Phó đoàn ĐBQH TP Cần Thơ can thiệp hoãn thi hành cưỡng chế?
Bà Trương Thị Xuân Phượng (SN 1960) ở phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ vừa có đơn khiếu nại yêu cầu cơ quan thi hành án quận Ninh Kiều bồi thường thiệt hại do cơ quan này không giao tài sản đúng quy định.
Bà Phượng cho biết, năm 2013 bà đã mua trúng đấu giá lô tài sản trang thiết bị đã qua sử dụng gồm, tủ, giường, bàn, ghế, tivi, tủ lạnh, máy giặt… của bà Đặng Hồng Bé – chủ nhà hàng khách sạn 65 Hùng Vương, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ – với số tiền trên 1,4 tỷ đồng, từ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc sở Tư pháp TP Cần Thơ.
Công văn đề nghị tạm hoãn cưỡng chế thi hành án trong vòng 48 giờ đồng hồ do ông Huỳnh Văn Tiếp ký.
Ngày 9/6/2014, bà Phượng đã đóng đủ tiền cho cơ quan này. Cũng trong ngày 9/6/2014, Trung tâm bán đấu giá tài sản ra văn bản số 564 đề nghị Chi cục thi hành án dân sự quận Ninh Kiều đến nhận tiền, tiến hành giao tài sản cho người mua và thanh lý hợp đồng. Nhưng sau đó bà Phượng vẫn không được nhận tài sản mà mình đã mua.
Mãi đến 19/9/2014, chấp hành viên Chi cục Thi hành án mới ra quyết định cưỡng chế giao tài sản bán đấu giá cho bà Phượng.
Lúc 7h30 ngày 2/10/2014, khi Hội đồng cưỡng chế họp triển khai kế hoạch tiến hành cưỡng chế do ông Nguyễn Minh Trung, Chi cục phó Thi hành án dân sự quận Ninh Kiều làm trưởng đoàn thì nhận được công văn số 166 đề ngày 2/10 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đề nghị tạm hoãn cưỡng chế thi hành án trong vòng 48 giờ đồng hồ. Công văn do ông Huỳnh Văn Tiếp – Phó đoàn Đại biểu Quốc hội Cần Thơ ký tên.
Trong văn bản số 166 do ông Huỳnh Văn Tiếp ký, ông Tiếp cho biết vào lúc 21h30 ngày 1/10 có ông Sơn ở Tổng cục Thi hành án dân sự điện cho ông và yêu cầu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ có ý kiến đến Cục và Chi cục Thi hành án dân sự hoãn việc cưỡng chế thi hành án trong 48 giờ. Với lời yêu cầu này, sáng sớm hôm sau ông Tiếp đã cho soạn thảo văn bản và ký ngay, mang đến cho đoàn cưỡng chế.
Video đang HOT
Đơn khiếu nại và yêu cầu bồi thường của bà Phượng.
Trao đổi với PV, một chấp hành viên nhiều năm kinh nghiệm, cho biết khi đoàn cưỡng chế đang tiến hành thi hành án thì chỉ có Chánh án tòa án và Viện trưởng Viện KSND cùng cấp hoặc cấp trên mới có thẩm quyền đề nghị hoãn thi hành quyết định cưỡng chế bằng văn bản và phải đề nghị trước 24h. Chấp hành viên này cũng phân tích rằng văn bản của đoàn Đại biểu quốc hội không phải là cơ sở pháp lý để buộc dừng quyết định thi hành án.
Đến ngày 6/10/2014, Hội đồng cưỡng chế tiếp tục đến số 65 Hùng Vương công bố quyết định cưỡng chế và tiến hành cưỡng chế tài sản cho người trúng đấu giá thì phát hiện mất nhiều tài sản trong số tài sản bà Phượng đã mua gồm hàng chục ti vi, hệ thống máy lạnh, loa, bàn xếp khung sắt mặt inox, ghế nhựa…
Bà Trương Thị Xuân Phượng, người nhận tài sản cưỡng chế cho biết số tài sản bị mất mát, hư hỏng không sử dụng được trị giá trên 200 triệu đồng.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Bình Dương sẽ cưỡng chế để giao mặt bằng cho tuyến Metro của TP HCM
Lãnh đạo thị xã Dĩ An (Bình Dương) cho biết, sẽ cưỡng chế một doanh nghiệp còn lại đề bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ngày 11/11, tại buổi làm việc với lãnh đạo thị xã Dĩ An và đại diện đơn vị thi công tuyến Metro số 1, Công ty TNHH Đại Thành (khu phố Ngãi Thắng, phường Bình Thắng) đã chấp thuận mức giá đền bù hơn 5,7 tỷ đồng. Theo doanh nghiệp, dự kiến mất khoảng 15 ngày để di dời cơ sở vật chất, nhà xưởng trên khu đất để bàn giao đất cho dự án xây dựng tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên.
Lãnh đạo Thị xã Dĩ An (Bình Dương) và đại diện đơn vị thi công tuyến Metro số 1 tại buổi làm việc với 2 doanh nghiệp chưa chịu bàn giao mặt bằng. Ảnh: Nguyệt Triều.
Trong khi đó, đơn vị duy nhất còn lại là Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát, do bà Nguyễn Thị Lương làm đại diện vẫn chưa thống nhất với mức giá đền bù số tiền hơn 125 tỷ đồng cho diện tích 19.700 m2 đất nằm trong dự án. "Tôi rất ủng hộ dự án, nhưng với mức áp giá này so với thời điểm hiện nay là không hợp lý. Quyết định này đã có cách nay hai năm nên cần phải tính toán lại. Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục kê biên tài sản cũng không hợp lý", bà Lương cho biết.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Bí thư thị xã Dĩ An cho rằng, việc khiếu nại về mức đền bù của bà Lương sẽ được xem xét. Tuy nhiên, do tính khẩn trương cấp thiết của dự án và theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nên Bình Dương đã nhiều lần vận động doanh nghiệp giao mặt bằng. Trong đó, theo yêu cầu của đơn vị thi công cần phải khoan 5 vị trí trên khu đất của Công ty Vĩnh Phát, nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa đồng ý mà hẹn sẽ bàn thảo với gia đình về mức đền bù, cũng như việc sẽ cho phép khoan thăm dò địa chất sau 3 ngày nữa.
Phó chủ tịch thị xã Dĩ An Võ Văn Giàu khẳng định, tỉnh luôn ủng hộ việc thương lượng cùng người dân, doanh nghiệp nhằm tìm ra phương án áp giá đền bù theo hướng có lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, do tính cấp bách của dự án nên những khiếu nại vướng mắc, khiếu nại của doanh nghiệp sẽ được xem xét.
Đến nay "nút thắt" dự án tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên chỉ còn một doanh nghiệp chưa chịu giao mặt bằng. Ảnh: Nguyệt Triều.
"Tỉnh đã nhiều lần đối thoại với các doanh nghiệp, nhưng nếu họ vẫn khăng khăng không bàn giao mặt bằng, chắc chắn tỉnh sẽ phải cưỡng chế. Riêng các khiếu nại của doanh nghiệp sẽ được xem xét theo quy định của pháp luật", ông Giàu khẳng định.
Trước đó, UBND TP HCM cho biết, đến nay vẫn còn 2 doanh nghiệp (Công ty TNHH Vĩnh Phát và Công ty TNHH Đại Thành) thuộc phạm vi Dự án Bến xe Miền Đông mới vẫn chưa hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu thi công gói thầu số 2 của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Theo UBND TP HCM, việc chậm bàn giao mặt bằng của 2 doanh nghiệp này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện gói thầu số 2 của dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Vì vậy, lãnh đạo TP HCM đề nghị UBND tỉnh Bình Dương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt các đơn vị có liên quan giải quyết dứt điểm việc bàn giao mặt bằng của 2 doanh nghiệp này cho chủ đầu tư và Nhà thầu của dự án.
Tại cuộc họp kiểm tra về tình hình thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vào tháng 8 vừa qua, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu tỉnh Bình Dương phải tranh thủ bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 1 trước ngày 31/10.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng số vốn là 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. Theo thiết kế, tuyến dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Nguyệt Triều
Theo VNE
Cưỡng chế xử lý vi phạm đất đai tại Xuân Đỉnh Chiều 15-9, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thông báo kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định buộc khắc phục hậu quả vi phạm đất đai và cưỡng chế thu hồi đất đối với một số hộ dân trong phạm vi dự án đấu giá đất tại phường Xuân Đỉnh. Thời gian cưỡng chế dự kiến là 8h ngày 18-9. UBND quận...