Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS: Khoảng 80% sàn giao dịch đã phải đóng cửa vì dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh doành của các doanh nghiệp BĐS bị đình trệ, đảo lộn, tính đến tháng 3 đã có 800 sàn giao dịch ngừng hoạt động, sức cầu BĐS đã chững lại khiến thị trường đang bị nén, nên có thể bật lên nếu dịch bệnh sớm được ngăn chặn.
Đó là những chia sẻ về tình hình thị trường BĐS của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh những khó khăn và thách thức đối với BĐS Việt Nam hiện nay.
Thưa ông, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản?
Ông Nguyễn Văn Đính: Cách ly xã hội và không tiếp xúc đã dẫn đến hàng loạt nhà hàng, cửa hàng, khách sạn, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng…từ vắng khách đến dừng hoạt động. Toàn dân trong tâm trạng phải lo chống đỡ dịch bệnh nên gần như không có động thái trao đổi mua bán BĐS trên thị trường. Khai thác kinh doanh BĐS sau đầu tư cũng trầm lắng thê thảm vì hàng loạt cửa nhà hàng, TTTM và văn phòng.
Tình trạng trên cho thấy sự ảm đạm của thị trường bất động sản. Hệ quả tất yếu là hàng loạt sàn giao dịch BĐS phải đóng cửa, môi giới bất động sản nghỉ việc, thất nghiệp. Trong tháng 2 có khoảng 300/1000 sàn BĐS trên cả nước phải đóng cửa, con số này tăng lên 80% trong tháng 3. Đến nay chỉ còn khoảng 200 sàn vẫn đang duy trì hoạt động, nhưng phải chuyển phương án làm việc online tại nhà.
Đối với các doanh nghiệp BĐS, họ đang phải đương đầu với những khó khăn và thách thức như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đính: Có thể thấy doanh nghiệp phát triển hạ tầng du lịch, nghỉ dưỡng đang gặp thiệt hại nặng nề nhất. Do đầu tư để kinh doanh dài hạn mà cơ sở kinh doanh lại tê liệt, tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến khủng hoảng, phá sản.
Còn DN phát triển bất động sản nhà ở không bán được hàng không thể đầu tư phát triển công trình có thể dẫn đến: Dự án chậm tiến độ, vi phạm cam kết như bàn giao nhà, trả vốn và lãi cho ngân hàng, nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội, trả lương cho nhân viên và nhiều hệ quả xấu khác. Những vấn đề trên đều làm cho DN gặp rủi ro với về tín dụng, vốn, phạt vi phạm.
Video đang HOT
Hiện tại chỉ còn khoảng 200 sàn vẫn đang duy trì hoạt động, nhưng phải chuyển phương án làm việc online tại nhà.
DN phân phối BĐS thì hết nguồn hàng để bán có thể dẫn đến phải nghỉ lâu dài vì khó tiếp cận nguồn hàng mới. Khó bán được hàng trong bối cảnh dịch covid-19, trong khi vẫn phải duy trì bộ máy đội ngũ nhân sự bán hàng (nhân sự đã được đào tạo và thuộc tập khách hàng phù hợp sản phẩm chào bán), vẫn phải trả lãi ngân hàng, bị phạt vi phạm tiến độ bán hàng, vẫn phải trả tiền quảng cáo tiếp thị trong thời gian không bán được hàng, trả tiền mặt bằng kinh doanh…
Nhìn chung nếu dịch bệnh kéo dài, nhiều DN có nguy cơ phá sản, vỡ nợ. Bởi giá trị các dự án bất động sản, sản phẩm rất lớn từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn lại là từ vay ngân hàng là chính (khoảng 70%).
Trong tình thế khó khăn như vậy, cần có giải pháp gì giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp không?
Ông Nguyễn Văn Đính: Chúng tôi đã có nhiều kiến nghị lên Chính phủ, các ban, bộ ngành về các giải pháp lúc này:
Về hỗ trợ nguồn vốn: chúng tôi kiến nghị ngân hàng có chính sách khoanh nợ gốc, cho chậm trả, hỗ trợ chưa phải trả lãi vay.
Về thuế, cho các doanh nghiệp được giãn các khoản thuế, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội đến khi nào hết dịch và sau dịch một thời gian để DN có vốn phát triển, hỗ trợ cho người lao động.
Về chính sách pháp luật, chúng tôi đề xuất tháo gỡ các vướng mắc trong các quy định pháp luật cho các dự án BĐS. Vấn đề này cũng đã được xử lý một phần như ban hành Nghị định 25 để tăng nguồn cung cho thị trường. Tôi đề xuất cho hồi tố quy định tại Khoản 3 điều 8 Nghị định 20 của Bộ Tài chính cho DN kể từ năm 2017.
Ngoài ra, tôi kiến nghị để phát triển nhà xã hội đang khan hiếm, cần bù lãi suất cho các ngân hàng nhà nước để cho vay phát triển các dự án nhà ở xã hội. Mở thêm room bán nhà cho người nước ngoài ở phân khúc căn hộ cao cấp vì dòng sản phẩm này phù hợp với đối tượng người nước ngoài hơn là khách trong nước, làm tăng thanh khoản, giảm tồn kho.
Xin cám ơn ông!
Nhật Minh
Nhiều sàn BĐS lớn giảm chi nhánh, cắt giảm nhân sự,...ứng phó với dịch Covid-19
Kiên trì, nỗ lực và sáng tạo là thông điệp mà ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Hải Phát Land gửi tới toàn bộ nhân viên trong hệ thống công ty mình nhằm vượt qua thời kỳ đầy khó khăn này.
