Phố nào ở Hà Nội có duy nhất một số nhà?
Hà Nội có nhiều tuyến đường, con phố độc đáo thu hút sự tò mò của nhiều du khách.
Ảnh: Hoàng Đông.
1. Phố nào ở Hà Nội nổi tiếng với bức tường vẽ tranh bích họa?
Phố Phùng Hưng
Phố Bà Triệu
Phố Hàng Trống
Phùng Hưng là con phố hút khách du lịch bởi được mệnh danh là con đường bích họa của thủ đô. Tại đây, mỗi khoảng tường sẽ được trang trí bởi một bức tranh nhắc về Hà Nội như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột…
Ảnh: The_prabster.
2. Phố nào nhộn nhịp về đêm bậc nhất Hà Nội?
Phố Đinh Lễ
Phố Tạ Hiện
Phố Hàng Bài
Tạ Hiện là một trong những khu phố đêm náo nhiệt nhất Hà Nội. Con phố này tập trung các cửa hàng ăn uống, giải khát và nhiều hoạt động âm nhạc sôi động phục vụ du khách dạo chơi đêm.
Ảnh: Editor.baeji.
Video đang HOT
3. Phố nào ở Hà Nội có duy nhất một số nhà?
Phố Hỏa Lò
Phố Phùng Hưng
Phố Tạ Hiện
Khác với những tuyến phố khác, Hỏa Lò độc đáo bởi chỉ có một số nhà. Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò là địa chỉ duy nhất nằm trên con phố này. Phía bên đường còn lại là bức tường của trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Ảnh: Nhat_bun.
4. Phố nào ngắn nhất ở Hà Nội?
Phố Hồ Hoàn Kiếm
Phố Đông Các
Phố Bà Triệu
Với chiều dài 52 m, Hồ Hoàn Kiếm được cho là con phố ngắn nhất Hà Nội. Phố Hồ Hoàn Kiếm nối phố Cầu Gỗ với phố Đinh Tiên Hoàng. Bạn có thể thấy con phố này khi đi dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm.
Ảnh: Thuhoai3012.
5. Phố nào dài nhất ở Hà Nội?
Phố Tràng Tiền
Phố Bà Triệu
Phố Thụy Khuê
Phố Thụy Khuê có chiều dài khoảng 3,3 km. Đây là con phố dài nhất Hà Nội, bắt đầu từ phố Quán Thánh và kết thúc tại đường Lạc Long Quân. Đây cũng là nơi tập trung những công trình cổ xưa, thu hút du khách.
Ảnh: Genie.inabox.
6. Con đường nào ngắn nhất ở Hà Nội?
Đường Trần Nhân Tông
Đường Trường Chinh
Đường Thanh Niên
Được mệnh danh là một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội, đường Thanh Niên có chiều dài ngắn nhất thủ đô với 992 m. Con đường nằm giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, nổi bật với hàng cây phượng đỏ.
Ảnh: Thư Trần.
7. Con đường nào dài nhất Hà Nội?
Đường Giải Phóng
Đường Nguyễn Văn Linh
Đường Lê Duẩn
Đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc quận Long Biên có chiều dài 5,7 km. Tuyến đường có lượng phương tiện lưu thông rất lớn, nhất là ôtô tải, xe container. Do đó, tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra ở đây.
Gỡ rào cản, Hà Nội sẵn sàng sống về đêm
Các địa điểm tham quan quen thuộc như Nhà tù Hỏa Lò, ền Ngọc Sơn, Hoàng Thành Thăng Long...
Đều đang được xây dựng các tour du lịch vào buổi tối, song song với việc mở cửa ban ngày. Trong đó, quận Hoàn Kiếm sẽ là khu vực lõi với ề án phát triển kinh tế đêm cho Thủ đô.
Phố đêm Tạ Hiện
Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Mục tiêu của Đề án trên là khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Đề án sẽ giúp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế đêm của các thành phố có lợi thế về du lịch như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...
Ông Đào Ngọc Vinh, Cty Du lịch Đ.T.V cho biết, các sản phẩm du lịch của chúng ta chủ yếu chỉ tập trung từ 7 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Nhưng khung giờ du khách tiêu nhiều tiền nhất là từ 18 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau, đến nay vẫn chưa được phát triển. Riêng tại Hà Nội, ngoài thưởng thức bia hơi phố cổ, đi bar, đi ăn đêm còn lại không biết làm gì.
Thực tế cho thấy, tại Hà Nội, không có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội phục vụ người dân, du khách. Ngoài chương trình biểu diễn của các nhà hát truyền thống như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long..., các hoạt động khác gần như chỉ mang tính thời vụ, hoặc diễn ra vào các dịp lễ.
Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhằm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số thành phố, khu du lịch lớn.
Trước đó, tại Hà Nội, một số hoạt động du lịch đêm được triển khai. Một số hàng quán khu vực quận Hoàn Kiếm được mở thí điểm đến 2 giờ sáng để phục vụ du khách. Kết quả bước đầu khá tích cực.
Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết thêm, đối với các sản phẩm du lịch đêm, Hà Nội đã có tour du lịch đêm tại Nhà tù Hỏa Lò mang tên: "Đêm thiêng liêng sáng ngời tinh thần Việt". Tour du lịch này nằm trong gói kích cầu du lịch của Hà Nội. Khác với tour ban ngày, tour đêm thăm quan Hỏa Lò được bố trí ánh sáng, âm thanh điểm nhấn từng không gian. Không gian nhà tù tăm tối, ngột ngạt với ánh sáng le lói hắt xuống cùng âm thanh được tái hiện giúp du khách cảm nhận chân thực về sự khắc nghiệt của nhà tù thực dân.
Tới đây, Hà Nội cũng sẽ có thêm một tour du lịch đêm nữa ở Hoàng Thành Thăng Long, chương trình tour đang được xây dựng và dự kiến sẽ giới thiệu trong thời gian gần nhất. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ sẽ được cụ thể hóa bởi Đề án của từng địa phương, trong đó có Hà Nội.
Khởi động kinh tế đêm từ phố cổ
Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn cho biết, quận Hoàn Kiếm với vị trí là trung tâm văn hóa, kinh tế, trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch thành phố và là trung tâm nội đô lịch sử Thủ đô có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát huy giá trị nên việc phát triển kinh tế đêm đồng bộ với hoạt động kinh tế toàn diện là tất yếu. Quận Hoàn Kiếm đã có riêng Đề án phát triển kinh tế ban đêm.
Theo đề án này, các hoạt động kinh doanh dịch vụ được tổ chức không giới hạn thời gian hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần, trừ một số ngành nghề kinh doanh có quy định về thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật.
TS Trần Thị Thu Hương - Phó trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, kinh tế ban đêm đang dần được coi là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới thông qua thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh mới, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, đóng góp không nhỏ vào ngân sách.
Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) Phạm Hải Quỳnh lưu ý thêm, để kinh tế đêm thực sự là "đòn bẩy" cho du lịch khi dịch bệnh cơ bản được khống chế và tiến tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần đặt và lấy lợi ích của cộng đồng làm tiêu chí để quy hoạch. Ngoài ra, để phát triển kinh tế ban đêm bài bản, chuyên nghiệp, cần có kế hoạch cũng như quy chế rõ ràng, cụ thể cho cộng đồng tham gia vào phát triển, gắn liền với quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá thể trong đó.
Theo phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm, thí điểm kinh doanh đến 2 giờ sáng cũng đã có những kết quả khả quan. Cụ thể từ tháng 9/2016 đến nay, có 65 cơ sở kinh doanh đủ điều kiện và đăng ký tham gia (khu phố cổ: 31 cơ sở); Doanh thu khoán bình quân một tháng trong năm 2017 của các cơ sở tham gia thí điểm tăng 55% so với năm 2016, năm 2018 tăng 30% so với năm 2017, năm 2019 tăng 10% so với năm 2018.
Trở về thế kỷ XX với biệt thự nhà vườn duy nhất giữa lòng Phố cổ Nằm giữa trung tâm Phố cổ Hà Nội, biệt thự cổ tại số 6 Đinh Liệt là công trình hiếm hoi vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc xa xưa với khoảng trời sân vườn và những nét độc đáo của kiến trúc Pháp. Khác hẳn với sự bộn bề, tấp nập của con phố nhộn nhịp bậc nhất Hà Nội, bất cứ...