Phó Chủ tịch tỉnh An Giang yêu cầu cấp bách xử lý sạt lở
Trước tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cùng các Sở, Ban, ngành đã khảo sát thực tế tại các địa phương trong tỉnh…
Ông Võ Hùng Dũng – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang cho biết: Sở đã tiến hành khảo sát, đo đạc thực địa..,với tổng chiều dài 169.330m đối với các tuyến sông, kênh, rạch như: Sông Hậu, Sông Tiền, Sông Vàm Nao, Sông Cái Vừng, Kênh xáng Tân An, Rạch Ông Chưởng… Kết quả, có 52 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến rất nguy hiểm. Trong đó, có 06 đoạn sông được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm; 41 đoạn song ở mức độ nguy hiểm, 05 đoạn sông ở mức độ bình thường.
Nguyên nhân sạt lở được các cơ quan chức năng đánh giá chủ yếu là do diễn biến thời tiết bất thường, tác động của quá trình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mê kông gây thiếu bùn cát bồi lắng, dòng chảy… Cho nên, An Giang có nền đất yếu, rất dễ bị xâm thực, bào mòn nhanh; sự tác động của sông nước, biên độ chênh lệch của đỉnh triều và chân triều.
Ông Trần Anh Thư – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (người đứng thứ nhất từ phải sang) cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ xử lý cấp bách sạt lở thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, An Giang).
Đài Khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, thời tiết thủy văn năm 2020 tại khu vực ĐBSCL và tỉnh An Giang tiếp tục có những diễn biến bất thường. Dự báo khả năng tiếp tục xảy ra sạt lở tại các khu vực được cảnh báo là rất cao, nhất là các đoạn sông được cảnh báo mức độ đặc biệt nguy hiểm.
Video đang HOT
Do đó, các Sở, Ban, ngành và chính quyền địa phương liên quan cần thường xuyên theo dõi, cảnh báo người dân, thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở, có giải pháp bảo vệ đường bờ tại các khu vực, cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở, có kế hoạch đề xuất nạo vét khơi thông chỉnh trị dòng chảy, hạn chế sạt lở, di dời người dân khỏi nơi nguy hiểm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cũng đã chỉ đạo các Sở, Ban, ngành gấp rút, phối hợp, hỗ trợ các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn phải đồng bộ, có định hướng lâu dài, để ổn định cuộc sống của nhân dân. Đề xuất những giải pháp nạo vét khơi thông để hạn chế sạt lở xảy ra.
Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương để đầu tư các cụm, tuyến dân cư, tuyến kè trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm. Đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở, cần chủ động áp dụng các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế sạt lở, nhằm sớm ổn định đời sống người dân…
Sạt lở tại xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú, An Giang).
Năm 2019, toàn tỉnh An Giang đã xảy ra 46 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài sạt lở 3.470m, ảnh hưởng đến 146 căn nhà phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn (trong đó có 04 căn nhà sụp hoàn toàn và 01 căn bị sụp một phần xuống sông). Ước thiệt hại về đất khoảng 32,68 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cùng đoàn công tác kiểm tra đã đánh giá tình hình sạt lở, để tìm ra các giải pháp khắc phục cấp bách. Đặc biệt, phải đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân vùng sạt lở là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Trọng Nghĩa
Theo PLVN
Theo dõi chặt diễn biến của vùng áp thấp trên biển
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm nay (24-11) ở Bắc Bộ có mưa vài nơi, riêng các tỉnh vùng núi phía bắc đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác.
Hiện trường sạt lở đường dẫn lên cầu Chắc Rè (huyện An Phú, tỉnh An Giang).
Khoảng trưa và chiều 25-11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc vùng núi phía bắc của Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ; từ chiều 25-11, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm 25-11 trời trở rét. Từ ngày 25-11, ở khu vực bắc Biển Đông gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; biển động.
Ngày 23-11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có Thông báo số 618/TWPCTT-VP gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau cùng các bộ, ngành liên quan về việc xuất hiện một vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông. Hồi 1 giờ ngày 23-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 9,5-10,5 độ vĩ bắc; 110,5-111,5 độ kinh đông và sẽ dịch chuyển hướng tây tây nam. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía tây quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 2 đến 3m, biển động. Theo đó, các đơn vị cần theo dõi chặt diễn biến của vùng áp thấp trên biển; thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt động biết vị trí, hướng di chuyển để phòng tránh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu...
Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và đạt đỉnh vào các ngày 27 và 28-11, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long dao động ở mức báo động 1; tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) dao động trên báo động 3 từ 0,05 đến 0,1m. Nguy cơ ngập lụt xảy ra tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông ở TP Hồ Chí Minh. Cảnh báo cấp độ rủi ro do ngập lụt: Cấp 3.
Gần đây, bờ sông Nông Giang đoạn qua thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Những vết sạt cao tới 3 đến 4 m, dài hàng chục mét ngày càng tiến sát vào mặt quốc lộ 47C, đe dọa sự an toàn của người, phương tiện lưu thông qua đây. Chính quyền địa phương đã cho rào lại đoạn sạt và đặt biển cảnh báo, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài cần phải được kè kiên cố...
Khoảng 23 giờ ngày 22-11 đã xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng với chiều dài 100 m thuộc tổ 3, ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) làm sụp hoàn toàn đường dẫn lên cầu Chắc Rè đang thi công xây dựng bắc qua sông Hậu. Vụ sạt lở đã kéo theo một xe lu, hơn hai tấn sắt thép, một phà máy bơm cát, một nhà dân sụp xuống sông và đe dọa bốn nhà khác, tổng thiệt hai hơn bốn tỷ đồng... Lực lượng chức năng đã hỗ trợ người dân di dời nhà và tài sản các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn...
Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền nam, khu vực bán đảo Cà Mau có tốc độ sụt lún cao nhất. Nguyên nhân do các đập thủy điện ở thượng nguồn làm suy giảm nguồn phù sa bùn cát. Hiện lượng bùn cát đổ về đồng bằng sông Cửu Long giảm khoảng 70% đến 80%, đến năm 2040 có thể giảm đến 95%. Xu thế xói lở bờ sông, bờ biển sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Theo NDĐT
Chi 160 tỷ xử lý sự cố sạt lở quốc lộ 91 ở An Giang Bộ Giao thông Vận tải bàn giao việc khắc phục, xử lý sạt lở tuyến quốc lộ 91 bị sạt lở đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú cho tỉnh An Giang, với kinh phí 160 tỷ đồng. Trưa 19/9, một lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho biết Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc, bàn giao việc khắc phục,...