Hải Phát Land là một trong những đơn vị phân phối bất động sản lớn nhất trên cả nước, với quy mô 25 chi nhánh trải dài khắp cả nước cùng đội ngũ gần 2000 nhân sự. Mỗi năm đơn vị này phân phối ra thị trường hàng nghìn sản phẩm BĐS.
Cũng như nhiều "ông lớn" phân phối BĐS khác, Hải Phát Land cũng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến thị trường chững lại, giao dịch khó khăn. Trước những thách thức đó thì nhiều đơn vị phân phối BĐS lớn cũng đã có "quyết sách" riêng cho mình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Hải Phát Land cho biết, thị trường BĐS đang đối diện nhiều khó khăn và thách thức, không phải bây giờ mà từ cuối năm 2019 cũng đã khó khăn. Chính vì thế ngay từ 2019 Hải Phát Land cũng đã có những chiến lược dịch chuyển thị phần. Và để ứng phó với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chiến lược 2020 của công ty là tập trung vào các TP lớn - nơi có nhu cầu ở thực, nên giao dịch tại hệ thống của Hải Phát Land vẫn túc tắc chứ không "đóng băng". Số lượng giao dịch đất nền và căn hộ có giảm nhưng không bị sụt hẳn.
"Ngoài ra, chúng tôi đã nâng mức độ chống dịch lên cấp độ cao nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế đến toàn hệ thống công ty. Không tổ chức sự kiện, hạn chế tiếp xúc khách hàng, nhân viên phải thường xuyên thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Các nhân viên sale chuyên sang tư vấn bán hàng online. Trước tình hình dịch có thể kéo dài, công ty cũng đã có phương án áp dụng công nghệ vào các giao dịch và hiện đang gấp rút hoàn tất,"ông Giang chia sẻ.
Về quy mô công ty, ông Giang cho biết hiện công ty chưa cắt giảm nhân sự, mà thay vào đó đây là cơ hội để công ty có thời gian tái cơ cấu lại hệ thống bởi Hải Phát Land hiện đang triển khai rất nhiều dự án, do đó công việc xử lý còn rất lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch kéo dài hết quý 2 thì nhiều khả năng công ty cũng sẽ tính đến biện pháp này. Trong hoàn cảnh khó khăn này, cần sự nỗ lực, kiên trì và sáng tạo mới có thể đứng vững và vượt qua thử thách.
Là một trong nhưng đơn vị phân phối BĐS hàng đầu khác tại miền Bắc, ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cũng bộc bạch, hiện giờ thị trường đang rất khó khăn. Cuối năm 2019 thị trường đã ngấm khó khăn về pháp lý nay lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến giao dịch và nguồn cung trên thị trường sụt giảm mạnh.
Trước thực trạng đó, hàng trăm sàn BĐS đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, với Đất Xanh Miền Bắc thì vẫn đang triển khai hoạt động bình thường. Trong gần 3 tháng đầu năm đã có khoảng trên 260 giao dịch thành công, nhưng chủ yếu là người mua nhà ở thực, đã tìm hiểu về dự án từ trước đó, còn hiện giờ các sự kiện mở bán phải tạm dừng lại.
Tuy nhiên, dự báo được những khó khăn, Công ty cũng đã phải cơ cấu lại quy mô hoạt động, đó là cắt giảm chi phí không cần thiết, giảm số lượng chi nhánh Chẳng hạn ở Đất Xanh Miền Bắc, từ đầu năm đến nay tôi đã cho cắt giảm tất cả các khoản chi phí rườm rà. Trong đó, đầu tiên là chi phí marketing và quảng cáo dự án. Tỷ lệ cắt giảm cỡ khoảng 70%. Trước đây, Đất Xanh Miền Bắc thường dùng cỡ khoảng 3-4 tỷ đồng mỗi tháng, khoảng 1 tỷ đồng mỗi tuần nhưng nay chỉ còn khoảng 200-300 triệu đồng. Công ty cũng phải trả lại một số điểm không quan trọng, rút về một số địa điểm chính.
Dù không chịu ảnh hưởng nặng nền như nhiều sàn BĐS nhỏ khác, nhưng Phú Quý Land cũng đang gặp khó khăn bởi doanh số giảm. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hà-Chủ tịch Phú Quý Land thì công ty rất may mắn so với nhiều đơn vị khác về khoản thuê mặt bằng. Bởi Phú Quý Land đã mua đứt 2 sàn của một tòa nhà để làm trụ sở.
Tuy nhiên, thị trường ảm đạm cũng đã làm cho doanh số giảm. Bởi vậy, công ty đã rút bớt một số chi nhánh ở những nơi không cần thiết. Đồng thời, giảm quy mô sale, một phần nhân viên cũng làm việc online nhằm hạn chế tiếp xúc xã hội, tụ tập nơi động người theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng chống dịch.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), cho biết HoREA cũng đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch và chuẩn bị phục hồi hoạt động trở lại sau đại dịch như gia hạn thuế, không xử phạt các doanh nghiệp và các cá nhân nộp chậm quyết toán thuế...
Bất động sản Khánh Hòa trầm lắng nhưng giá không giảm Ngày 14-4, Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Khánh Hòa cho biết việc nghỉ Tết kéo dài cộng với tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp, tạm ngưng cấp visa đối với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam đã khiến thị trường BĐS Khánh Hòa gần như "ngủ đông". Tuy nhiên, giá BĐS nhìn chung vẫn giữ...