‘Phố Đông’ Sài Gòn khi nào cất cánh
Để triển khai dự án đầu tư tại Khu đô thị Thủ Thiêm đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn trong khi khả năng thu hồi vốn chậm do phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển khu trung tâm tài chính – ngân hàng, dịch vụ, thương mại. Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Báo Người Tiêu Dùng với Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam về vấn đề này.
* Dưới góc nhìn một chuyên gia, ông nhận xét gì về tương đồng giữa Thủ Thiêm và phố Đông tại Thượng Hải không?
- Thật ra tôi biết dự án này cách đây khoảng 10 năm và nhìn thấy quyết tâm của thành phố rất cao vào thời điểm đó để đến bây giờ chọn ra phương án kiến trúc tốt nhất cho Thủ Thiêm. Rõ ràng UBND thành phố đã chuẩn bị rất kỹ càng về mặt quy hoạch. Theo quan sát của tôi và Savills thì thấy rằng Thủ Thiêm cũng giống như là phố Đông của Thượng Hải. Khi sơ khởi thì phố Đông Thượng Hải cũng giống như Thủ Thiêm bây giờ. Nếu tính từ trung tâm thành phố là Nhà thờ Đức Bà hoặc Bưu điện Thành phố, hoặc từ rìa đường Tôn Đức Thắng – Bạch Đằng theo đường chim bay khoảng hơn 1 km, nếu đi xe máy thì khoảng 5-10 phút đến trung tâm Khu đô thị Thủ Thiêm. Như vậy về mặt địa lý địa hình thì rất gần. Do đó chúng ta làm quyết liệt hơn nữa trong việc xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, trong tương lai Thủ Thiêm cũng sẽ là một phố Đông lớn nhất cả nước.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương.
* Tại sao đến giờ này Khu đô thị Thủ Thiêm vẫn chưa được triển khai đồng bộ?
Hiện tại, Thủ Thiêm có khoảng 700-800 ha và cũng đã có những kết nối hạ tầng như hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm từ nhiều hướng khác nhau để chúng ta tiếp cận và cũng đã có một số đường trục băng ngang. Vấn đề là hiện nay chúng ta cần một lượng kinh phí rất lớn để đi trước một bước về cơ sở hạ tầng. Nếu chúng ta đẩy được phần cơ sở hạ tầng thì các chủ đầu tư phải cam kết thực hiện tiến độ, dự án như trong giấy phép đầu tư. Tài chính hiện nay cũng là vấn đề vì một số nhà đầu tư họ được thuận chủ trương để làm dự án nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua và họ cũng mong muốn tìm đối tác hợp sức để cùng phát triển. Trong bối cảnh tình hình kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, nếu tính từ 2007-2014 thì chúng ta mất gần 7 năm và Thủ Thiêm cũng mất gần 10 năm. Trong khi đó dự án phía Nam thành phố phải mất gần 20 năm để phát triển mà chỉ mới được khai thác một nửa quỹ đất được giao.
* Ông nghĩ gì về chính sách lấy đất đổi hạ tầng hiện nay tại Khu đô thị Thủ Thiêm?
Video đang HOT
- Chúng ta cần phải tư nhân hóa trong việc này, vì ngân sách Nhà nước giống như cái bánh, phát triển đô thị càng lớn thì cái bánh càng nhỏ lại. Như vậy việc liên kết giữa tư và công là cần thiết và vấn đề ở đây là cơ chế quản lý như thế nào để phát huy tốt nhất, đặc biệt là giúp cho người dân hưởng lợi từ những chính sách này. Đó là công việc của những nhà quản lý, các nhà làm luật và nhà làm chính sách.
Một dự án bất động sản ở Thủ Thiêm.
* Hiện nay, giữa cam kết và thực tế triển khai hạ tầng thì còn nhiều hạn chế và rất chậm so với trong đồ án. Ông có ý kiến gì về tốc độ thi công như hiện nay?
- Theo tôi, nếu chúng ta muốn Thủ Thiêm trở thành điểm sáng của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung thì cần quyết liệt hơn nữa, bằng nhiều biện pháp khác nhau về mặt hành chính, mặt kinh tế cũng như cần có những chế tài để triển khai. Bản thân Savills rất hãnh diện khi nói với nhà đầu tư nước ngoài rằng Thủ Thiêm sẽ là phố Đông trong tương lai. Và vấn đề là sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào vấn đề ý chí của chính quyền địa phương cũng như cam kết của các nhà đầu tư. Trong khi đó, ở phía Nam thành phố, chủ đầu tư chủ động về thiết kế vừa chủ động về tài chính nên họ phân kỳ đầu tư được và phát triển các hạng mục đầu tư nhanh chóng.
* Nhiều ý kiến cho rằng, thành phố vẫn chưa giao toàn quyền cho Ban quản lý Thủ Thiêm vì vậy nhà đầu tư còn phải qua nhiều cửa về thủ tục hành chính, đây có phải là điểm hạn chế thu hút đầu tư thưa ông?
- Hầu hết các ban quản lý là đại diện cho chủ đầu tư, trong trường hợp này là UBND thành phố. Vấn đề hiện nay là chúng ta chia Khu đô thị Thủ Thiêm thành quá nhiều dự án thành phần nên việc kiểm soát như thế nào mới là quan trọng và hiệu quả. Làm sao có thể kiểm soát chủ đầu tư về khả năng tài chính, về năng lực, về tiến độ mới là tiên quyết. Hiện quy hoạch đã có nhưng việc phát triển hạ tầng vẫn còn chậm và chưa được đầu tư đúng mức.
* Thủ Thiêm là khu đô thị kiểu mẫu, điển hình mang tầm quốc tế mà tại sao không giao cho một nhà đầu tư tầm cỡ nào đó của nước ngoài thay vì giao cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước triển khai thiếu sự đồng bộ?
- Đứng trên quan điểm của một người làm quy hoạch, cũng như quản lý kinh tế, tôi thấy rằng khu Nam là khu phát triển về mặt kinh tế và thương mại nên mang tính kinh tế nhiều hơn. Thủ Thiêm được xem là Trung tâm hành chính, thương mại của thành phố. Do đó, chúng ta nhận thấy rằng về mặt quản lý nhà nước sẽ được chú trọng hơn. Vì vậy Thủ Thiêm sẽ là trung tâm hành chính, là bộ mặt chính trị của thành phố tương lai. Ví dụ Chính phủ Singapore họ cũng quản lý dự án mang tính quốc gia, do đó các đô thị của họ phát triển cực thịnh và trở thành mô hình kiểu mẫu tại khu vực. Với bối cảnh chúng ta còn đang học hỏi nhiều ở các nước trong khu vực, do vậy về mặt quản lý nhà nước chúng ta làm thật chặt chẽ và quyết liệt hơn để Khu đô thị Thủ Thiêm sẽ phát triển vượt bậc, sánh ngang với các đô thị hàng đầu khu vực.
* Xin cảm ơn ông!
Theo Người tiêu dùng
Húc xe taxi, xe tải chở gạch tông gãy trụ đèn
Sau khi va chạm với chiếc taxi đang ôm cua trên đường Mai Chí Thọ, đoạn trước trạm thu phí Thủ Thiêm, Q. 2, TP.HCM, chiếc xe tải chở gạch đã chồm lên dải phân cách, húc đổ trụ đèn chiếu sáng.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15 giờ chiều ngày 24-8, chiếc xe tải BKS 54Z-8036 (chưa rõ danh tính người điều khiển), chạy trên đường Mai Chí Thọ, hướng từ Q.2 đi Q.1, TP.HCM.
Hiện trường vụ tai nạn.
Khi tới nút giao thông trước trạm thu phí Thủ Thiêm (P. Thủ Thiêm, Q. 2), thì bỗng nhiên mất lái, tông vào chiếc xe taxi BKS 60A-117.30 do tài xế Vũ Ngọc Yên điều khiển về hướng Q.8, trên xe chở theo một người phụ nữ.
Sau khi va chạm, chiếc xe chở gạch đã lao lên dải phân cách, và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ đèn chiếu sáng.
Tại hiện trường, đầu chiếc xe bị biến dạng hoàn toàn, nhiều mảnh vỡ văng tung tóe. Tài xế may mắn thoát nạn.
Chiếc xe bị hư hỏng nặng sau khi va chạm với taxi và húc đổ trụ đèn chiếu sáng.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Tổ xử lý tai nạn cùng với lực lượng chức năng P. Thủ Thiêm đã có mặt tại hiện trường để điều tiết giao thông, tránh ùn tắc.
Sau khoảng hai giờ, các phương tiện liên quan đã được di dời khỏi hiện trường. Nguyên nhân vụ tai nạn hiện đang được làm rõ.
Tin và ảnh: Nguyễn Tân
Theo_PLO
Tuyến metro số 2 của TP HCM bị đội vốn 800 triệu USD Tăng vốn từ 1,3 lên 2,1 tỷ USD, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có nguy cơ trễ hẹn 3 năm nếu phải thực hiện dự án lại từ đầu theo Luật Xây dựng mới. Ngày 16/7, tại cuộc họp về tiến độ thực hiện các tuyến metro trên địa bàn TP HCM do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải...