Phó chủ tịch nước gặp Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có nhiều cuộc tiếp xúc với trưởng đoàn các nước trong Hội nghị CICA tổ chức tại Kazakhstan.
Trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, mong muốn hai nước duy trì và tăng cường hợp tác hiệu quả; tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc và khó khăn trong quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư song phương trên tinh thần tin cậy và thực chất.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh TTXVN
Tổng thống Putin khẳng định Nga luôn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại, nhất trí hai nước cần tăng cường hợp tác để đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Tại hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ông Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất trong ASEAN và mong muốn tăng cường hợp tác song phương và phối hợp với Việt Nam trên các diễn đàn, tổ chức quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan . Ảnh TTXVN
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Đồng thời, mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp và tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế.
Phó chủ tịch nước cũng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hoá hai bên tăng cường nhập khẩu vào thị trường của nhau.
Trong trao đổi với Phó chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, lãnh đạo Trung Quốc khẳng định coi trọng sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, nhất trí phối hợp triển khai tốt các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trong thời gian tới.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Việt Nam nhất quán coi việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thiết thực hơn và nền tảng hữu nghị vững chắc hơn.
Trước đó, tại phiên toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ nhiều quan tâm, đánh giá của các nước thành viên CICA và nêu 3 nhóm đề xuất lớn, quan trọng.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại CICA. Ảnh TTXVN
Theo Phó chủ tịch nước, CICA cần đề cao tinh thần hợp tác, hành động và trách nhiệm để kiến tạo môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển dựa trên tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
CICA cần tích cực tham gia định hình, dẫn dắt những xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ của một châu Á mới, bảo đảm quá trình phục hồi và phát triển nhanh, bền vững, bao trùm sau đại dịch. Đồng thời, cần thúc đẩy tính bổ trợ, đan xen giữa các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực và liên khu vực nhằm hình thành một mạng lưới đa phương rộng mở, đa trung tâm, đa tầng nấc.
Phó chủ tịch nước tham dự CICA. Ảnh TTXVN
Phó chủ tịch nước nhấn mạnh những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thượng tôn pháp luật, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982.
LHQ kêu gọi đẩy nhanh kiểm tra các chuyến tàu chở ngũ cốc từ Ukraine
Quan chức điều phối của Liên hợp quốc (LHQ) về Sáng kiến Biển Đen để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, ông Amir Abdulla, đã kêu gọi các bên tham gia thỏa thuận trên đẩy nhanh quá trình kiểm tra để giảm bớt tình trạng các tàu chở ngũ cốc bị tồn đọng.
Tàu MV Brave Commander chở lúa mì của Ukraine cập cảng Djibouti ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc hồi tháng 7 vừa qua dưới sự trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến nay, Ukraine đã xuất khẩu hơn 6,8 triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác, tương đương khoảng 33% lượng dự trữ lương thực của nước này. LHQ đánh giá thỏa thuận trên, hay còn gọi là Sáng kiến Biển Đen, đã xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo thỏa thuận này, Trung tâm điều phối chung (JCC), được thành lập tại Istanbul với các đại diện từ Liên hợp quốc, Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiệm vụ kiểm tra an toàn cho các tàu chở hàng đi và đến các cảng của Ukraine. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều tàu tham gia vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine, nhiều nhóm kiểm tra và thủy thủ đoàn vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục theo quy định, gây ra tình trạng nhiều tàu buộc phải neo đậu chờ tại Biển Marmara.
Trước tình hình này, ông Amir Abdulla cho biết ông đã đề xuất đẩy nhanh tiến độ kiểm tra các tàu xuất phát từ các cảng của Ukraine. Ông cho rằng cần có sự thay đổi và ông kỳ vọng các bên có thể thương lượng một phương án thực hiện tiến trình kiểm tra tàu vận chuyển hiệu quả hơn.
Hiện Nga, Ukraine, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine trước thỏa thuận hiện hành hết hiệu lực vào ngày 19/11 tới và việc nâng cao hiệu quả các tàu là một trong những nội dung của cuộc đàm phán lần này. Theo quan điểm của ông Abdulla, không cần thiết phải thực hiện kiểm tra toàn diện, thay vào đó JCC có thể kiểm tra đột xuất hoặc một số tàu đặc biệt.
Theo tính toán của JCC, các thành viên của trung tâm này đã thực hiện hơn 500 đợt kiểm tra trong tháng 9 và tháng 10, điều này có nghĩa là trung bình mỗi ngày JCC thực hiện từ 10 - 11 đợt kiểm tra. Tuy nhiên, các thanh sát viên cũng gặp nhiều cản trở do sự thiếu chuẩn bị của các tàu, khiến việc kiểm tra tàu bị kéo dài. Quan chức LHQ trên thừa nhận việc các tàu chưa thể xuất cảng là do khối lượng xuất khẩu gia tăng, một số tàu thiếu giấy tờ, chưa khử trùng và các thiết bị khác theo quy định.
Tình trạng kiểm tra tàu chậm trễ gia tăng từ giữa tháng 9 khi thời gian các tàu chờ để kiểm tra tăng gấp đôi, lên khoảng 10 ngày trước ngày 21/9. Khoảng 70% số tàu rời Ukraine sau thời điểm này vẫn đang chờ để thanh tra.
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga và Ukraine sớm thiết lập thỏa thuận ngừng bắn khả thi Theo hãng tin AFP (Pháp), ngày 11/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi Nga và Ukraine nhanh chóng thiết lập một thỏa thuận ngừng bắn khả thi bởi cuộc xung đột tại Ukraine càng kéo dài, tình hình càng trở nên xấu đi và phức tạp hơn. Phái đoàn Ukraine (trái) và Nga tại cuộc đàm phán ở vùng Brest, Belarus ngày 7/3/2022....