Phố cổ Hội An vào top thành thị đẹp hàng đầu châu Á
Với tiêu chí đánh giá về kiến trúc, phong cảnh, văn hóa, CNN đã đưa ra top các thành thị đẹp nhất châu Á. Trong đó, phố cổ Hội An (Quảng Nam) cũng nằm trong danh sách này.
Hội An (Việt Nam): Nằm trên bờ biển miền Trung Việt Nam, phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam là thiên đường cho những người yêu thích nhiếp ảnh, ẩm thực và kiến trúc. Nơi đây được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1999. Từng là trung tâm thương mại quan trọng trong nhiều thế kỷ, Hội An sở hữu những con đường nhỏ hẹp với các cửa hàng và dãy nhà cổ kính. Địa điểm du lịch này cũng là thiên đường ẩm thực nổi tiếng nhiều món ngon như bánh mì, bánh tráng phủ thảo mộc, bánh bao hoa hồng trắng…
Đầu tháng 7, Hội An trở thành điểm đến vươn tầm thế giới khi là điểm du lịch Việt Nam lần đầu tiên Google Doodle vinh danh, được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel and Leisure bình chọn là Thành phố tuyệt vời nhất năm 2019. Đây cũng là nơi các ngôi sao hàng đầu thế giới, ca sĩ, hoa hậu, diễn viên quốc tế lựa chọn làm điểm đến khi ghé thăm Việt Nam.
Yufuin (Nhật Bản): Là thị trấn nhỏ ở tỉnh Oita trên đảo Kyushu phía tây nam Nhật Bản, Yufuin nổi tiếng với không khí yên bình, phòng tắm onsen (suối nước nóng), các cửa hàng mang nét kiến trúc độc đáo, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ… Khách du lịch có thể tới đây để chiêm ngưỡng rừng cây ngập sắc cam và đỏ rực rỡ vào mùa thu và ngắm hoa anh đào mềm mại và thanh tao khi xuân tới. Đường Yunotsubo ở đây nổi tiếng với loạt cửa hàng trà và nhà hàng nghệ thuật. Phô mai là món ăn nổi tiếng của địa phương này.
Vigan (Philippines): Là một trong những nơi tốt nhất để trải nghiệm kiến trúc thời thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Á, thành phố Vigan nằm bên bờ biển phía tây đảo Luzon, tây bắc Philippines. Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO này được thành lập bởi người Tây Ban Nha vào năm 1572. Tới đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng các tòa nhà có cấu trúc baroque tuyệt đẹp xung quanh quảng trường trung tâm, dạo bộ trên con đường rải sỏi hay quay ngược thời gian trên những chiếc xe ngựa kéo…
Kampot (Campuchia): Cũng nằm trong danh sách các thành thị đẹp hàng đầu châu Á, thị xã Kampot thuộc tỉnh Kampot, Campuchia, nổi tiếng với phong cảnh sông nước thơ mộng, những trang trại hồ tiêu thanh bình, cánh đồng lúa tươi tốt, loạt ngôi đền, hang động, thác nước độc đáo và các cửa hàng thuộc địa Pháp đầy màu sắc trên đường phố. Tới đây, du khách có thể chèo thuyền kayak, đi xe đạp, leo núi, du lịch trên sông… Kampot cũng là sân chơi của người sành ăn từ ẩm thực Khmer truyền thống đến những món thuần chay…
Kota Gede (Indonesia): Phố cổ Kota Gede ở Yogyakarta được biết đến với ngành công nghiệp bạc, những làn đường nhỏ và nét kiến trúc đẹp từ thế kỷ 15. Nơi đây từng đóng vai trò là trụ sở của Vương quốc Hồi giáo Mataram, vương quốc độc lập cuối cùng trước khi đảo Java trở thành thuộc địa của Hà Lan. Vào thời điểm đó, nhiều thương nhân giàu có đã xây dựng những ngôi nhà nguy nga theo phong cách Kalang (ngôi nhà khép kín, có sự pha trộn giữa các yếu tố cấu trúc Hà Lan, bố cục Java truyền thống và chi tiết trang trí công phu)…
Video đang HOT
Galle (Sri Lanka): Nằm trên bờ biển phía tây nam Sri Lanka, thị trấn Galle từng là một cảng thương mại quan trọng trong nhiều thế kỷ. Pháo đài Galle là di tích tồn tại qua ba vòng cai trị thuộc địa của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh. Ngày nay, nhiều nhà kho và nhà buôn cũ đã được chuyển đổi thành bảo tàng, cửa hàng lưu trú, cửa hàng, nhà hàng và quán bar. Tới đây, bạn có thể ghé thăm tháp đồng hồ Galle, ngọn hải đăng Galle, nhà thờ Hồi giáo Meeran, đền Sudharmalaya… và tham gia lướt sóng, lặn biển, ngắm cá voi ở bãi biển Unawatuna.
Chu Trang (Trung Quốc): Chu Trang được cho là thị trấn lâu đời của Trung Quốc. Được xây dựng hơn 900 năm trước trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, thị trấn bên sông xinh đẹp như một bảo tàng sống với hình ảnh những ngôi nhà Trung Quốc cổ xưa bên kênh đào yên tĩnh và những cây cầu đá uốn cong. Chu Trang sở hữu nhiều địa điểm cổ xưa, bao gồm cầu đôi Shide và Yong’an hơn 500 năm tuổi, đền Chengxu từ thế kỷ 11…
Phuket ( Thái Lan): Mặc dù nổi tiếng nhất với những bãi biển, đảo Phuket của Thái Lan cũng mang đến cho bạn nhiều cơ hội để khám phá văn hóa. Khu phố cổ lịch sử của thị trấn Phuket nằm ở trung tâm của hòn đảo nổi bật với các cửa hàng kiểu kiến trúc Sino – Colonial từ thế kỷ 18, 19.
Theo news.zing.vn
4 diễn viên Hoa Ngữ từng làm vua nhà Thanh: "Trai trẻ" Hoắc Kiến Hoa thua xa "tình già" của Tôn Lệ?
Ngay cả khi nhan sắc của Hoắc Kiến Hoa và diễn xuất của Nhiếp Viễn cộng lại vẫn không bằng.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong thời đại phong kiến đầy những biến cố trong dòng chảy hàng nghìn năm lịch sử phong kiến xứ Trung. Chỉ mới chấm dứt cách đây hơn 100 năm, kể từ vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi thoái vị năm 1912. Chính vì vậy mà tư liệu lịch sử đều còn rất nhiều và là nguyên liệu vô cùng phong phú để các tác phẩm truyện, ký, tiểu thuyết phim ảnh ra đời. Đặc biệt là giai đoạn Khang - Càn thịnh thế là chủ đề được khai thác nhiều nhất trên tiểu thuyết lẫn phim ảnh.
Ba vị hoàng đế nổi bật bởi sự nghiệp lẫn các giai thoại được dựng thành phim nhiều nhất chính là Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
Trong lịch sử phim ảnh và kịch nói Trung Quốc, có rất nhiều nam diễn viên thuộc nhiều thế hệ đã tái hiện về cuộc đời sự nghiệp những vị vua nhà Thanh. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là hình tượng của Càn Long và Ung Chính.
1. Hoắc Kiến Hoa - Càn Long trong Như Ý Truyện
Sở hữu số lượng vai diễn phim cổ trang không ít trong sự nghiệp diễn xuất, nhưng Càn Long trong Như Ý Truyện là vai diễn đầu tiên thời nhà Thanh mà Hoắc Kiến Hoa tham gia, nhất là một nhân vật như Càn Long thì đây là thử thách không nhỏ đối với anh. Nối tiếp đà thắng lợi sau khi có màn comeback cực kỳ ấn tượng với vai Bạch Tử Họa trong Hoa Thiên Cốt và anh chàng Bạc Cận Ngôn trong Hãy Nhắm Mắt Khi Anh Đến, Hoắc Kiến Hoa tham gia thêm dự án phim cổ trang thời nhà Minh là Nữ Y Minh Phi Truyện và sau đó là Hậu Cung Như Ý Truyện.
Hoắc Kiến Hoa cũng là người có bề dày kinh nghiệm diễn xuất, nhưng nhiều khán giả đã nhận xét Càn Long do Hoắc Kiến Hoa đóng tuy rất điển trai, nhưng ở anh không toát lên được sự uy nghi của đế vương, ánh mắt phân tán và khán giả không thấy được sự uy nghi lạnh lùng trong đó. Thậm chí, có nhiều người đã so sánh với Càn Long do Nhiếp Viễn thủ diễn trong Diên Hi Công Lược, bộ phim phát sóng trước khi Như Ý Truyện phát sóng chỉ cách đó 1 tháng.
2. Nhiếp Viễn - Càn Long của Diên Hi Công Lược
Nhiếp Viễn không được xếp vào hàng mỹ nam tử, nhưng biểu cảm từ ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể, cũng như kinh nghiệm diễn xuất đã tái hiện một Càn Long sống động và riêng biệt so với các phiên bản trước đó. Có thể nói sự nghiệp của Nhiếp Viễn được ví như đóa hoa nở muộn, đã ở tuổi 40 và tham gia rất nhiều phim trước đó như Tứ Đại Danh Bổ, Thiện Nữ U Hồn, Tuyết Sơn Phi Hồ... Nhưng chưa thật sự bật lên được, chỉ khi đóng vai Càn Long trong Diên Hi Công Lược sự nghiệp của anh mới thật sự khởi sắc.
Vị vua đa tình bậc nhất của nhà Thanh được thể hiện qua Nhiếp Viễn là một vị đế vương có ôn nhu, có sự điềm tĩnh, nhưng lại gần gũi hơn các phiên bản trước.
Càn Long qua diễn xuất của Nhiếp Viễn vừa là vị minh quân, nhưng nhiều khi cũng rất đáng yêu, rất ngọt ngào khi yêu
Biểu cảm phong phú của Nhiếp Viễn khiến Càn Long do anh diễn trở nên thực tế và gần gũi hơn rất nhiều
Thi thoảng anh đáng yêu như vậy nhưng ánh mắt của anh cũng có thể "lấy mạng người " đấy nhé!
3. Trần Kiến Bân - Hoàng đế Ung Chính trong Chân Hoàn Truyện
Ung Chính do Trần Kiến Bân diễn lại mang đến cho người xem cảm giác là một người nghiêm túc, lạnh lùng và tàn nhẫn gần giống với những mô tả về Ung Chính trong sách sử. Tôn chỉ của ông đối với các phi tần của mình là có thể chiều chuộng nhưng không thể yêu. Vốn là diễn viên thuộc phái thực lực, giắt lưng vô số giải thưởng như nam diễn viên phim truyền hình xuất sắc tại lễ trao giải Hoa Đỉnh năm 2012, top 10 nam diễn viên xuất sắc lễ trao giải Minh Tinh Thịnh Điển...
Trần Kiến Bân khi tham gia Chân Hoàn Truyện bị đánh giá là ngoại hình hơi "dừ", nhưng diễn xuất của Trần Kiến Bân là điều không hề nghi ngờ và hoàn toàn thuyết phục được người xem. Tuy nhiên, là phim nữ chủ nên mọi hào quang đã thuộc về Tôn Lệ.
Ông xã nữ diễn viên Tưởng Cần Cần đã xây dựng một Ung Chính tàn nhẫn lạnh lùng, nhưng lại là một người đàn ông bị cắm sừng nhiều nhất trên màn ảnh.
4. Trương Thiết Lâm - Hoàng A Mã kinh điển ở Hoàn Châu Cách Cách 1997
Hoàn Châu Cách Cách là ký ức của bao thế hệ, sự thành công và mức ảnh hưởng của bộ phim có lẽ không cần phải bàn cãi. Tuy bị chê vì nội dung hoàn toàn hư cấu và sai sử sách nhưng vai diễn do Trương Thiết Lâm là một tượng đài kinh điển về nhân vật vua Càn Long. Ông là Càn Long màn ảnh được yêu thích nhất, nụ cười hồn hậu, biểu cảm giận mà uy, khiến người ta cảm nhận được cái uy quyền của người nắm trong tay quyền sinh quyền sát của thiên hạ.
Sau Hoàn Châu Cách Cách, ông cũng có đến chục lần tái hiện lại hình ảnh Càn Long trên màn ảnh, điển hình như Bản Lĩnh Kỷ Hiểu Lam. Có lẽ ông là người có số vai diễn chân mệnh thiên tử nhiều nhất trên màn ảnh, và khí chất đế vương trên con người ông không phải ai cũng có được.
Hoắc Kiến Hoa và Nhiếp Viễn được mang ra so sánh khi Như Ý Truyện và Diên Hi Công Lược công chiếu cùng thời điểm vào năm 2018 ở hình tượng vua Càn Long. Thế nhưng vẫn không vượt qua được cái bóng của Trương Thiết Lâm và Trần Kiến Bân. Bởi lẽ một người là diễn viên thực lực với bề dày diễn xuất, còn một người là tượng đài của màn ảnh Hoa Ngữ.
Theo trí thức trẻ
Bí ẩn về ngôi mộ thật của Gia Cát Lượng: Lời giải ẩn trong bức họa 200 tuổi Hiện nay, có hai ngôi mộ nằm cách nhau khoảng 100m đều được cho là nơi yên nghỉ của Gia Cát Lượng. Vậy đâu mới là mộ thật của chính trị gia nổi tiếng thời Tam Quốc? Ảnh minh họa Sau khi Gia Cát Lượng mất, được hậu chủ Lưu Thiện phong là Trung Vũ Hầu nên mộ của Gia Cát Lượng còn...