Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Xóa nợ không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước
Mặc dù không ít đại biểu chưa thực sự đồng tình về việc khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước khi Quốc hội thảo luận nội dung này vào cuối tuần trước, nhưng ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tin rằng, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về khoanh nợ, xóa nợ, vì không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
Luật Quản lý thuế hiện hành đã có quy định về xóa nợ thuế.
PV: Đã nhiều lần Bộ Tài chính (BTC) trình Quốc hội cho xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp, nhưng đều không được Quốc hội “chuẩn y”. Theo ông, lần này, Quốc hội liệu có thông qua nghị quyết về việc khoanh nợ, xóa nợ cho một số đối tượng?
Ông Nguyễn Trường Giang.
Ông Nguyễn Trường Giang: Đúng là nhiều lần, BTC đề nghị khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp cho một số đối tượng, nhưng đều không được Quốc hội thông qua vì phạm vi khoanh nợ, xóa nợ quá rộng.
Đơn cử, năm 2014, BTC đề nghị xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế với các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2014. Đối tượng được xóa nợ gồm cả doanh nghiệp gặp khó khăn do đối tác bị phá sản hoặc phá bỏ hợp đồng kinh tế, dẫn đến phát sinh nợ thuế và tiền phạt chậm nộp; doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất trên 20%/năm, gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nên phát sinh tiền chậm nộp, phạt chậm nộp thuế.
Đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp của BTC không được Quốc hội thông qua vì phạm vi xóa nợ quá rộng, dễ tạo ra tiền lệ xấu là cứ khó khăn, có nợ thuế là kiến nghị xóa nợ.
Video đang HOT
Nhưng Dự thảo Nghị quyết về việc xử lý xóa nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi được BTC trình Quốc hội năm 2018 cũng gần tương tự Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội lần này, song đã không được thông qua?
Khi xây dựng Dự thảo nghị quyết này, BTC cũng được giao xây dựng Luật Quản lý thuế năm 2019. Vì vậy, Quốc hội quyết định dừng việc thông qua nghị quyết, đưa nội dung khoanh nợ, xóa nợ vào Luật Quản lý thuế để xử lý triệt để. Chỉ tiếc là, Luật Quản lý thuế năm 2019 không bao quát hết được các khoản nợ phát sinh trước ngày 1/7/2020 (Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực), nên giờ phải ban hành nghị quyết để “vá” lỗ hổng pháp luật.
Ông nói nghị định này nhằm “vá” lỗ hổng pháp luật nghĩa là thế nào?
Luật Quản lý thuế hiện hành đã có quy định về xóa nợ thuế, nhưng hầu như không thể thực hiện được, nên nợ thuế cứ tăng.
Cụ thể, luật quy định xóa các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế, nhưng không có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện được, vì trước khi ra quyết định xóa nợ thuế, cơ quan thuế phải thực hiện 7 biện pháp cưỡng chế nợ, mà thực tế, chỉ có thể thực hiện cưỡng chế bằng 2 – 3 biện pháp “có cũng như không”, như trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc, tổ chức tín dụng khác, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, vì đối tượng thuộc diện bị cưỡng chế nợ thuế thì trong tài khoản làm gì có tiền mà trích, phong tỏa tài khoản cũng bằng thừa.
Luật Quản lý thuế năm 2019 đã xử lý được những bất cập này, đặc biệt là cho phép khoanh nợ (không tính tiền chậm nộp), nhưng lại không quy định các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2020 được xử lý theo quy định mới, mà vẫn phải xử lý như luật hiện hành, nên đã tạo ra lỗ hổng pháp luật, buộc phải ban hành nghị quyết để xử lý dứt điểm.
Nghị quyết chỉ xóa tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp, chứ không xóa nợ gốc, nghĩa là nợ gốc vẫn khoanh lại. BTC cho biết, khoản nợ này không có khả năng thu hồi, vậy sao không xóa luôn cả nợ gốc?
Việc xóa nợ thuế thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019, tức là tất cả doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản; cá nhân đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ đều được xóa. Ngoài ra, các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế, chứ không phải áp dụng toàn bộ 7 biện pháp cưỡng chế nhưng không có khả năng thu hồi thì cứ tự động mà xóa. Còn trong thời gian chưa xóa thì khoanh lại, tức là không tính tiền chậm nộp.
Trong thời gian khoanh nợ, nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, thì quyết định xóa nợ, khoanh nợ vô hiệu, tức là vẫn phải nộp toàn bộ số thuế nợ. Quy định này nhằm tránh lợi dụng chính sách xóa nợ để trục lợi.
