Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc
Chiều 10/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc – Morava Vojtech Filip.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc Vojtech Filip. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tại hội đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, Việt Nam luôn ghi nhớ, coi trọng và biết ơn sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Nhà nước Séc đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Hạ viện Vojtech Filip sẽ đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Séc. Năm 2020, hai nước tiến hành kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm này là hoạt động chính trị tích cực chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển tích cực, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 307 triệu USD (tăng 16% so với năm 2017), nhưng chưa xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, hai bên cần tiếp tục nỗ lực hơn, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế, nông nghiệp …
Bày tỏ vui mừng được biết tháng 6/2019, Séc chính thức nối lại cấp thị thực dài hạn với mục đích kinh doanh và lao động cho c ông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn hai bên sớm đàm phán, ký kết thỏa thuận song phương nhằm tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động, tạo cơ sở cho việc đưa điều dưỡng sang làm việc tại Cộng hòa Séc.
Phó Chủ tịch Hạ viện Vojtech Filip cho biết, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 4 vừa qua, hai bên đã thống nhất một số nội dung hợp tác giữa hai nước, trong đó có việc mở lại việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam. Trong năm nay sẽ có đoàn công tác của Séc sang Việt Nam làm việc về nội dung này.
Video đang HOT
Chúc mừng Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao, Phó Chủ tịch Hạ viện Séc mong muốn Việt Nam với vai trò của mình sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Về hợp tác trong lĩnh vực y tế, Phó Chủ tịch Hạ viện Séc mong muốn hai nước tiếp tục mở rộng các đoàn làm việc giữa các cấp, ngành, đặc biệt là việc đưa điều dưỡng Việt Nam sang làm việc tại Séc.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Quốc hội thảo luận về việc gia nhập công ước số 98 của tổ chức lao động quốc tế
Sáng ngày 07/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Toàn cảnh phiên họp
Nội dung này đã được thảo luận tại tổ chiều 29/5. Công ước số 98 đã được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua năm 1949, tính đến nay đã có 165 trên tổng số 187 quốc gia thành viên của ILO tham gia Công ước này. Công ước 98 có ba nội dung cơ bản gồm: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.
Công ước 98 được gia nhập với danh nghĩa Nhà nước. Do việc gia nhập và thực hiện Công ước 98 đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 nên theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc gia nhập Công ước này. Công ước sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam sau 12 tháng kể từ khi văn kiện gia nhập của nước ta được đăng ký với Tổng giám đốc Văn phòng ILO. Công ước này có hiệu lực vô thời hạn, tuy nhiên sau khi gia nhập Việt Nam có thể rút khỏi Công ước khi kết thúc thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, bằng cách thông báo cáo với Tổng giám đốc Văn phòng ILO để đăng ký việc rút khỏi Công ước. Công ước 98 được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước ta, song việc áp dụng Công ước cho lực lượng vũ trang và công chức sẽ do pháp luật Việt Nam quy định.
Khi tham gia Công ước số 98, nước ta sẽ phải hoàn thiện pháp luật và có những biện pháp phù hợp, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu đề ra về chống phân biệt đối xử, chống can thiệp thao túng đối với công đoàn, cũng như thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện một cách hiệu quả và thực chất. Sau khi gia nhập Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ báo cáo định kỳ (3 năm một lần) hoặc báo cáo đột xuất về các biện pháp đã tiến hành để tạo hiệu lực cho các điều khoản của Công ước theo quy định tại Điều 22 Điều lệ của ILO.
Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp
Thảo luận tại phiên họp, đa số các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình cao với sự cần thiết của việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể cũng như dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ trình. Các đại biểu cho rằng, đây là một bước thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP), tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam trong quan hệ đa phương và song phương. Các đại biểu cho rằng, việc gia nhập Công ước số 98 cũng thể hiện Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và tích cực trong các cam kết quốc tế.
Về hồ sơ dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đánh giá đã đầy đủ theo đúng quy định của Luật Điều ước Quốc tế; các nội dung trình Quốc hội đều phù hợp với Hiến pháp 2013; cơ bản phù hợp với pháp luật Việt Nam và đồng tình cho rằng các nội dung cần sửa đổi để đảm bảo tính phù hợp khi tham gia Công ước là Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình- Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị Chính phủ sớm bổ sung đề án kế hoạch triển khai thực hiện trước khi Quốc hội thông qua.
Để đảm bảo tính khả thi, các đại biểu đề nghị Quốc hội cần xem xét thông qua một cách thận trọng; cần quan tâm hơn nữa đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam, bảo đảm đời sống, việc làm của người lao động Việt Nam.
Về phía Chính phủ, các đại biếu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các Luật có liên quan khác để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi khi nước ta gia nhập Công ước. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp. các ngành, các doanh nghiệp, người lao động hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.
Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp... nhất là những nội dung cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội thông qua.
Về một số nội dung về cách thức thiết lập tổ chức, mối quan hệ giữa các tổ chức đại diện người lao động quan hệ với tổ chức công, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu kỹ khi tiến hành sửa đổi Luật Công đoàn. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội do Đảng, Nhà nước lập ra, và chắc chắn tổ chức này phải vươn lên trong thời gian tới để hoàn thành vai trò của mình theo HIến pháp, luật pháp quy định để bảo vệ lợi ích của công nhân, người lao động Việ Nam, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc./.
Thu Phương- Nhóm ảnh
Theo ĐCSVN
Giữ gìn bản sắc dân tộc trong kiến trúc Sáng 12/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Kiến trúc. Toàn cảnh Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh:...