Phó Chủ tịch Hà Nội: Thành phố cơ bản đã kiểm soát được dịch Covid-19
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết TP cơ bản đã kiểm soát được dịch. Các ca bệnh mới trong những ngày gần đây chủ yếu ở khu cách ly, khu phong tỏa.
Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, để triển khai xét nghiệm diện rộng trên địa bàn, TP đã huy động các lực lượng tham gia và công suất xét nghiệm đạt gần 70.000 mẫu đơn tương đương 700.000 mẫu gộp 10/ngày.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tốc độ xét nghiệm tăng lên trong các ngày gần đây nhưng các ca mắc cộng đồng giảm nhiều. Cao nhất là 73 ca phát hiện ngày 25/8, giảm xuống thấp nhất đến ngày 12/9 là 4 ca, có một ngày 9/9 không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.
Đến nay, tính cả 97.000 liều vắc xin AstraZeneca mới được phân bổ ngày 14/9, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bổ hơn 5,4 triệu liều vắc xin.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với Hà Nội chiều 15/9 (Ảnh: Trần Minh).
Hà Nội ” nóng ” như vậy mà giữ được như hiện tại là sự cố gắng rất lớn
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết hiện TP vẫn duy trì việc cách ly F1 tập trung. TP luôn chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch xây dựng các khu cách ly tập trung ở mức độ cao, có thể đáp ứng điều kiện cách ly cho 120.000 người, với phương án bảo đảm về nhân lực và nguồn lực cho các khu cách ly. Hiện nay, TP đã kích hoạt các cơ sở cách ly tập trung cho tối đa 70.000 người.
Video đang HOT
Về điều trị, Hà Nội đã xây dựng phương án 40.000 giường bệnh, trong đó tỷ lệ tầng một là 32.000 giường (đạt 80%), tầng 2 và tầng 3 là 8.000 giường (chiếm 20%).
“Qua việc triển khai công tác tiêm chủng, xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh thời gian qua, TP có thể tự tin khẳng định cơ bản đã kiểm soát được dịch. Các ca bệnh mới ghi nhận trong những ngày gần đây chủ yếu khu cách ly, khu phong tỏa. Hà Nội nóng như vậy, nguy cơ cao như vậy mà giữ được như hiện tại là sự cố gắng rất lớn, trong đó có sự hỗ trợ từ Bộ Y tế”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt trong triển khai công tác xét nghiệm thần tốc, cũng như tiêm chủng vắc xin.
Thời gian qua Hà Nội tăng tốc việc xét nghiệm và tiêm vắc xin.
Hà Nội xác định nhiệm vụ chống dịch là lâu dài
Tuy nhiên, do đặc điểm của biến thể Delta nên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch luôn hiện hữu, vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài. Khi đã khoanh vùng phong tỏa thì thần tốc xét nghiệm nhanh, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng và từ đó thu hẹp dần vùng phong tỏa, giãn cách.
Thứ trưởng cũng lưu ý Hà Nội cần chú trọng công tác phòng chống dịch trong các khu/ cụm công nghiệp vì dịch ở khu công nghiệp và cộng đồng có liên quan đến nhau.
Theo đó, yêu cầu 100% doanh nghiệp phải xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể và chủ doanh nghiệp phải ký cam kết công tác phòng chống dịch với Ban Quản lý khu/cụm công nghiệp hoặc chính quyền địa phương (đối với doanh nghiệp nhỏ). Doanh nghiệp ở “vùng xanh” thuộc trạng thái bình thường mới cần sàng lọc 7 ngày/lần.
Thứ trưởng cũng đề nghị Hà Nội xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà, cách ly, điều trị, chăm sóc sức khỏe của F0 tại nhà; lên phương án xây dựng, thiết lập các trạm y tế lưu động.
“Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng để không bị động. Tuy nhiên chúng ta cùng nỗ lực trong phòng chống dịch để các phương án này không được sử dụng trong thực tiễn”, Thứ trưởng Tuyên nói.
