Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện chém người
Khi tòa đang đo đất, phó chủ tịch Hội Nông dân cùng gia đình đánh, chém người tranh chấp đất.
Sáng 7-8, đoàn công tác của TAND huyện Cái Bè (Tiền Giang) đến đo đạc ranh giới đất đang tranh chấp giữa gia đình ông Phạm Linh Vũ (Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cái Bè) với gia đình ông Huỳnh Văn Sấm tại tổ 21, khu 3, thị trấn Cái Bè, thì xảy ra việc đánh, chém người.
Theo các nhân chứng, trong lúc đo đạc hai bên gia đình có cãi nhau về ranh giới đất. Đến khi đoàn công tác chuẩn bị lập biên bản đo đạc thì bất ngờ con ông Vũ tên là Phạm Linh Quốc cầm ghế xông vào đánh người con gái của ông Sấm ngã ra đất. Khi bà này định phản ứng thì ông Vũ xông vào ôm chặt bà cho Quốc tiếp tục đánh, đá. Nghe tiếng tri hô, Công an thị trấn Cái Bè ở cạnh đó đến can thiệp. Sau đó Quốc cầm mã tấu định chém bà này liền bị công an thị trấn thu giữ hung khí.
Nạn nhân Huỳnh Thanh Danh bị phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Cái Bè chém trọng thương phải chuyển về BV Đa khoa Tiền Giang. Ảnh: HÙNG ANH
Xảy ra sự cố nên công an thị trấn mời các bên về trụ sở giải quyết. Khi đến trước cổng UBND thị trấn Cái Bè, bất ngờ ông Vũ dùng dao yếm, còn các con, cháu ông Vũ dùng mũ bảo hiểm, gạch, bóng đèn néon tấn công nhóm người của gia đình ông Sấm.
Tường trình của các nạn nhân nêu rõ: ông Vũ trực tiếp cầm dao yếm chém vào trán anh Huỳnh Thanh Danh (cháu ông Sấm). Anh còn bị các con cháu ông Vũ dùng bóng đèn, gạch đập vào đầu nên ngất xỉu. Một người con của ông Sấm còn bị gia đình ông Vũ dùng gạch ống tấn công vào vùng đầu… Sự việc đã gây náo loạn cả khu vực và thu hút khá nhiều người hiếu kỳ. Sau đó các nạn nhân được đưa vào BV Đa khoa huyện Cái Bè cấp cứu, riêng anh Danh khó thở, mất nhiều máu nên đã được gia đình chuyển đến BV Đa khoa Tiền Giang.
Chiều 7-8 ông Võ Văn Đặng, Trưởng Công an thị trấn Cái Bè, xác nhận: Có việc ông Vũ và các con, cháu xô xát, đánh chém gây thương tích cho những người trong gia đình ông Sấm. Hiện công an thị trấn đang tiếp tục điều tra, thu thập chứng cứ làm rõ vụ việc để xử lý.
Video đang HOT
Thẩm phán trong đoàn đo đạc đất, bà Hồ Thị Ánh Tuyết, cũng xác nhận vụ việc này. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với Trưởng Công an huyện Cái Bè để nắm thêm thông tin thì người này cho biết đang đi công tác…
Như báo Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, trước đây gia đình ông Vũ và gia đình ông Sấm tranh chấp lối đi. Sau đó ông Vũ xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp lấn chiếm lối đi và bị gia đình ông Sấm khiếu nại. Việc xây dựng nhà trái phép của ông Vũ đã bị Thanh tra Xây dựng Tiền Giang xử phạt hành chính và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cái Bè phê bình kiểm điểm. Trong lúc đang chờ tòa án giải quyết tranh chấp thì xảy ra vụ việc trên.
Theo PLTP
Về vụ giết người tình rồi tự sát bằng súng ở Sóc Sơn: Nước mắt chồng rơi trong trại cai nghiện
"Trà ơi, con có ở ngoài đấy thì về ăn cơm, cơm mẹ nấu rồi. Ba hồn chín vía con ở đâu về ăn cơm. Về ăn cơm với mẹ đi con... Con ơi, con gọi mẹ con về ăn cơm đi".
"Trà ơi, con có ở ngoài đấy thì về ăn cơm, cơm mẹ nấu rồi. Ba hồn chín vía con ở đâu về ăn cơm. Về ăn cơm với mẹ đi con... Con ơi, con gọi mẹ con về ăn cơm đi" - bà Nguyễn Thị Út - mẹ chồng của chị Nguyễn Thu Trà, ở thôn Tân Trại, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa khóc vừa gọi con dâu và giục đứa cháu trai 8 tuổi (con chị Trà) gọi mẹ về.
