Phô mai làm từ sữa tươi bị thu hồi vì nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria
Một công ty Canada đang thu hồi phô mai làm từ sữa tươi, chưa tiệt trùng vì có khả năng nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Công ty Les Dépendances tại Quebec, đã ban hành việc thu hồi phô mai sữa tươi Coulommiers của Dongé. Theo thông báo thu hồi của Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) công ty không báo cáo số lượng phô mai là bao nhiêu.
Sản phẩm phô mai sữa tươi bị thu hồi. Ảnh: FSN
Người tiêu dùng nếu mua sản phẩm thu hồi này không nên sử dụng và liên hệ ngay với cửa hàng bán lẻ. Sản phẩm phô mai sữa tươi Coulommiers của Dongé trong các gói 500 gram, nhãn cho UPC số 8 31014 41211 0, hạn sử dụng là trước ngày 12 tháng 7 năm 2019 và rất nhiều số MA010419CO.
Trước đó vào tháng 4/2019, Ban Thư ký Mạng lưới cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) gửi cảnh báo tới cơ quan chức năng của Việt Nam về việc sản phẩm phô mai nhập khẩu từ Pháp nhiễm E.coli O157:H7 và cơ quan quản lý của Pháp đã yêu cầu thu hồi các sản phẩm bị ảnh hưởng.
Sản phẩm phô mai nhập khẩu từ Pháp có tên thương mại là Hardy Affineur. Tên sản phẩm bị thu hồi nhập khẩu về Việt Nam là Valencay Aoc Affine Hardy.
Thực phẩm bị nhiễm Listeria monocytogenes có thể không nhìn hoặc ngửi thấy mùi nhưng vẫn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến tính mạng. Bất cứ ai đã ăn bất kỳ sản phẩm bị thu hồi và có các triệu chứng nhiễm trùng Listeria nên tìm cách điều trị y tế và nói với bác sĩ của họ về khả năng tiếp xúc với Listeria.
Ngoài ra, ai đã ăn bất kỳ sản phẩm bị thu hồi nào cũng nên tự theo dõi các triệu chứng trong những tuần tới vì có thể mất tới 70 ngày sau khi tiếp xúc với Listeria để phát hiện các triệu chứng của bệnh listeriosis.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria có thể bao gồm nôn mửa, buồn nôn, sốt kéo dài, đau cơ, nhức đầu dữ dội và cứng cổ. Các xét nghiệm cụ thể trong phòng thí nghiệm được yêu cầu để chẩn đoán nhiễm khuẩn Listeria, vì bệnh do nhiễ khuẩn này có triệu chứng giống các bệnh khác.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ và những người như bệnh nhân ung thư bị suy yếu hệ thống miễn dịch đặc biệt có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, nhiễm trùng đe dọa tính mạng và các biến chứng khác. Mặc dù phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh chỉ có thể gặp các triệu chứng nhẹ, giống như cúm, nhưng nhiễm trùng của họ có thể dẫn đến sinh non, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí là thai chết lưu.
Thanh Vân
Theo FSN/vietQ
Đi khám thai định kì, người mẹ hoảng hồn khi được bác sĩ thông báo chính bức ảnh siêu âm đã cứu mạng sống của mình
Một chi tiết "chấn động" trên bức ảnh siêu âm đã giúp các bác sĩ kịp thời cứu mạng người mẹ.
Cô Yasmin Randall, một người mẹ 29 tuổi đã được cứu sống nhờ đứa con trong bụng của mình. Bức ảnh siêu âm cho thấy bé Lottie đang phát triển ổn nhưng có một khối u đáng báo động trong bàng quang của cô Yasmin.
Các bác sĩ đã cảnh báo cô Yasmin và chồng cô, anh Carl Ferris, 28 tuổi, rằng sự tăng trưởng của khối u phải được loại bỏ nhưng ca phẫu thuật có thể khiến họ mất con.
Rất may, khi cô Yasmin mang thai 19 tuần, cuộc phẫu thuật đã diễn ra và thành công tốt đẹp, em bé Lottie chào đời tự nhiên bốn ngày sau đó. Ôm con gái bé bỏng của mình trong tay, cô Yasmin cho biết:
"Lottie là một đứa bé kỳ diệu. Không chỉ vì con đã sống sót sau khi tôi phẫu thuật lúc con còn trong bụng, mà Lottie còn đã cứu mạng tôi.
Tôi đã không có triệu chứng ung thư. Tôi sợ phải nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không có lần siêu âm đó".
Nhờ bức ảnh siêu âm mà cô Yasmin biết trong mình đang có một khôi u nguy hiểm
Khi đi siêu âm là lúc cô Yasmin đang mang thai tám tuần, cô cho biết: "Một vài tháng trước đó, tôi đã mang thai ngoài tử cung, nơi phôi thai được cấy vào phần tử cung không đúng. Mặc dù tôi đã đi siêu âm lúc sáu tuần tại một bệnh viện địa phương để kiểm tra phôi thai này có đúng chỗ không, nhưng Carl và tôi muốn yên tâm thêm. Vì vậy, chúng tôi đã trả 65 bảng cho một lần siêu âm riêng".
Yasmin chia sẻ thêm: "Chuyên gia siêu âm cho biết em bé của chúng tôi trông rất ổn. Cả hai chúng tôi đều rất hồi hộp khi thấy trái tim nhỏ bé của con đập nên chúng tôi không hề nhận thấy bác sĩ đã dành thêm thời gian để chụp quét.
Vì vậy, sau khi bác sĩ đã ngồi xuống và nói rằng cô ấy đã nhìn thấy một khối u bên trong bàng quang của tôi, chúng tôi đã bị sốc.
Cô ấy không biết điều đó có nghiêm trọng không nhưng liền khẩn trương giới thiệu tôi đến gặp bác sĩ".
Bức ảnh siêu âm cho thấy bé gái đang phát triển tốt (vòng tròn màu xanh lá cây), đồng thời cũng chỉ ra có một khối u 2cm trên bàng quang của Yasmin (vòng tròn màu đỏ)
Trong vòng một tuần, Yasmin đã được xét nghiệm thêm tại Bệnh viện Đa khoa Southampton (Anh).
Chồng của Yasmin, anh Carl kể lại: "Tôi đã cố trấn an cô ấy, nói rằng có lẽ nó chẳng là gì cả và cả hai chúng tôi đều cố gắng tập trung vào việc có con. Nhưng khi chuyên gia tư vấn nói rằng chắc chắn có một khối u hai cm ở đó, mọi thứ như sụp đổ".
Điều tồi tệ nhất đã đến khi các bác sĩ nói Yasmin sẽ cần phẫu thuật.
Cô Yasmin nhớ lại: "Tất cả những gì tôi có thể nghĩ là về con. Tôi rất buồn khi các bác sĩ cảnh báo tôi có nguy cơ sảy thai.
Không ai có thể nói cho chúng tôi biết nguy cơ lớn như thế nào, vì phẫu thuật trên bàng quang của một phụ nữ mang thai là rất hiếm. Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào vì khối u không chỉ có thể lan rộng mà còn có thể gây ra máu bên trong, gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả tôi và em bé".
Rất may cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u đã thành công và cô đã hạ sinh cô con gái nhỏ Lottie, bốn ngày sau đó
Ở tuần thai thứ 19, cô Yasmin đã được phẫu thuật cắt bỏ bàng quang và khối u đã phát triển thêm một cm nữa.
"Các bác sĩ đã làm tê nửa thân dưới của tôi, điều đó có nghĩa là tôi vẫn tỉnh. Việc loại bỏ khối u thực tế chỉ mất 12 phút nhưng tôi cảm thấy lâu hơn nhiều. Tôi rất nhẹ nhõm khi nó kết thúc và lại nghe thấy nhịp tim của Lottie".
Cặp vợ chồng cho biết 48 giờ sau sinh là rất quan trọng. Yasmin chia sẻ: "Nếu tôi bị sảy thai thì có khả năng nó sẽ xảy ra trong vài ngày sau ca phẫu thuật. Chúng tôi rất vui mừng khi một tuần sau đó, trong lần siêu âm ở tuần thứ 20, cả hai vợ chồng đều thấy đôi tay và chân nhỏ xíu của con.
Tôi cảm thấy rất may mắn vì đã đi siêu âm lần đó. Tôi không thể chờ đợi để nói với Lottie khi bé đã lớn rằng con thậtt đặc biệt và con đã cứu sống tôi như thế nào".
Nguồn: Mirror
Không ngờ đây chính 6 yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ đau tim Cùng tìm hiểu xem những yếu tố nào có thể khiến bạn tăng nguy cơ đau tim. Bạn mắc bệnh tự miễn Theo Nieca Goldberg - bác sĩ tim mạch kiêm Giám đốc y tế của Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Joan H. Tisch tại NYU Langone, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tự miễn dịch như lupus, viêm khớp dạng...