Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sẽ có các biện pháp để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền
Xung quanh những thông tin không tích cực đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ( SCB), Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định: Sẽ có biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền tại ngân hàng này.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
Thưa ông, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin tiêu cực về SCB dẫn đến hiện tượng người dân đi đổ xô rút tiền. Trước sự việc này NHNN có khuyến cáo thế nào đối với người dân?
Đúng là trong mấy ngày qua, có những thông tin không tích cực về SCB trên mạng xã hội. NHNN đã có thông tin kịp thời trên website NHNN khẳng định sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định cho SCB; đồng thời cũng sẽ có những giải pháp, chính sách theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại SCB.
Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.
Video đang HOT
Đối với hiện tượng nhân viên ngân hàng khác chào mời khách hàng của SCB rút tiền gửi sang hệ thống của mình, NHNN đã có giải pháp nào để chấn chỉnh, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh thời điểm này?
Về việc này, NHNN đã có công điện yêu cầu tất cả các Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại cũng như Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra giám sát để xử lý trường hợp vi phạm.
Việc cán bộ ngân hàng thương mại này đi sang vận động lôi kéo khách hàng của SCB rút tiền gửi sang ngân hàng mình là một việc làm thể hiện sự cạnh tranh không lành mạnh. Thậm chí có thể tạo ra bất ổn của SCB trong thời điểm này, cũng như sự mất an toàn chung của hệ thống.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và đặc biệt là an toàn của hệ thống ngân hàng đảm bảo thế nào trong mọi tình huống, thưa Phó Thống đốc?
An toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Và trong nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp giải pháp để thực hiện việc kiểm soát cũng như đảm bảo an toàn hoạt động đối với tất cả các TCTD.
Trước những thông tin không tích cực đối với SCB, NHNN đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp tiếp theo để đảm bảo hoạt động ổn định liên tục của ngân hàng này. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ có biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền tại ngân hàng. Chúng tôi cũng mong rằng những người gửi tiền cũng như khách hàng vay vốn của SCB tiếp tục hợp tác để tạo điều kiện cho sự ổn định hoạt động liên tục của ngân hàng trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Thống đốc!
Gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ khiến cầu và khối lượng tín dụng tăng
Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ khiến cầu tín dụng và khối lượng tín dụng tăng nên Ngân hàng Nhà nước đã tính toán, nghiên cứu để có lượng tín dụng bổ sung một cách phù hợp, đáp ứng nhu cầu khôi phục nền kinh tế để gói 2% có đủ dư địa về tín dụng.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước vẫn luôn quán xuyến nguyên tắc điều hành tín dụng trên các cơ sở về kiểm soát lạm phát.
Khách hàng giao dịch tại BAOVIET Bank, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, không chỉ về tổng cầu tín dụng nói chung, nhiều ngân hàng thương mại cũng đang đề xuất tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng để triển khai gói hỗ trợ. Việc này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước tính đến và sẽ có xem xét, tính toán trong điều hành để đưa ra mức room phù hợp, đáp ứng các mục tiêu trong quan hệ tổng thể của kinh tế vĩ mô.
Ngay từ đầu năm đến nay, sau khi đã phối hợp xây dựng cơ chế triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định nguồn vốn ngân hàng là kênh quan trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế và doanh nghiệp để tập trung vào hỗ trợ các nhiệm vụ phục hồi kinh tế nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng nhưng phải hướng tín dụng vào tất cả lĩnh vực trọng yếu, cần thiết có sự tập trung nhiều hơn để khôi phục nhanh. Vì thế, tín dụng đến gần cuối tháng 5 đã tăng 7,75% so với đầu năm 2022. So với thời điểm này của năm 2021 thì hầu hết tăng gấp đôi.
Tín dụng được tăng dàn trải trên tất cả lĩnh vực cần thiết, lĩnh vực ưu tiên. Chẳng hạn lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, vận tải, khách hàng, nhà hàng... có mức tăng trưởng lên tới 8,24%, gần gấp đôi năm 2021. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy các ngành, lĩnh vực này đã khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, các ngân hàng còn đẩy mạnh tín dụng bằng các giải pháp như giãn hoãn nợ, cơ cấu nợ, hạ lãi suất... nên đã góp phần đạt mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế vĩ mô.
Phó Thống đốc khẳng định, nhiệm vụ của ngành ngân hàng phải quản lý việc triển khai hỗ trợ lãi suất 2% được đúng đối tượng, đúng quy định, minh bạch, rõ ràng, không để trục lợi chính sách.
Theo đó, Thông tư 03/2022/TT-NHNN về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước đã quy định rất rõ ràng về các cấp trách nhiệm, kể cả địa phương trong việc xử lý vi phạm chính sách, có thể tiến hành thu hồi khoản vay nếu xác định doanh nghiệp, hộ kinh doanh vay vốn nhưng sử dụng vốn không đúng mục đích. Trong quá trình triển khai, Ngân hàng Nhà nước sẽ cử các đoàn thanh tra, giám sát cũng như phối hợp với các cơ quan kiểm toán, kiểm toán nhà nước... để quá trình triển khai của các tổ chức tín dụng đạt được theo mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được hạ chuẩn tín dụng, phải bảo đảm thực hiện hỗ trợ lãi suất đúng quy định, đúng đối tượng. Đây là chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính lo về vấn đề ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về đối tượng thụ hưởng, thực hiện hỗ trợ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, bước đầu triển khai có thể gây lúng túng, hay thiếu thống nhất nên các bộ, ngành cần phải tích cực phối hợp giải quyết sớm để tránh gây ách tắc.
Giấc mơ 1 tỷ USD, từ hoang tàn đại gia ngành gỗ tìm lại đỉnh cao Ông lớn hàng đầu trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất một thời có những bước tiến mới sau tái cấu trúc. Dưới thời của ông chủ mới Mai Hữu Tín. CTCP Gỗ Trường Thành (TTF) vừa nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp tại dự án Natuzzi Singapore PTE.LTD...