Hai bà cháu đứng trước mâm cơm và cứ ngoảnh mặt ra mảnh vườn hoang cuối nhà - nơi chị Trà đã bị sát hại đêm 22-10 để gọi chị. Mâm cơm cúng 3 ngày hoang hoải mùi hương trầm, lặng lẽ những làn khói mỏng manh cứ quanh quất trong ngôi nhà nhỏ mà nhìn mãi không phát hiện ra một thứ gì đáng giá, ngoài chiếc giường hàng ngày chị Trà và đứa con trai vẫn ngủ. Mẹ chồng, chị chồng và một số người bà con bên chồng của chị Trà ngồi trên chiếc chiếu trải dưới đất, ngay trước bàn thờ của chị, an ủi nhau rằng, chị rời bỏ cuộc đời này là tại số kiếp...
10 năm ngôi nhà vẫn chưa xây xong
Đã ba hôm nay, anh Lê Quang Tiến - chồng của chị Nguyễn Thị Trà, ở thôn Tân Trại, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội - một học viên đang cai nghiện ở Trung tâm giáo dục lao động xã hội 06 Sóc Sơn, không ăn không uống được gì. Tin vợ anh bị một gã đàn ông hàng xóm dùng súng sát hại khiến anh như bị rơi xuống vực thẳm. Ngồi trước chúng tôi, mắt anh đỏ hoe, những giọt nước mắt không ngăn được cứ vỡ òa ra tức tưởi. Anh không biết lý do gì khiến vợ anh bị người ta dùng súng bắn chết, nhưng anh có nghe dư luận râm ran bàn tán, và điều đó càng khiến người chồng bất hạnh ấy đau đớn, tủi hổ. Hình như, khi người đàn ông khóc, là khi nỗi đau đã không thể đau hơn.
Lúc đầu, tôi không biết tiếp cận với Tiến bằng cách nào, và thầm nghĩ, dù với cách nào thì câu chuyện cũng sẽ khiến người đàn ông này rất buồn. Vì không biết Tiến đã biết rõ câu chuyện vợ mình bị sát hại hay chưa nên tôi không dám đường đột, nhưng Tiến đã khóc ngay từ phút đầu tiên gặp tôi. Anh cúi mặt, để mặc những giọt nước mắt cứ thi nhau tuôn rơi. Tôi hỏi Tiến, vì sao anh lại khóc, để kiểm chứng xem anh đã biết chuyện không hay đã xảy ra với gia đình mình chưa, nhưng chỉ thấy Tiến lắc đầu và lặp đi lặp lại một câu nói: "Không ạ, không có gì đâu ạ".
Đội trưởng Nguyễn Văn Cát, cán bộ trực tiếp quản lý đội của Tiến kể rằng, trong Trung tâm 06 này, dù học viên bị cách ly với xã hội nhưng những thông tin bên ngoài như thế nào, các học viên đều nắm được, qua sách báo, tivi, khi chuyện không hay đến với gia đình học viên Lê Quang Tiến, qua công tác quản lý, các anh nắm bắt được tâm lý của Tiến không được tốt, có những biểu hiện bức xúc nên đã chủ động làm công tác giáo dục tư tưởng. Mấy ngày nay, Tiến được nghỉ lao động để đi học nội quy. Các thầy ở đây biết chuyện nên dặn dò các học viên cùng buồng, phải động viên và "để mắt" đến Tiền nhằm ngăn chặn những hành động tiêu cực.
Nhưng tiếp xúc với anh, tôi lại cảm nhận, anh đau buồn, tủi hổ nhiều hơn là bức xúc trước cái chết của vợ. Điều mà Tiến quan tâm nhất bây giờ là lý do vì sao vợ anh lại chết thảm như vậy, vì những dư luận anh nghe được nó không đúng với những gì anh vẫn nghĩ về vợ mình. Đàn ông không dễ dàng chia sẻ như phụ nữ, càng khó bộc lộ cảm xúc. Nhưng trước người lạ mà Tiến vẫn không kìm nén được cảm xúc đau đớn dâng trào trong lòng như vậy thì đủ biết, tâm trạng người chồng ấy đang trong sự giằng xé tới mức nào. Tôi nói với Tiến, anh có thể gọi điện về nhà để nói gia đình lên làm thủ tục cho về chịu tang vợ, đúng theo quy định, nhưng Tiến bảo, hình như gia đình không dám cho anh về vì sợ anh bức xúc trước cái chết của vợ mà có hành động không đúng.
Lê Quang Tiến kể rằng, anh và chị Nguyễn Thu Trà kết hôn từ năm 2000, chị Trà sinh năm 1982, kém chồng 5 tuổi. Quê Trà ở tận Hòa Bình, làm dâu ở vùng đất lạ, chị Trà rất được lòng gia đình bên chồng và đặc biệt là người chị gái chồng, bởi Trà rất chăm chỉ làm lụng. Hai vợ chồng đều nghèo khó, cũng làm đủ nghề để kiếm sống nhưng kinh tế vẫn không khá lên được. Hồi Tiến còn ở nhà, anh làm nghề cơ khí, còn chị Trà thuê nhà mở một cửa hàng chăm sóc da mặt ở ngay gần nhà. Nếu Tiến không vướng vào nghiện ngập thì có lẽ gia đình họ đã rất hạnh phúc với hai đứa con, một gái, một trai.
Nhưng cũng vì dính vào tệ nạn xã hội, nên căn nhà cứ mãi xiêu vẹo dột nát, mảnh đất bố mẹ cho, vợ chồng Tiến cất được một gian nhà mái lợp proximang, mùa hè nóng hầm hập, còn mùa đông thì gió lùa vào hun hút, lạnh thấu xương. Hai cái trụ cổng vẫn để gạch mộc, chưa kịp trát vữa, thế nên nhìn vào ngôi nhà của Tiến như nhà hoang, như bị chủ nhân lãng quên từ hàng trăm năm trước. Trong căn nhà nghèo khó của họ không có gì đáng giá, vì hình như làm được bao nhiêu tiền, Tiến đều nướng vào ma túy. Cũng vì kinh tế khó khăn mà hai đứa con của họ cũng không được ở gần nhau, đứa con gái lớn năm nay 10 tuổi nhưng phải gửi bà ngoại ở tận Hòa Bình chăm sóc, nuôi nấng, còn cậu con trai 8 tuổi đang học lớp 3 thì được ở với bố mẹ.
Chị H - chị gái của anh Tiến kể rằng, cùng cảnh phụ nữ đi lấy chồng, chị rất thông cảm và thương người em dâu vì Trà đã không may mắn khi lấy phải người chồng nghiện ngập. Chị lấy chồng cách nhà 3 cây số, vui buồn gì cũng dễ dàng chạy về bên mẹ, về với các em chia sẻ, còn chị Trà quê tận Hòa Bình, cách Sóc Sơn những hơn một trăm cây, có đau khổ, phiền muộn gì cũng khó mà chạy về khóc với mẹ. Chị H dành cho em dâu những lời lẽ thương xót, chị vừa khóc vừa nhìn di ảnh em dâu mà nói, như tâm sự với người đang sống: "Trước vong linh em tôi, tôi lúc nào cũng phải trân trọng những gì em tôi đã làm, Trà rất chịu thương chịu khó. Sáng dậy sớm đi thái thịt thuê, không nề hà bất cứ việc gì để kiếm tiền nuôi con". Trước câu hỏi của chúng tôi, rằng chị có nghe điều tiếng gì về em dâu của mình không, ví như chuyện chị Trà có tình cảm ngoài vợ ngoài chồng với anh Công - người đã bắn chị Trà rồi tự sát, chị H lắc đầu cho biết: "Tôi lấy chồng cách đây 3 cây số, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về qua đây thăm mẹ và em, không nghe thấy điều tiếng gì. Tôi chỉ thấy em dâu tôi là người phụ nữ chăm chỉ, Trà quá bất hạnh khi có chồng dính vào tệ nạn xã hội".
Xót xa tiếng đứa trẻ gọi mẹ về ăn cơm
Khi biết chúng tôi vừa từ Trung tâm giáo dục lao động xã hội 06 - nơi anh Lê Quang Tiến đang học tập - đến nhà chị Trà để thắp cho chị nén hương, bà Út - mẹ chồng chị Trà hỏi dồn: "Các cô thấy Tiến thế nào? Nó có khỏe không? Nó đã biết chuyện ở nhà chưa". Thấy tôi gật đầu, bà Út òa khóc: "Khổ thân con tôi, biết chuyện lại suy nghĩ rồi ốm đau bệnh tật". Bà Út có gương mặt vô cùng khắc khổ, bà cứ bưng lấy mặt khóc hu hu như đứa trẻ, chị H nhìn thấy mẹ khóc thì cũng sụt sùi mắt đỏ hoe. Bà Út có lẽ là một trong những người mẹ bất hạnh nhất mà tôi biết, con dâu bà thì bị người ta sát hại, con trai thì dính vào nghiện ngập, cả đời nuôi con, giờ lại nuôi cháu. Hạnh phúc đối với bà có lẽ được tính bằng ngày.
Thằng bé Minh - con trai chị Trà và anh Tiến, cứ đứng trước mâm cơm cúng, ngoảnh mặt ra phía sau nhà nơi mẹ nó bị giết, gọi: "Mẹ ơi, mẹ về ăn cơm với con đi, mẹ ơi...". Sau khi gọi mẹ, nó ngồi rũ ở một xó nhà, nghe người lớn nói huyện. Nhìn bà nội và bác khóc, nó không nói gì, cũng không khóc nhưng mặt cứ gục xuống hai đầu gối củ lạc. Phải hỏi chuyện mãi nó mới nói, bằng những lời lẽ của một đứa trẻ ngoan. Nó chưa đủ lớn để cảm nhận nỗi đau mất mẹ, nhưng đôi mắt nó đượm buồn. Nhìn nó gầy gò và hình như là già hơn so với tuổi. Chị gái nó cũng được về để chịu tang mẹ, nhưng bà ngoại đã đưa về Hòa Bình để đi học rồi, tình cảm chị em vì thế với nó cũng thật mờ nhạt. Đó là nỗi xót xa mà tất cả những người lớn đều hiểu và thương nó hơn bao giờ hết.
Lúc đầu, khi chúng tôi chỉ mới dừng xe ở đầu đường để mua thẻ hương và hỏi thăm đường vào nhà chị Trà, cô bán hàng đã nói ngay: "Các chị là phóng viên à? Nhà chị Trà ở bên trong ấy, chị ấy xinh lắm, còn nhà ông Công cũng ở gần đấy. Nhà ông Công 3 tầng, xây đẹp lắm. Ông này nổi tiếng chăng hoa từ lâu rồi, có lần còn bị người ta làm ầm lên". Câu chuyện đau buồn xảy ra vào đêm 22-10 khiến cả thôn Tân Trại nói riêng và xã Phú Cường nói chung náo loạn. Đến bây giờ vẫn náo loạn. Họ bàng hoàng khi biết thủ phạm là ông Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Cường - Trần Huy Công. Dư luận xì xầm cho rằng, giữa chị Trà và ông Công trước đó có mối quan hệ tình cảm. Nhưng với những tài liệu thu thập được, cho thấy trước đó chị Trà có mối quan hệ tình cảm với ông Công, khi chị quyết định dừng lại vì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình thì ông Công không chịu, vì thế giữa họ đã xảy ra mâu thuẫn và cái chết của hai người là kết cục đau đớn của mối tình ngoài luồng ấy.
Dù là nguyên nhân gì thì hai con người ấy đã về với đất. Không ai trách cứ người đã chết, mọi thù oán, mâu thuẫn giữa họ giờ chỉ là hư vô, nhưng nỗi đau họ để lại là có thật. Một người chồng đang cai nghiện, đau đớn bất lực với chính bản thân mình vì đã không biết vượt lên hoàn cảnh, sa đà vào ngõ cụt, giờ đây lại đối mặt với cái chết thảm của vợ, nỗi ân hận nhất của anh bây giờ là không về được đúng ngày đưa tang vợ. Hai đứa con chia lìa mỗi đứa mỗi ngả, đứa nhờ bà ngoại, đứa gửi bà nội trông.
Và những tiếng khóc gọi con dâu về ăn cơm của hai bà cháu héo hon trước mâm cơm cúng 3 ngày trong một buổi trưa vắng cứ ám ảnh mãi chúng tôi suốt dọc đường về.
Chị H (chị gái anh Lê Quang Tiến) cho biết: Trà làm đắp mặt xông hơi ở ngay quán Hải Vân gần nhà. Sáng ngày ra, Trà phải dậy từ 4h30 để đi thái thịt thuê cho quán bún phở, 7h30 thì về làm cho quán Hải Vân. Vừa chiều hôm trước hai chị em còn ngồi tâm sự với nhau, Tiến mới đi cai nghiện được 2 tháng, thế nên Trà nó vất vả lắm. Từ trước đến giờ, Trà rất chăm chỉ, nói có linh hồn em tôi, tôi thương em dâu còn hơn bản thân mình. Chồng không may mắc tệ nạn xã hội, nhiều khi Trà phải ăn một gói mì tôm sống để qua bữa. Phụ hồ, xách vữa, đi mua sắt vụn, cô ấy từng phải làm đủ nghề vất vả cực nhọc. Cả nhà có mỗi cái giường là có giá trị nhất. Trước đây Tiến cũng thương vợ thương con, chăm chỉ, sau này đi làm mới vướng vào tệ nạn, gia đình mới như thế. Gia đình tôi thực sự thương tiếc Trà, vì hiếm có người phụ nữ nào chịu đựng như em dâu tôi, nhiều khi tôi rơi nước mắt vì thương em dâu. Trà vất vả từ khi về nhà chồng đến giờ...
Theo ANTD
Phó chủ tịch hội nông dân xã bắn người tình rồi tự sát Do mâu thuẫn tình ái với chị Nguyễn Thu Trà làm nghề gội đầu, masage đang có chồng đi cai nghiện ma túy, Trần Huy Công đã dùng khẩu súng K54 bắn chết người tình kém mình 26 tuổi rồi tự sát. Hồi 21 giờ ngày 22-10, người dân thôn Tân Trại, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) giật mình nghe...