TPHCM chính thức tiếp tục 2 tuần giãn cách xã hội từ 0h ngày 16/9
Công bố những thay đổi biện pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn kể từ 0h ngày 16/9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình thông tin thêm về phương án cấp giấy đi đường, thí điểm "thẻ xanh Covid"...
Tối 15/9, lãnh đạo UBND TPHCM sẽ chủ trì buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày cuối cùng, thành phố cần phấn đấu kiểm soát dịch Covid-19 theo yêu cầu của Nghị quyết 86.
Theo chương trình dự kiến, tại buổi họp báo, lãnh đạo TPHCM sẽ công bố những thay đổi về biện pháp, phương án giãn cách xã hội áp dụng trên toàn địa bàn kể từ 0h ngày 16/9.
Với việc cơ bản đạt mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Quận 7, huyện Cần Giờ và Củ Chi được lựa chọn là những khu vực để TPHCM thí điểm từng bước mở lại các dịch vụ. Việc mở cửa trở lại ở các địa phương này dựa trên thử nghiệm áp dụng "thẻ xanh Covid" của thành phố.
Lãnh đạo TPHCM sẽ công bố những thay đổi về biện pháp, phương án giãn cách xã hội áp dụng trên toàn địa bàn kể từ 0h ngày 16/9 (Ảnh: Hữu Khoa).
Với những kịch bản, kế hoạch chi tiết, Quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ sẽ là tiền đề, thử nghiệm quan trọng của TPHCM trong việc phân tích, xem xét những bước mở cửa lại các hoạt động đã đủ an toàn hay chưa.
Chia sẻ với báo giới ngày 13/9, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết trong nửa cuối tháng 9, toàn địa bàn tiếp tục tập trung các hoạt động giúp cải thiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn, củng cố sự bền vững của những kết quả đã đạt được suốt thời gian qua.
Trong đó, thành phố sẽ tập trung tối đa cho công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19. Cụ thể, ngành y thành phố tiếp tục phấn đấu để việc bao phủ 100% vắc xin Covid-19 cho toàn bộ người dân được diễn ra sớm nhất, toàn bộ người đủ điều kiện tiêm mũi 2 sẽ được tiêm chủng đúng thời gian quy định.
"Thành phố xác định, tiêm vắc xin Covid-19 là điều kiện để địa phương mở lại các hoạt động, bình thường hóa các lĩnh vực kinh tế - xã hội", ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
TPHCM sẽ tập trung cho công tác tiêm chủng trong nửa cuối tháng 9.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở. Phần việc này không chỉ giúp địa bàn sớm vượt qua dịch bệnh Covid-19, mà còn giúp thành phố chuẩn bị trước cho thời điểm mở cửa trở lại các hoạt động, chống chịu với các đợt tái bùng phát dịch có thể diễn ra.
Tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM diễn ra chiều 15/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, cho biết Thủ tướng đã thống nhất với việc tiếp tục giãn cách xã hội tại thành phố thêm 2 tuần.
Thủ tướng cũng thống nhất, các địa phương kiểm soát được dịch bệnh có thể từng bước nới lỏng. Tuy nhiên, việc nới lỏng cần thực hiện theo nguyên tắc "an toàn là trên hết", những nơi chưa đạt các tiêu chí đề ra cần tiếp tục phấn đấu.
Các địa phương đủ điều kiện để nới lỏng sẽ chủ động thực hiện theo thẩm quyền. Cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức là nơi ra quyết định nới lỏng giãn cách.
Sau 31/12, dịch vụ nhạy cảm ở Bình Dương có thể hoạt động lại Sau ngày 31/12, nếu Bình Dương kiểm soát được dịch Covid-19, không còn "vùng đỏ", "vùng vàng", các dịch vụ nhạy cảm như massage, karaoke, quán bar, vũ trường có thể hoạt động trở lại. Trường hợp Bình Dương kiểm soát dịch bệnh thành công, các dịch vụ kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có thể hoạt động trở lại sau ngày 31/12....