Phó giáo sư gốc Việt sản xuất ra “siêu vật liệu – lấy rác dọn rác”: Tôi muốn đem công nghệ về Việt Nam, vì tôi là người Việt Nam
“Đem công nghệ về cho người Việt mình trước. Mặc dù các công ty Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn hơn rất nhiều” – PGS.TS Dương Minh Hải tâm sự.
PGS.TS Dương Minh Hải bắt đầu nghiên cứu aerogel sau khi làm nghiên cứu về carbon nanotube. Anh chia sẻ với Trí thức trẻ: “Việc nghiên cứu aerogel đến với tôi cũng tình cờ thôi. Đó là khi tôi đang tìm hướng nghiên cứu độc lập cho bản thân vào năm 2010, thời điểm mới bắt đầu làm cho NUS. Một hôm, tôi muốn bỏ rác nhưng không tìm thấy thùng rác, nhân viên vệ sinh cười nói: “ Sao bỏ đi mà không tái chế?”. Tôi chợt nghĩ, tại sao mình không tận dụng cơ hội đó – tái chế rác thải? Tôi chia sẻ với đồng nghiệp, lúc đó thì họ nghĩ là tôi nói chơi thôi.
Một lần khác, tôi đi biển, thấy rác trên bờ rất nhiều, và dầu thải bám đầy xung quanh đó. Tôi nghĩ: “Tại sao không dùng chính rác này để chống ô nhiễm dầu loang? Lấy độc trị độc, lấy rác dọn rác, lấy rác thải môi trường để xử lý chính dầu loang ra môi trường?”.
Ý tưởng sử dụng chất thải giấy xuất hiện trong đầu tôi khi tôi nhìn thấy có người ném giấy bừa bãi. Tôi cảm thấy đó là một thách thức. Để xem tôi có thể làm gì với giấy. Chất thải giấy có ở mọi nơi. Tôi muốn sử dụng chất thải này để xử lý ô nhiễm môi trường. Khi tôi gặp một người bạn – Tiến sĩ Steven Steiner – một nhà nghiên cứu aerogels ở MIT, Mỹ, cậu ta hỏi: “Sao không biến rác thành aerogel đi. Aerogel là vật liệu “hot” thế kỷ 21 đó”.
Năm 2016, nhóm nghiên cứu của tôi đã tạo ra aerogel cellulose đầu tiên trên thế giới làm từ chất thải giấy – có khả năng phân hủy sinh học, không độc hại, linh hoạt và cực kỳ mạnh và không thấm nước. Đây là vật liệu lý tưởng cho các ứng dụng như làm sạch dầu tràn, cách nhiệt cũng như đóng gói. Nó có thể được sử dụng làm vật liệu phủ để phân phối thuốc và làm vật liệu thông minh cho các ứng dụng y sinh khác nhau”.
PGS Dương Minh Hải bắt đầu làm việc với GS.TS Phan Thiện Nhân – nhà đồng sáng lập của nhóm nghiên cứu từ năm 2016. Nhóm nghiên cứu việc tái sử dụng các loại rác thải để sản xuất aerogel cho ứng dụng công nghệ. Vật liệu này có thể trở thành lớp lót cho áo chống cháy và mặt nạ hấp thụ carbon dioxide có thể được sử dụng khi có hỏa hoạn; sử dụng làm vật liệu cách nhiệt và cách âm tốt hơn trong các tòa nhà; và làm sạch dầu tràn.
Video đang HOT
Aerogel được coi là siêu vật liệu, bởi chúng là một trong những vật liệu nhẹ nhất thế giới, có độ xốp cao và khả năng hấp thụ mạnh, độ dẫn nhiệt cũng thấp. Nhưng ban đầu, chúng không được sử dụng rộng rãi bởi các ngành công nghiệp, vì chi phí quá cao. Sản xuất một mẻ mất 7 ngày, sử dụng rất nhiều dung môi độc hại, không có sẵn trên thị trường và đắt đỏ. Ứng dụng của aerogel tại thời điểm đó cũng không hề đa dạng.
Anh Dương Minh Hải từng phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở Mỹ: “Nếu aerogel không khắc phục được những nhược điểm này thì chỉ nằm trong phòng thí nghiệm mà thôi, không thể sản xuất đại trà được”. Từ đó, anh Hải tiên phong sử dụng các vật liệu khác, không phải silica để sản xuất aerogel, và mạnh dạn dùng các phương pháp chế tạo mới để thành công.
Anh Hải chia sẻ, nhiều phát minh sáng chế, thực ra lại đến từ các bạn sinh viên năm bốn, Khoa Cơ khí của NUS. “Các bạn không có nhiều kiến thức về hóa học và vật liệu, nhưng lại thực sự muốn làm những điều thiết thực, thay vì cắm đầu học để có điểm luận văn cao. Các bạn ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và cuối cùng lại thành công hơn mong đợi, thậm chí là làm tốt hơn cả các nghiên cứu sinh và tiến sĩ” – anh Hải nói.
“Nếu muốn dẫn dắt học trò, hãy truyền cảm hứng cho họ, và đừng tập trung quá và nghiên cứu trên giấy. Họ sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có nghiên cứu mang tính ứng dụng” – anh Hải nói.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu của anh Hải đang triển khai việc tái chế rác thải điện từ, để tạo ra aerogel kim loại. Anh cũng đang xây dựng 2 thử nghiệm ở NUS để sản xuất aerogel bản rộng và thử nghiệm sản xuất aerogel ưu việt và bền vững hơn, giá thành thấp hơn so với các sản phẩm thông thường. Nhiều công ty đã đặt hàng nên anh Hải không cho biết thông tin chi tiết hơn.
Hơn hàng trăm công ty trên thế giới như 3M, MapleTree… đã liên hệ với tôi để mua công nghệ sản xuất. Mới đây nhất là các công ty ở Canada, New Zealand, Anh, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia va Singapore đã có lời đề nghị với nhóm nghiên cứu.
Năm 2019, DPN Aerogels Việt Nam đã mua 3 công nghệ (bông aerogel từ chất thải vải, aerogel PET từ chất thải nhựa và aerogel cao su từ chất thải lốp xe hơi) để sản xuất tại Việt Nam. Nhà máy đang hoàn thiện và đi vào sản xuất ở Tiền Giang với sự hợp tác của Trường đại học Bách Khoa. Sản phẩm sẽ bán ra thị trường đầu năm 2021.
“Tôi muốn đem công nghệ về Việt Nam vì tôi là người Việt Nam. Đem công nghệ về cho người Việt mình trước. Mặc dù các công ty Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn hơn rất nhiều” – nhà nghiên cứu này tâm sự.
Covid-19: Hỗ trợ gần 800 người Việt "mắc kẹt" tại sân bay về nước
Những ngày qua xảy ra tình trạng người Việt bị "mắc kẹt" tại các sân bay nước ngoài do đường bay quốc tế bị hủy mà không được báo trước.
Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ đưa về gần hết những người bị kẹt tại các sân bay, đến nay còn khoảng 40 người.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 26/3 lần đầu tiên diễn ra theo hình thức trực tuyến do dịch Covid-19, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong các ngày 21 - 25/3, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước hỗ trợ khoảng 800 công dân về nước an toàn. Đến nay, còn khoảng 40 công dân bị "kẹt" tại các sân bay quốc tế nước ngoài. Các cơ quan đại diện Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không quốc tế, cơ quan chức năng sở tại, đảm bảo chăm sóc y tế, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, hỗ trợ tìm chỗ ở tạm thời cho các công dân và hỗ trợ tìm kiếm, thu xếp các chuyến bay phù hợp về Việt Nam.
Trước đó, chiều 25/3, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, số công dân ở nước ngoài có nhu cầu về nước đã đăng ký với cơ quan đại diện tại 19 nước trong những ngày qua là hơn 4.000 người. Trong số này, đáng chú ý, có những du học sinh dưới 18 tuổi. Trường học của những du học sinh này đã nghỉ vì dịch nên không có nơi ở và sẽ là những trường hợp ưu tiên trong tính toán đưa về.
