“Phố cơm không” giữa Sài thành

Theo dõi VGT trên

Chiếc lưng khòm của bà cụ khoảng 60 tuổi lên xuống nhịp nhàng theo từng động tác đạp xe giữa cái nắng gắt Sài Gòn. Bà dừng xe bằng đôi chân đã lốm đốm đồi mồi trước cái biển “Bán cơm không” và nói: “Bán tôi 2.000 đồng cơm trắng”, giọng bà nghẹn trong hơi thở.

Bỏ bọc cơm vào giỏ xe, bà lại cố sức đạp xe hòa vào dòng người trên tay vẫn nguyên xấp vé số dày cộm. Bà cụ là một trong vô số những người nghèo chỉ mơ tới cơm trắng ở gần ga Sài Gòn mà không bao giờ dám liếc nhìn mấy tiệm cơm bình dân chứ chưa nói đến nhà hàng, cao lầu.

Cơm trắng, dưa mắm Sài Gòn

Khách hàng suốt 12 năm qua của chị Hồng, chủ một xe cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, quận 3 là những con người lam lũ như bà lão bán vé số trên. Mỗi ngày, chị Hồng dậy từ bốn, năm giờ sáng, loay hoay chuẩn bị gạo, nấu nướng rồi vợ chồng hì hục đẩy xe cơm trắng ra gần cổng ga Sài Gòn, bán từ sáng cho đến đêm muộn.

Phố cơm không giữa Sài thành - Hình 1

Giấc ngủ giữa trời

Chị Hồng cho biết: “Bán được nhất là vào giữa trưa. Vì với người nghèo, bữa sáng thì không ăn rồi, ăn bữa trưa cho no để có sức mà làm tới chiều tối”.

“Cửa hàng” của chị Hồng là chiếc xe đẩy, đầy ắp mấy nồi hấp cơm trắng, thêm hai bình gas loại 12kg vừa đủ diện tích chiếc xe con tự chế. Nhiều xe còn kèm thêm vài hũ dưa mắm, cải chua được ngâm ướp tỉ mỉ dùng để ăn kèm với cơm trắng cho đỡ nhạt miệng.

Phố cơm trắng không bao gồm những dãy nhà san sát mà chỉ có mấy chiếc xe đẩy thô sơ kê bán gần nhau. Thế nhưng, vào những buổi trưa, nơi đây đúng là “thiên đường ẩm thực” của người nghèo. Theo đó, bảng hiệu của những “cửa hàng cơm trắng” trên là những mảnh bìa các-tông cắt từ giấy thùng mì gói, được bọc nilon cẩn thận để chống chọi với mưa nắng. Mấy chiếc xe đẩy tránh nắng dưới chiếc dù run lên bần bật sau mỗi đợt gió thốc.

Người bán cơm trắng nhiều khi không cần phải thuê mặt bằng, cứ đẩy xe đến một khoảng trống, che dù lên, treo bảng “bán cơm”. Vậy là xong ! Mỗi người vài cái nồi, mỗi nồi nấu khoảng chục ký gạo. Lúc nào mở nắp nồi ra, khói nóng cũng bốc lên nghi ngút, ấm lòng những con người bươn chải giữa dòng đời chìm nổi.

Người bán cơm trắng trên con phố gần ga Sài Gòn không bao giờ mơ ước giàu lên bằng nghề này. Bởi chính họ chứ không ai khác hiểu hết cái khó cái khổ của kẻ nghèo. Những ký cơm trắng họ bán đi mang theo niềm hy vọng no ấm cho người đồng cảnh ngộ. Mỗi ký cơm trắng, người bán chỉ lãi từ được 500 – 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công. Đa số người bán cơm trắng chỉ lấy công làm lãi.

Video đang HOT

Tuy thế, nghề này cũng không mấy lúc được thảnh thơi. Nhìn những xe hàng của họ tuy đơn giản chỉ là bán cơm trắng nhưng cũng thức khuya dậy sớm, cũng nặng nhọc vất vả. Giá gạo, giá gas biến động không ngừng, mấy người bán cũng trầy trật chứ đừng nói kẻ mua.

