Phố lồng đèn Sài Gòn nhộn nhịp trước Trung thu
Hai tuần trước Trung thu, phố lồng đèn Lương Nhữ Học tấp nập người tới tham quan, chụp hình.
Khoảng hai tuần trước Trung thu (rằm tháng 8 âm lịch), phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học, quận 5, đông đúc người dân tới tham quan, mua sắm, nhất là dịp cuối tuần.
Phố lồng đèn Lương Nhữ Học hình thành hơn nửa thế kỷ, chuyên sản xuất và bán nhiều loại lồng đèn, dụng cụ lân sư rồng… Ngày nay, khoảng 500 m con phố vào dịp Trung thu đều bày đủ loại lồng đèn nhiều sắc màu.
Gian hàng của ông Mười chuyên bán các lồng đèn thủ công bằng giấy kiếng và loại thắp sáng bằng pin với nhiều hình thù, màu sắc.
Hơn 20 năm bán buôn ở phố lồng đèn, năm nay tình hình kinh doanh của ông Mười cũng như nhiều tiểu thương khác ế ẩm hơn hẳn. “Doanh thu giảm gần nửa so với năm ngoái vì ảnh hưởng của Covid-19. Cũng may gần Trung thu tình hình ổn trở lại, khách đến tham quan, mua sắm có đông hơn”, ông cho biết.
Mỗi gian hàng lại có cách trang trí lồng đèn khác nhau và hầu hết chỉ bán một vài loại chính. “Tôi bán ở đây hơn 30 năm nay rồi, chủ yếu là lồng đèn giấy thủ công”, ông Trần Phú nói khi đang ngồi trước cửa nhà trông hàng.
Bà Lý Ngọc Hiền đội trên đầu chiếc mũ cách điệu “hoàn châu cách cách” để thu hút du khách khi bán hàng. Bà cho biết, tuy đông người qua lại nhưng lượng khách chủ yếu tham quan, còn mua đèn và các vật dụng trang trí Trung thu không nhiều.
Các tiểu thương cho hay, năm nay loại lồng đèn bằng giấy do Việt Nam sản xuất bán chạy nhất, với giá khoảng 30.000 đồng một cái. Nhiều loại lồng đèn có kích thước lớn hoặc được chế tác tỉ mỉ có giá hàng trăm nghìn đồng.
Video đang HOT
“Không khí ở phố lồng đèn rất nhộn nhịp. Em đi ngày thường nhưng vẫn khá đông người, nên không dễ có được góc đẹp chụp hình”, Nguyễn Như Quỳnh (quận Thủ Đức) chia sẻ.
Cô gái cười tươi tạo dáng bên những chiếc lồng đèn đủ màu sắc. Năm nay việc chụp ảnh khá thoải mái, các gian hàng không còn để bảng cấm chụp hình như trước.
Đôi bạn Vĩnh Nguyên – Phương Uyên với hai tấm ảnh “check in” vừa được in ngay tại phố lồng đèn.
“Đây là năm đầu tôi ra chơi phố lồng đèn nên thích lắm, thuê cả trang phục để chụp hình. Tôi cũng mua thêm lồng đèn để chủ gian hàng thoải mái cho chụp”, chị Trang (38 tuổi, ở giữa) cho biết.
Cậu bé thích thú nhìn ngắm những chiếc lồng đèn truyền thống sặc sỡ treo lủng lẳng trong nhà.
Sau khi dạo một vòng, anh Phạm Ngọc Anh chọn mua cho con gái chiếc lồng đèn truyền thống.
Con phố trở nên vui tươi hơn với hình ảnh Tôn Ngộ Không xuất hiện mỗi tối và rủ mọi người cùng chụp hình
Phố lồng đèn Lương Nhữ Học mở cửa từ sáng đến tối muộn. Để khám phá khu phố, bạn có thể gửi xe ở dọc đường Trần Hưng Đạo từ khúc giao Triệu Quang Phục đến Châu Văn Liêm, vòng sang Nguyễn Trãi với giá 10.000 – 15.000 đồng rồi đi bộ.
Có một Sài Gòn mỗi ngày thật khác: Giữa xô bồ và hoa lệ, vài khoảng lặng chợt ghé ngang khiến ta càng nhìn càng thương!
Bạn yêu Sài Gòn vì điều gì? Riêng tôi, thành phố này như một tấm gương khổng lồ phản chiếu cuộc sống, mỗi ngày đều đưa con người ta qua những cảm xúc rất khác biệt chứ không hề đơn điệu hay vô vị.
Người ta thường nhắc đến Sài Gòn với hàng loạt danh xưng đại loại như "thành phố hoa lệ", "đô thị nhộn nhịp bậc nhất Việt Nam". Cũng phải thôi, bởi hiếm có nơi nào sở hữu nhịp sống hối hả, tất bật đến nỗi cứ thế cuốn con người ta vào một guồng quay đã định sẵn, khó dừng lại được như ở đây.
Tuy nhiên, nếu bảo chỉ có "hoa lệ" hay "tấp nập" thì cũng oan cho Sài Gòn quá! Thành phố này lấy đi một góc trong trái tim những người con phương xa cũng một phần bởi nét dung dị, bình yên mà chỉ khi ở đây thật lâu ta mới dễ dàng cảm nhận hết.
Sài Gòn đâu chỉ có "tấp nập" hay "hoa lệ". Nơi đây gây nhớ thương còn bởi vài ba khoảnh khắc bình yên thế này!
Nếu là một người yêu thích việc ngắm nhìn Sài Gòn qua những thước ảnh, hẳn bạn sẽ biết đến cái tên Ở Đâu Cũng Chụp - một chàng blogger kiêm nhiếp ảnh gia với những bộ hình ghi lại chân thật bức tranh thành phố mỗi ngày, tại mỗi thời khắc khác nhau. Mới đây, series ảnh mang tên "Sài Gòn mọi ngày" vừa được anh cho ra mắt đã nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng MXH bởi nước màu trầm buồn cùng những khoảnh khắc đắt giá nhất.
"Cất ở nơi đây những thước ảnh ngang, cùng một nét màu đượm buồn chút xíu.
Cất ở nơi đây những khoảnh khắc bất chợt, ở một nơi bất chợt mỗi ngày ghé ngang Sài Gòn.
Cất nơi đây những cảm xúc vô cớ, của những vùng kí ức vô định trôi vội lưng chừng giữa đời.
Ừ thì, xin gửi lại nơi đây mớ cảm xúc lộn xộn, ngổn ngang, chút chút buồn, chút chút già nua.
Rồi cũng chóng vui ngay mà..."
Cũng như nhiều nơi khác, Sài Gòn đang bước vào mùa nắng nóng cao điểm trong tháng 5 khi nhiệt độ ngày nào có khi cũng lên đến 37, 38. Giữa lúc mà con người ta chật vật về chuyện đi ra đường, lúc nào cũng phải thủ sẵn hàng tá lớp áo quần, nón, khẩu trang, găng tay,... bên mình mới an tâm chạy xe. Có một hình ảnh khác thật trái ngược vẫn ngày ngày xuất hiện mà hiếm khi ta để ý đến.
Đó chính là những con người lao động ngày đêm cần mẫn mưu sinh trên mảnh đất "hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo" này. Từ những cụ bà nhặt ve chai, ông chú bán vé số, bà cô bán chổi,... ai cũng đội nắng trên đầu giữa ban trưa với nỗi lo duy nhất rằng hôm nay mình có kiếm đủ số tiền trang trải 3 bữa ăn hay không? Điều đó thật trái ngược với dòng xe tấp nập đang hối hả qua lại xung quanh.
Sài Gòn trái ngược còn ở hình ảnh con ngõ nhỏ vắng bóng người giữa một cung đường nhộn nhịp, những hàng quán bình dân nép mình ngay bên cạnh các nhà hàng sang chảnh, hay những chung cư cũ kỹ cạnh bên loạt cao ốc sừng sững.
Sài Gòn là vậy đó, là bức tranh tập hợp nhiều mảnh ghép với màu sắc và góc độ khác nhau, có khi chúng còn trái ngược đến lạ. Coi vậy chứ thiếu đi một trong số đó thì chẳng còn trọn vẹn hai chữ "Sài Gòn" trong tim nhiều người đâu nhỉ?
'Phố Tây' Hà Nội tấp nập trở lại sau khi dỡ bỏ biện pháp giãn cách Ngay sau khi được phép mở lại, các con 'phố không ngủ' ở Hà Nội như Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến... trở lại nhộn nhịp, đông đúc sau 'kỳ nghỉ COVID-19' kéo dài. Bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/9, tất cả quán karaoke, bar, club tại Hà Nội được mở cửa hoạt động trở lại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam ) (Ảnh:...