Phố Tây phố đi bộ mong chờ gì?
Chỉ thời gian nữa phố đi bộ Bùi Viện sẽ khai trương theo kế hoạch mà UBND TP.HCM ấn định. Người dân sở tại lẫn du khách nước ngoài (nơi đây được gọi là phố Tây) dù đặt kỳ vọng rất nhiều vào quyết sách này sau cả chục năm tính toán, nhưng vẫn lo ngại liệu phố đi bộ có trở nên sôi động với nhiều lễ hội đường phố như mục tiêu chính quyền đề ra…
Để phục vụ “nâng cấp” đường Bùi Viện (P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM) thành phố đi bộ, thời gian qua con đường này đã biến thành đại công trường với vỉa hè bị xới tung để lắp đặt các công trình ngầm và lát đá granite… Và công trường này càng hối hả hơn trong những ngày gần đây, khi mà thời gian dự kiến khai trương ngày 15.7 tới sắp hết.
Không gian vỉa hè của phố Tây Bùi Viện là điểm nhấn thu hút khách của khu này trước khi trở thành phố đi bộ.
Sợ nhất là khổ rồi nhưng không sướng
Vỉa hè tứ tung, buôn bán bị ảnh hưởng hàng tháng trời nhưng chị Đào Thị Hương, một hộ kinh doanh hàng ăn uống ở đường Bùi Viện, chỉ nói buồn đôi chút mà thôi. Bởi chị Hương đang tin vào tương lai khi phố đi bộ chính thức hoạt động, vỉa hè sẽ đẹp hơn, khách du sẽ đông hơn và việc lấy lại “vốn” cho hàng tháng trời ế ẩm là nhanh như trở bàn tay. Mừng là vậy, kỳ vọng là vậy nhưng chị Hương cũng không khỏi lo lắng, sợ rằng tới đây cái phí thuê vỉa hè cao, cộng với “coi chừng” thêm phí này, phí nọ khi Bùi Viện trở thành phố đi bộ thì đúng là giờ chịu khổ, mai mốt chịu cực!
Video đang HOT
Lo lắng của chị Hương không phải là không có cơ sở khi câu chuyện cho thuê vỉa hè vẫn chưa có hồi kết, rồi chuyện tổ chức hoạt động ở phố đi bộ ra sao cũng chưa thấy văn bản nào cụ thể rõ ràng. Trong khi đó, anh Hoàng, chủ một quán nhậu trên đường Bùi Viện, nói thẳng khách đến phố Tây, mà cụ thể là đến Bùi Viện chỉ thích ngồi vỉa hè. Bằng chứng là hiện tại khi vỉa hè đang bị xới tung thì lượng khách đến quán giảm hẳn. “Nói chung không có cái vỉa hè thì phố Tây đành chịu chết; còn nếu chịu phí thuê, phí quản lý này nọ quá cao thì chủ cũng đành chịu thua”.
Cái lý mà anh Hoàng đưa ra là do tuy buôn bán ở phố Tây, nhưng giá bán ở đây tương đối rẻ, vì khách chủ yếu là Tây “balô”, cùng với khách là sinh viên hay các bạn trẻ đến đây để trau dồi ngoại ngữ… Chủ quán kinh doanh số lượng, lấy công làm lời. Do đó, phí thuê, phí quản lý này nọ nếu phát sinh cao quá thì rõ ràng giá phải đội lên, việc mất khách và mất luôn cái tên phố Tây là điều có thể nghĩ đến.
Cần thêm những gì?
Theo đề án phố đi bộ Bùi Viện, trong thời gian đầu sẽ thí điểm vào hai ngày cuối tuần, bắt đầu từ 19 giờ đến 2 giờ hôm sau. Nói về quy định thời gian trên, anh Hoàng cho rằng nên thí điểm phố đi bộ Bùi Viện hoạt động 24/24g. Anh Hoàng chia sẻ: Bùi Viện chính là nơi người nước ngoài tụ tập đầu tiên khi họ đến TP.HCM lần đầu. Bởi nơi đây, dù khác biệt ngôn ngữ nhưng du khách đã đến đây thì cũng giống như ở nhà. Ngoài ra, nơi đây còn có ẩm thực phong phú, không chỉ có món ăn Việt Nam, mà còn có món ăn từ nhiều nước khác để du khách lựa chọn. Đã thành phố đi bộ thì nên hoạt động suốt ngày, đêm chứ cần gì phải đưa ra khung thời gian và cũng nên thí điểm hết các ngày trong tuần, vừa dễ rút kinh nghiệm vừa sau này khai thác phố đi bộ Bùi Viện thật hiệu quả. Làm như vậy, chính quyền đạt được mục tiêu có bộ mặt khu trung tâm ngày càng văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc, có thêm lượng khách Tây khoái cái phố đi bộ để được ngồi trên vỉa hè mà không lo cướp giật. Còn người dân có thêm thu nhậpthông qua việc được khai thác tổng lực cái vỉa hè…
Còn bà Hiền, một người bán bánh mì trên đường Bùi Viện, đề nghị cần bố trí bãi giữ xe hợp lý cho người dân đến tham quan, vui chơi ở phố đi bộ. Nhiều cư dân sống trên đường Bùi Viện cũng đề nghị nên bố trí bãi giữ xe trên tuyến phố này giúp phục vụ người dân, du khách đến tham quan. Bởi hiện tại, người dân đến khu vực này chỉ có thể gửi xe ở trung tâm thương mại Sense Market tại công viên 23.9.
Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, đô thị, du lịch hiến kế phố đi bộ cần phải có bản sắc riêng do chính cộng đồng ở khu vực đó quyết định, chứ không nên cứng nhắc. Theo đó, cần phải lấy ý kiến người dân sở tại ngay trong giai đoạn đầu của đề án, chứ đừng làm theo kiểu trên áp xuống, mà trên thì lại không nắm rõ “nội tình” của phố Tây – Bùi Viện. Bởi cư dân nơi đây sẽ biết họ cần những gì và phải làm gì để phố đi bộ hoạt động hiệu quả, đem lại lợi ích cho bản thân họ. Lẽ hiển nhiên, khi có quyền lợi, người dân sẵn sàng đóng góp kinh phí duy trì hoạt động và phát triển nhiều ý tưởng mới, điều này sẽ giảm bớt gánh nặng ngân sách.
Đồng quan điểm, anh Hoài Bắc, một hướng dẫn viên du lịch, cho rằng chính quyền TP.HCM cần tập trung phát triển phố Tây Bùi Viện một cách nghiêm túc, bài bản thông qua việc lắng nghe ý kiến của người dân sở tại.
Theo Giang Thanh – Đằng Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
TP.HCM: "Biến" phố Tây Bùi Viện thành phố đi bộ trước 30/4
"Phố Tây" Bùi Viện sẽ được thí điểm làm phố đi bộ vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
"Phố Tây" Bùi Viện sẽ trở thành phố đi bộ.
Chiều 20.3, UBND Q.1 đã báo cáo với Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến về kế hoạch thành lập phố đi bộ Bùi Viện - nơi được mệnh danh là "phố Tây" giữa lòng Sài Gòn với rất nhiều du khách nước ngoài thường xuyên lui tới.
Theo kế hoạch thí điểm của UBND Q.1, đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) sẽ cấm xe từ 19h tới 2h sáng hôm sau trong các ngày thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần. Trong khoảng thời gian trên, các hộ kinh doanh được phép buôn bán trên vỉa hè, còn lòng đường sẽ dành cho người đi bộ.
UBND Q.1 cho biết sẽ cải tạo, chỉnh trang vỉa hè trên tuyến đường này và lắp đặt camera trên toàn tuyến, kết hợp với lực lượng chức năng chuyên nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý những sự cố an ninh, quyết không để xảy ra tình trạng chèo kéo du khách gây mất thiện cảm với bạn bè quốc tế.
Về đề án này, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đề nghị UBND Q.1 sớm hoàn thành công tác tổ chức phố đi bộ Bùi Viện và khai trương trước ngày 30/4. Ông Tuyến cũng giao Sở GTVT có phương án phân luồng giao thông, đặt lại các biển báo giao thông qua khu vực này.
Cũng trong buổi làm việc, UBND Q.1 đã đề xuất lên UBND TP.HCM về một số vỉa hè có thể cho phép người bán hàng rong buôn bán tập trung, là vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm, vỉa hè đường Chu Mạnh Trinh và công viên Bách Tùng Diệp. Chẳng hạn với vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm dài 40m, rộng 5m, UBND Q.1 lên kế hoạch sử dụng toàn bộ chiều dài này và lấy 3m chiều rộng để sắp xếp cho các hộ kinh doanh.
UBND Q.1 cho biết những hộ tham gia buôn bán theo đề án này là những hộ nghèo hay cận nghèo trên địa bàn quận. Tất cả những người tham gia buôn bán cũng được tập huấn kỹ về tác phong bán hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm,...
Theo Danviet
TP.HCM: Giữa tháng 7 khai trương phố đi bộ Bùi Viện Giữa tháng 7, khu phố tây Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) sẽ chính thức trở thành phố đi bộ với thời gian hoạt động từ 19h tối thứ Bảy đến 2h sáng Chủ nhật hàng tuần. Chiều 8.6, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai đề án phố đi...