Chị Hồng chia sẻ: “Mỗi lần tăng giá cơm là tôi thấy xót ruột ghê lắm. Tôi không sợ mất khách hàng đâu mà chỉ sợ lại thêm nhiều người nghèo không đủ tiền ăn cơm hay phải bớt tiền gửi về nhà cho người thân. Công nhân, lao động nghèo, sinh viên ít tiền lắm, xài một đồng là họ tính nát cả óc”. Mỗi cân gạo nấu thành hai cân cơm trắng, gạo ngon bán 18.000-20.000 đồng/kg, nhưng chủ yếu là gạo thường chỉ có giá 12.000 đồng/kg. “Khách hàng của chúng tôi chỉ cần no chứ chưa cần ngon”, chị Hồng chân thành chia sẻ thêm.

Phố cơm không giữa Sài thành - Hình 2

Những phận đời trôi nổi

Trôi theo những phận đời bươn chải, phố cơm trắng định hình hơn mười năm qua trên con đường Nguyễn Thông dẫn vào ga Sài Gòn, nơi đến và đi của biết bao mảnh đời muôn sắc thái. Những con người xem ga tàu là chốn mưu sinh thường tìm đến phố cơm trắng để mua vội bữa trưa giản dị đến thương tâm. Nấm cơm trắng ăn vội với chút nước mắm hay dưa cải mà không phải mất nhiều tiền, đã tiếp sức mấy lượt khách hàng nghèo khó của phố cơm trắng dung dị giữa Sài thành hoa lệ.

Bao giờ thôi “giấc mơ cơm trắng”?

Một cân cơm trắng thấp nhất có giá 8.000 đồng, đủ cho ba người ăn. Mỗi bữa cơm một người chỉ mất khoảng 3000 đồng thay vì 15.000 đồng một phần cơm bình dân. Phép toán đơn giản của người nghèo giúp họ đứng vững và tồn tại ở mảnh đất cạnh tranh gay gắt và con người luôn phải nỗ lực để đi lên.

Một ngày chị Hồng đã bán khoảng 450kg cơm trắng, kể thêm những xe cơm khác, mỗi ngày cũng khá nhiều người lao động nghèo no bụng. Người ta kinh doanh hàng cơm, phần lãi chủ yếu nhờ vào thức ăn, nên khi công nhân đến mua cơm không ở các tiệm bình dân thường nhận được những cái lắc đầu không bán. Người nghèo lại bươn bả chạy ra ga Sài Gòn mua vội ít cơm trắng ăn với dưa mắm cho kịp giờ nghỉ trưa.

Nhiều người dân sinh sống gần khu vực luôn thắc mắc “lấy đâu ra lắm người thích ăn cơm trắng mà phố cơm lúc nào cũng tấp nập”. Riêng chị Hân thì biết lý do tại sao: “Tụi chị chủ yếu bán cho người lao động nghèo và sinh viên, đừng nghĩ ở thời điểm này ai ăn cơm bình dân đã là nghèo khổ, còn lắm kẻ khổ hơn ngày nào cũng tìm đến đây mong đủ tiền mua ký cơm trắng, bữa nào dư dả thì mua thêm dưa mắm ăn kèm”.

Cái cách thằng bé bán báo lôi ra từng tờ bạc lẻ nhăn nhúm rồi kéo cho thẳng thớm đưa cho chị bán cơm trắng, một sự trân trọng có xen chút tiếc rẻ, mấy ai có thể chê bai chén cơm trắng nóng hổi thơm lừng.

Mặc dù, không có sự màu mè của thức ăn, không cay ngọt của gia vị nhưng cơm trắng có cái ấm áp mà lắm kẻ nghèo luôn cố đeo bám. Tồn tại song hành trong không gian Sài thành hoa lệ, những con người gặp nhau không kịp chào, sáng sớm cà phê, trưa nắng gắt lao vào nhà hàng máy lạnh, chiều tối, ngồi gác chân theo điệu nhạc du dương lại có những con người vất vả mưu sinh để chỉ mong có được cái vị ngọt thanh tao của hạt cơm trắng nơi phố ga tàu.

Phố cơm không giữa Sài thành - Hình 3

Một góc phố cơm trắng ở Sài Gòn

Những con người luôn mơ đến cơm trắng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, có thể là anh xe ôm, chị bán hàng rong, vài đứa trẻ bán báo, đánh giày hay những trí thức nghèo đang theo đuổi con đường học vấn.

Nguyễn Thanh Hương (sinh viên trường đại học Sư phạm TPHCM) cầm bịch cơm trắng trên tay, nở nụ cười chia sẻ: “Quê em ở Lâm Đồng, cha mẹ ở nhà làm thuê cho người ta, mỗi tháng chỉ gửi cho em khoảng vài trăm trang trải việc học. Em phải để giành phần lớn trong số tiền đó mua sách vở, tài liệu, ăn uống dè sẻn lại chút đỉnh. Ăn cơm trắng cũng ngon mà rẻ nữa, không mất công nấu, khỏi mất thêm tiền điện tiền ga”.

Anh Dương Công Tiến chạy xe ôm ở ga Sài Gòn vừa nuốt vội nắm cơm trắng vừa mời khách đi xe: “Ăn cơm trắng cho lành bụng và rẻ tiền nữa, tiền dư ra gửi về quê cho mấy đứa con đi học”. Khách tới đi xe, anh Tiến vội vã gói gém bịch cơm trắng đang ăn dở treo vào móc xe rồi lao vào con đường đông nghẹt giữa trưa nóng bức.

Chị Liên bị liệt hai chân bán vé số dọc con đường Lý Thái Tổ thường tìm đến phố cơm trắng để mua vội bịch cơm trắng. Chị khoe hôm nay bán được nhanh nên tự thưởng cho mình thêm vài ngàn dưa mắm ăn kèm, thường khi chỉ chan nước mắm vào rồi cắm cúi ăn.

Người đến rồi đi, cầm trên tay bịch cơm trắng nhẹ tênh, đôi lúc có người áp bịch cơm vào mặt để cảm nhận cái nóng ấm đang lan ra từ mấy hạt cơm. Họ nghèo nhưng chưa bao giờ ngừng phấn đấu và chưa hẳn đã mủi lòng khi mỗi ngày chỉ ăn cơm không.

Trong những hạt gạo trắng tinh khôi, xen lẫn tình người thật ấm áp và cảm động. Người bán, bán tình là chủ yếu. Người mua, mua cái nóng ấm của hạt gạo chan chứa tình người. Tôi ngồi giữa trưa nắng Sài Gòn ngắm những con người dung dị đó đang ăn trưa-một bữa trưa đơn giản nhất mà tôi từng biết. Bất chợt, tôi bỗng…thèm cơm trắng. Với tôi, đó là một bữa cơm đặc biệt, hơn cả một bữa ăn.

Theo 24h

Thầy giáo trong công viên

Bàn học là ghế đá, thầy giáo là sinh viên, học trò là những cô, cậu bán vé số, kẹo, hoa... lang thang ở khu vực Công viên 30.4 (Q.1, TP.HCM).

Đó là lớp học của "thầy giáo" Phạm Minh Khiết (20 tuổi), sinh viên năm 3, ngành công nghệ thông tin của Trung tâm đại học Pháp (Pole Universitare Francais) tại TP.HCM.

Thầy giáo trong công viên - Hình 1

Phạm Minh Khiết đang dạy học cho bé Bồng tại Công viên 30.4.

Một lần Khiết cùng nhóm bạn đến Công viên 30.4 chơi và bắt gặp rất nhiều trẻ em đang ở tuổi cắp sách đến trường nhưng phải đi bán kẹo, hoa tươi, vé số, đánh giày... Ngậm ngùi trước sự thiệt thòi của các em, Khiết nảy ra ý định dạy chữ cho bọn trẻ. Nghĩ thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc "gom" chúng lại thành một nhóm mới thật sự khó khăn. Khiết cho biết vì nhiệm vụ chính của các em là kiếm tiền nên khi "dụ dỗ" chúng bỏ ra một ngày vài giờ đồng hồ để học, đứa nào cũng lắc đầu nguầy nguậy. Thế nhưng, sau nhiều lần thuyết phục, những đứa trẻ đã ngoan ngoãn chịu ngồi một chỗ để ê a từng câu chữ.

Khiết đang ở với ba mẹ và em gái (học lớp 5) tại 242/2/19 Bà Hom, P.13, Q.6 TP.HCM. Khiết bảo rằng, tuy kinh tế gia đình không khá giả nhưng cậu rất tự hào vì ba mẹ tâm lý và tôn trọng con cái. Ba Khiết là kỹ sư điện lực, còn mẹ là giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM. Họ luôn ủng hộ Khiết tham gia các hoạt động từ thiện xã hội và việc Khiết hằng tuần ra công viên dạy cho trẻ em lang thang, ba mẹ cậu rất hoan nghênh.

Điều làm Khiết ngạc nhiên là khi các em đi bán hàng, đứa nào cũng dạn dĩ, táo tợn nhưng khi vào lớp học chúng sống thu mình và ngại giao tiếp. Phải mất gần 3 tuần Khiết mới có thể trò chuyện với các em. Khi đã tạo được niềm tin, Khiết kêu gọi nhóm bạn tham gia và bắt đầu công cuộc "xóa mù chữ" cho bọn trẻ.

Những ngày đầu việc học của Khiết chưa nhiều nên hầu như ngày nào anh cũng ra công viên dạy. Nhưng những học trò đặc biệt này còn phải buôn bán kiếm tiền nên thời gian học hoàn toàn phụ thuộc vào các em. Khiết cố sắp xếp thời gian biểu để "chạy" theo các em, dạy cho chúng biết đọc, biết viết, biết tính toán và cả những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Tiếng lành đồn xa nên lớp của Khiết có cả trẻ lang thang ở các nơi khác đến xin học. Nhưng cũng vì mưu sinh mà các em bữa học bữa không. Hôm chúng tôi đến, lớp của Khiết chỉ có bé Lê Thị Bồng, 8 tuổi. Một thầy, một trò giữa chốn công viên ồn ào nhưng Khiết vẫn tỉ mỉ chỉ từng phép tính, uốn nắn từng nét chữ, sửa từng lỗi chính tả cho cô học trò của mình. Khiết cho biết, cô bé học ở đây từ những ngày đầu tiên mới mở lớp. Ban đầu bé rất nhút nhát, thấy "thầy" tới gần là bỏ chạy, nhưng giờ thì trò chuyện với nhau cởi mở lắm rồi. Thấy Bồng sáng dạ lại ham học nên Khiết đã hướng dẫn ba mẹ bé xin cho em vào học ở Trường tình thương Ánh Sáng. Bây giờ Bồng đã lên lớp 3.

Khiết kể, vì học ngoài trời nên vào những ngày trời mưa, thầy trò lại xách dép chạy, coi như bữa đó mấy em mất buổi học. Hiện nay, lớp học chưa đọng học trò nhưng thầy vẫn quyết tâm bám trụ với học sinh của mình. "Có thể trong những tháng tới đây, lớp sẽ chẳng còn học trò nào để dạy nhưng mình vẫn sẽ đến công viên, vẫn tìm, vẫn đợi những đứa trẻ lang thang để cho chúng niềm vui nho nhỏ", Khiết tâm sự.

Theo Biên Thảo

Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024

Tin mới nhất

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm

11:16:44 19/11/2024
Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 18/11, lực lượng chức năng đã tìm được 1 thi thể nạn nhân tại bãi sông thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông. Các lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm các nạn nhân còn lại.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường của Nga

Thế giới

13:43:30 19/11/2024
Bên cạnh đó, hãng KCNA cũng cho biết một phái đoàn từ một học viện quân sự của Nga cũng đã đến thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về chuyến thăm.

NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"

Sao việt

13:42:07 19/11/2024
Dù đã dặn lòng không được khóc, nhưng nghệ sĩ Kim Tiểu Long không nén nổi những giọt nước mắt khi phải tiễn đưa con gái.

Hoa sữa về trong gió: Mối quan hệ của mẹ con Thuận có chuyển biến tích cực

Phim việt

13:20:59 19/11/2024
Hoa sữa về trong gió tập 53, Phương thấy mẹ rất buồn nên chủ động xin lỗi. Thuận lấy làm ngạc nhiên vì hành động này của con gái.

Sự thật về "meme ly hôn" của Nicole Kidman

Sao âu mỹ

12:51:54 19/11/2024
Nicole Kidman cuối cùng cũng tiết lộ sự thật đằng sau meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise của cô. Hóa ra meme ăn mừng ly hôn của Nicole Kidman chỉ là một lời nói dối nhỏ.

Thanh niên Hàn Quốc rủ chị gái hàng xóm người Việt đi ăn mì, gần 1 năm sau review cơm cữ, netizen: Sao nhanh vậy?

Netizen

12:37:59 19/11/2024
Với những ai là tín đồ của những kênh YouTube về review đồ ăn, ắt hẳn còn nhớ đến hot boy Hàn Quốc Woossi (Park Woo Sung, SN 1996). Anh chàng từng có hơn 15 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.