Tại cuộc họp, Trưởng ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Bộ Ngoại giao, Y tế, Giao thông và Quân đội phối hợp nhịp nhàng, làm tốt công tác bảo hộ công dân, đưa người Việt, chủ yếu là các du học sinh bị kẹt ở các sân bay quốc tế về nước.
Trước đó, hôm 24/3, ngay sau khi nhận được thông tin khoảng 100 công dân Việt Nam trên đường về nước bị "kẹt" khi quá cảnh tại các sân bay quốc tế của Thái Lan và Singapore, Bộ Ngoại giao đã vào cuộc. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Singapore, Thái Lan đã kiên trì trao đổi với các hãng Hàng không Singapore Airlines và Thái Airways, đưa các công dân về đến Việt Nam ngay trong ngày.
Nhóm sinh viên Việt Nam bị mắc kẹt tại sân bay Dallas.
Ngày 21/3 và 22/3 (giờ Hoa Kỳ), khoảng 40 người Việt Nam trong đó có nhiều du học sinh kêu cứu khi bị mắc kẹt tại sân bay Dallas (Hoa Kỳ) do các chuyến bay về Việt Nam quá cảnh ở Narita (Nhật Bản) ngày hôm đó bị hủy. Họ được Lãnh sự quán Việt Nam tại TP.San Francisco bảo lãnh và trợ giúp tìm kiếm chuyến bay. 30 người đã đổi được vé máy bay về Việt Nam quá cảnh tại Hong Kong (Trung Quốc). Những người còn lại được thu xếp nơi ở tạm an toàn và tiếp tục được trợ giúp tìm chuyến bay khác để về Việt Nam sớm nhất có thể.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ hỗ trợ hơn 220 người Việt về nước chỉ vài giờ trước khi lệnh đóng cửa biên giới của Chính phủ Ấn Độ có hiệu lực. Đó là những người đi hành hương, đi học thiền, học Yoga, người lao động và sinh viên Việt Nam ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ. Chuyến bay của họ đã kịp cất cánh lúc 0h ngày 22/3 và hạ cánh an toàn tại Hà Nội.
Ngày 19/3, 46 người bao gồm cả du học sinh và người đang làm việc ở châu Âu đã bị mắc kẹt khi chuyến bay của họ bị hủy vào phút chót. Họ xuất cảnh khỏi nước Pháp nhưng không thể lên máy bay. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã làm việc, phối hợp với Vietnam Airlines, hãng Air France và các hãng hãng hàng không khác để thu xếp chuyến bay, đưa các công dân này về nước an toàn.
Trước đó, để đảm bảo an toàn và sức khỏe của công dân, tránh những khó khăn trong quá trình di chuyển, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam hạn chế tối đa đi lại giữa các nước và về Việt Nam trong thời điểm hiện nay, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của nước sở tại, thường xuyên kiểm tra, cập nhật quy định của nước sở tại và các hãng hàng không, đảm bảo có đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để thực hiện chuyến đi (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe nếu có). Trường hợp không có đầy đủ giấy tờ cần thiết có thể bị phía nước ngoài từ chối cho quá cảnh hoặc xuất nhập cảnh.
Trường hợp cần trợ giúp, công dân liên hệ theo số đường dây nóng bảo hộ công dân được đăng tải trên website chính thức của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự là: 84.981.84.84.84.
Số ca nghi nhiễm cao nhất trong tuần Tính đến 8h ngày 21/3, cả nước có 196 người nghi ngờ nhiễm nCoV và hơn 36.000 người từ vùng dịch về được theo dõi sức khỏe. Đây là con số nghi nhiễm cao nhất trong tuần. Trong số này, có 184 người mới cách ly trong ngày, 12 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi. Số liệu do Trung tâm Đáp ứng...