Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng gây thất thoát 600 triệu đồng
Năm 2019, Hoàng Văn Trực là Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái công vụ, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước với số tiền hơn 600 triệu đồng.
Ngày 13/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Văn Trực, SN 1977 là cán bộ Ban Quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoản 2, Điều 356 Bộ Luật hình sự.
Cơ quan An ninh điều tra tống đạt các quyết định tố tụng đối với Hoàng Văn Trực (người đứng giữa).
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Năm 2019, Hoàng Văn Trực là Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang có trụ sở tại Tổ 9, phường Quang Trung, TP Hà Giang. Trong quá trình tổ chức thực hiện phương án thí điểm giao khoán, gắn biển cây gỗ nghiến để quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái công vụ, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước với số tiền hơn 600 triệu đồng.
Bước đầu, Hoàng Văn Trực đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình. Vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Chiều nay tuyên án 38 bị cáo vụ Việt Á
Chiều nay (12/1), TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án đối với 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và một số địa phương.
Video đang HOT
Toàn cảnh phiên tòa vụ Việt Á.
Các bị cáo bị xét xử với 5 nhóm tội: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Theo cáo trạng, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc rồi lây lan sang một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Việt Á được giao triển khai đề tài nghiên cứu kit test Covid-19, kinh phí gần 19 tỉ đồng, trích từ ngân sách Nhà nước.
Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Trong quá trình thực hiện, các bị cáo tại Công ty Việt Á, Bộ Y tế, Bộ KH&CN và một số đơn vị đã có hàng loạt sai phạm, biến kết quả nghiên cứu về kit test Covid-19 từ tài sản Nhà nước thành tài sản tư nhân.
Công ty Việt Á sau đó sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; thu lợi bất chính hơn 1.235 tỉ đồng.
Để có thể thuận lợi "chen chân" vào đề tài nghiên cứu, được nghiệm thu, cấp phép lưu hành rồi phân phối kit test, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt bỏ ra hơn 106 tỉ đồng hối lộ các quan chức.
Người nhận nhiều nhất là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (2,25 triệu USD), cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương Phạm Duy Tuyến nhận 27 tỉ đồng, cựu Phó vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) nhận 350.000 USD...
Cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh.
Tổng giám đốc Công ty Việt Á cũng chi hàng chục tỉ đồng nhằm "cảm ơn" một số quan chức đã đưa ra quyết định trái pháp luật, có lợi cho công ty. Trong đó, cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhận 200.000 USD; cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng nhận 100.000 USD...
Để bán được nhiều kit test tại nhiều địa phương, cơ sở y tế, Công ty Việt Á có chủ trương ứng kit test trước cho các đơn vị này sử dụng, sau đó mới hợp thức hồ sơ đấu thầu. Khi hợp thức, Công ty Việt Á chi phần trăm ngoài hợp đồng cho lãnh đạo các đơn vị, tổng số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng.
Trong bản luận tội, Viện kiểm sát đánh giá vụ án nàylà điển hình của lợi ích nhóm, tham nhũng có hệ thống, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo cho thấy sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ công chức, làm giảm sút lòng tin của người dân.Có 36/38 bị cáo được đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án dưới khung truy tố.
Phan Quốc Việt tại tòa.
Trong nhóm tội nhận hối lộ, cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long là người duy nhất bị đề nghị mức án nằm trong khung truy tố (19 - 20 năm tù).
Nhóm tội danh đưa hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng: Phan Quốc Việt là người duy nhất bị đề nghị mức án trong khung truy tố (mỗi tội 15 - 16 năm tù, tổng hợp hình phạt 30 năm tù). Các bị cáo còn lại đều được đề nghị thấp hơn khung truy tố.
Cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh bị đề nghị 3 - 4 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng bị đề nghị 5 - 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bắt giữ cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ Tối 14/12, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an vừa thông tin với Báo CAND về việc bắt giữ cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ. Theo đó, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đang thụ lý, điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất...