồm những doanh nghiệp trong diện thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc. Động thái này có nguy cơ gây leo thang căng thẳng Washington - Bắc Kinh trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden sắp nhậm chức.
Trump trong lễ trao huân chương tại Nhà Trắng hôm 3/12. Ảnh: Reuters .
Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó lên kế hoạch đưa thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen gồm SMIC, CNOOC, Công ty Công nghệ Xây dựng Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, nâng số công ty thuộc diện này lên 35.
Các doanh nghiệp trong danh sách đen chưa phải chịu biện pháp trừng phạt nào từ Mỹ, nhưng Tổng thống Trump hồi tháng 11 ký sắc lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần tại những công ty này kể từ cuối năm sau.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, SMIC và CNOOC chưa bình luận về thông tin.
SMIC và CNOOC là những công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn và khai thác dầu khí. CNOOC tham gia vào nhiều dự án khai thác dầu khí tại Mỹ với sản lượng 76.000 thùng/ngày, trong khi SMIC dẫn đầu tham vọng phát triển nền công nghiệp sản xuất chip bán dẫn nội địa của Trung Quốc.
Một bộ luật năm 1999 quy định Lầu Năm Góc phải đưa ra danh sách các công ty "thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát" bởi quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ mới chỉ thực hiện điều này vào năm 2020.
1.000 người bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc bỏ trốn khỏi Mỹ Một cuộc điều tra của FBI phát hiện có hơn 1.000 nhà nghiên cứu che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết. quân đội Trung Quốc Cuộc trốn chạy diễn ra sau vụ bắt giữ 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị cáo buộc nói dối trong đơn...