Nghị quyết cho phép xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp thì nợ thuế sẽ giảm hẳn. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp không ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước, vì đây là tiền ảo chứ không phải tiền thật.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Mạnh Bôn/baodautu.vn
Xóa nợ thuế: Tránh chây ì hưởng lợi
Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua giao trách nhiệm cho các đơn vị quyết định xóa tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt (gọi chung xóa nợ thuế).
Hàng ngàn tỉ đồng tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi dự kiến được xóa trong thời gian tới ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Quy định này là cần thiết, nhưng nếu không chặt chẽ, sẽ dẫn đến tình trạng chây ì để được xóa nợ thuế.
Khả năng xóa hơn 38.000 tỉ đồng
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tổng số tiền nợ thuế tính đến tháng 5 là hơn 84.600 tỉ đồng, trong đó nợ có khả năng thu là 46.400 tỉ đồng và nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 38.137 tỉ đồng, chiếm tới 45,1% tổng số nợ thuế.
Số nợ không có khả năng thu hồi đang là thách thức không nhỏ với ngành thuế khi con số gia tăng hằng ngày, hằng tháng (tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày) dẫn đến gây lãng phí nhân sự quản lý và làm mất cân đối cán cân thu ngân sách nhà nước. Dự kiến số nợ thuế này sẽ được xóa trong thời gian tới khi luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua có quy định về các trường hợp xóa nợ thuế.
Các trường hợp được xóa nợ thuế gồm doanh nghiệp (DN) phá sản; cá nhân đã chết hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản; các khoản nợ thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế đã quá 10 năm nhưng không có khả năng thu hồi... Thẩm quyền xóa nợ thuế được phân cấp như sau: chủ tịch UBND tỉnh quyết định các khoản nợ thuế DN dưới 5 tỉ đồng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với DN nợ thuế từ 5 tỉ đến dưới 10 tỉ đồng; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với DN nợ thuế từ 10 tỉ đến 15 tỉ đồng; Thủ tướng quyết định xóa nợ thuế đối với khoản nợ từ 15 tỉ đồng trở lên.
Nhiều chiêu trò gian lận
Liên quan khoản nợ thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi sẽ được xóa, luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho rằng các quy định hướng dẫn dưới luật cần chặt chẽ để tránh tình trạng chây ì nợ thuế để 10 năm sau được xóa.
Luật sư này cho rằng quy định về xóa nợ thuế là cần thiết nhưng thực tế có nhiều chiêu trò để gian lận, tẩu tán tài sản nhằm tránh nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn, DN nợ tiền thuế nhưng cố tình đem tài sản đi bán, cho, tặng dẫn đến khi cơ quan thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế thì DN không còn gì để trả. Đó là chưa kể việc cưỡng chế tài sản để thu hồi tiền thuế nhà nước thời gian qua rất ít được áp dụng, do quy trình thực hiện phức tạp, phải phối hợp với các cơ quan ban ngành như công an, chính quyền địa phương.
Một cán bộ thuế từng làm công tác cưỡng chế nợ thuế kể có DN do người chồng đứng tên nợ gần 10 tỉ đồng tiền thuế, đã kịp chuyển hết tài sản cho DN do vợ đứng tên đại diện pháp luật. Vì thế, cơ quan thuế không còn gì để cưỡng chế. Do đó, khả năng DN này sẽ có tên trong danh sách xóa nợ thuế trong thời gian tới. Xu hướng nợ thuế đang ngày càng tăng, nên việc phối hợp trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan chức năng sớm được triển khai. Đồng thời, cơ quan thuế cần công khai, minh bạch danh sách DN được xóa nợ thuế ra công chúng để người dân có sự giám sát.
Tiến sĩ Bùi Trinh (Viện Kinh tế phát triển VN) cho rằng khi DN không còn khả năng trả tiền thuế thì xóa là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, thế nào là mất khả năng trả nợ thuế cần phải quy định chặt chẽ nhằm tránh tình trạng DN bắt tay với cán bộ thuế, cơ quan được ra quyết định xóa thuế để tham nhũng tiền ngân sách nhà nước. Quy mô kinh tế ngầm hiện nay lớn, doanh thu DN cao, nhưng lại khai thấp. Thế nên, việc kết nối trao đổi dữ liệu thông tin giữa các cơ quan chức năng cần được nhanh chóng triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản, lợi ích nhóm.
Theo thanhnien.vn
TP.HCM: 1.159 doanh nghiệp nợ thuế hơn 2.760 tỷ đồng Cục Thuế TP. HCM vừa thực hiện công khai thông tin danh sách 1.159 đơn vị nợ thuế với tổng số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tính đến thời điểm 30/8/2019 là hơn 2.760 tỷ đồng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Theo đó, đứng đầu danh sách này là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài...