“Phố cổ” thứ hai của Hà Nội
Khi mới hình thành, thị xã được kiến trúc như một đô thị, nằm bên bờ sông Nhuệ. Đến nay, thị xã Hà Đông đã trở thành một quận rộng thứ hai của Hà Nội, song vẫn còn đó bóng dáng của một đô thị cổ sầm uất trước kia.
Thị xã Hà Đông chính thức thành lập vào ngày 6/12/1904 (tỉnh lỵ Hà Đông), cho đến nay đã tồn tại hơn một trăm năm. Nằm trong một tỉnh nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Đông – Hà Tây – Hà Sơn Bình – Hà Tây tái nhập, thị xã vẫn luôn luôn giữ vai trò trung tâm bởi vị trí đắc địa.
Đây là nơi phát triển giao thương vô cùng nhộn nhịp ở phía tây nam của Hà Nội và là một vùng làng nghề tiểu thủ công rất phát triển. Khi mới hình thành, thị xã được kiến trúc như một đô thị, nằm bên bờ sông Nhuệ. Đến nay, thị xã Hà Đông đã trở thành một quận rộng thứ hai của Hà Nội, song vẫn còn đó bóng dáng của một đô thị cổ sầm uất trước kia.
Khi mới hình thành thị xã Hà Đông chỉ rộng khoảng 1 km2 nằm dọc 2 bên quốc lộ 6 ven sông Nhuệ. Tại khu trung tâm các phố được chia nhỏ như ô bàn cờ.
Một ngôi nhà còn khá nguyên vẹn được xây dựng năm 1926 nằm trên phố Trưng Nhị.
Cạnh chợ Hà Đông mới được xây dựng, các khu phố còn giữ được khá nhiều ngôi nhà cổ.
Thị xã Hà Đông có vị trí quan trọng khi nó nằm án ngữ con đường 6 đi các tỉnh Tây Bắc. Nơi đây cũng được thực dân Pháp xây dựng nhiều công trình kiến trúc quan trọng.
Những hoa văn theo kiến trúc cổ vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn ở ngôi nhà số 8 Phan Bội Châu.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Đình – người sống tại thị xã Hà Đông từ bé bên ngôi nhà của mình ở số 46 Trần Hưng Đạo, sát chợ Hà Đông.
Các ngôi nhà cổ nằm im lìm tại phố Trưng Nhị, đây là con phố có khá nhiều ngôi nhà cổ gần trăm năm tuổi.
Các khu phố nhỏ kiểu ô bàn cờ tập trung gần chợ Hà Đông như: Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Trung Nhị, Hoàng văn Thụ, Lê Lợi, Bùi Bằng Đoàn được cho là khu trung tâm của thị xã Hà Đông xưa.
Số lượng các nhà cổ còn lại của thị xã còn lại ít và nằm xen kẽ rất khiêm tốn so với các ngôi nhà mới xây dựng.
Ngã tư Bà Triệu – Trần Hưng Đạo nhìn khá giống với phố cổ Hà Nội.
Ngôi nhà số 14 Trần Hưng Đạo được xây dựng từ 1930 nằm sát chợ Hà Đông lúc nào cũng đông đúc.
Thị xã Hà Đông xưa là trung tâm giao thương với rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, dao kéo Đa Sỹ…
Hàng tấn cá chết la liệt trên sông Nhuệ
2 ngày qua, khúc sông Nhuệ chạy qua địa bàn xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng dài khoảng 2km xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt. Hiện tượng cá chết diễn ra vào đúng thời điểm nắng nóng, nên đoạn sông này bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Theo ghi nhận tại cầu Nhật Tựu vào chiều ngày 6/6, dọc hai bên bờ sông cá chết nổi lên la liệt, nhiều nhất là cá rô phi, cá quả, cá diếc, cá trôi...
Cá chết trôi dạt vào đoạn bơm nước
Thấy cá trôi lập lờ trên sông, nhiều con còn chưa chết, người dân mang thuyền, chậu, lưới... đổ xô đi bắt cá. Theo người dân địa phương, từ chiều hôm qua (5/6), số lượng cá được vớt lên đến hàng tấn. Nhiều loại cá sau khi được vớt lên, cho vào nước khác thì cá bơi trở lại bình thường.
Anh Quân, một người dân sống gần đấy cho hay: "Vào khoảng 15h chiều hôm qua, tình trạng cá chết bắt đầu xảy ra, cá trôi lờ lờ trên mặt nước, càng ngày càng nhiều với đủ các loại. Do nắng nóng cá chết bắt đầu bốc mùi nồng nặc, khiến cuộc sống sinh hoạt của chúng tôi cũng bị đảo lộn".
Cá chết la liệt trên một khoảng mặt nước sông Nhuệ.
Nhiều đoạn, sau khi nước rút cá chết khô sau 2 ngày nắng nóng.
Tại chân cầu Nhật Tựu, xác cá đóng thành từng mảng, trôi lập lờ trên sông, mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nặc. Đoạn đang làm công trình xây dựng, do phải hút nước bơm sang nơi khác, nên đoạn này ken đặc cá chết.
Một người dân cho hay: "Hiện tượng cá chết ở sông Nhuệ không phải là hiếm, nhưng đây là lần đầu cá chết mà đen kín sông như thế này, 2 ngày nay chúng tôi mất ăn, mất ngủ vì mùi hôi thối bốc lên từ dưới sông. Có nhà phải cho trẻ em đi nơi khác vì sợ ảnh hưởng".
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt trên sông Nhuệ, nhưng theo người dân cho hay có thể do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cùng với đó là do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Theo kết quả tình hình ô nhiễm môi trường trên sông Nhuệ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam vào đợt 1 tại cống Nhật Tựu nước sông có màu đen, bốc mùi hôi thì: Nồng độ chất ô nhiễm như: Amoni là 22,1mg/l-N vượt 221 lần, ôxy hoà tan là 1,29 mg/l nhỏ hơn 4,7 lần giới hạn cho phép loại A1 theo QCVN 08:2008/BTNMT (nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Nước sông đã bị ô nhiễm trên cấp báo động 3 theo quy định bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Nam.
Đoạn làm công trình trạm bơm, cá trôi lềnh bềnh.
Nước sông Nhuệ hút lên đen kịt và bọt trắng xóa.
Nhiều nhà dân cạnh sông Nhuệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì mùi cá chết
Cá chết cùng với rác thải khiến mùi hôi thối càng đậm đặc.
Đức Văn
Theo Dantri
Còn 12 điểm đen úng ngập khi mưa lớn Chiều 3-6, Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Nguyễn Lê cho biết, với các trận mưa nhỏ hơn 50mm, cơ bản trên địa bàn TP không có điểm úng ngập, chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng nước mưa do đường trũng. Hiện nay, TP chỉ còn 12 điểm úng ngập từ 1,5 đến 2 giờ khi xảy ra...