Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn
Gần trưa, hơn chục nồi cơm điện loại lớn chạy hết công suất, tiếng gọi “bán cho 2.000, 5.000, 10.000 đồng, 1 ký,… cơm trắng” gấp gáp vang lên của những người nghèo, công nhân lao động, người bán vé số, sinh viên.
Đó là không khí mua bán cơm trắng ở đường Nguyễn Thông (gần ga Sài Gòn, Q.3, TP.HCM) – được gọi là phố cơm trắng của người nghèo, có “tuổi đời” hơn 10 năm. Những hàng cơm trắng bày bán bên vỉa hè nườm nượp khách mua.
Phố bán cơm không (cơm trắng) chủ yếu phục vụ người nghèo trên đường Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM.
Phố cơm trắng ra đời gần ga vì nơi đây là điểm đến đầu tiên của những người tỉnh lẻ vào Sài Gòn kiếm sống. Từ đây, xuất hiện các khu nhà trọ tồi tàn cho khách xuống tàu đang bỡ ngỡ chưa biết đi về đâu. Nơi đây tập trung nhiều người lao động đủ ngành nghề, nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của họ cũng đơn giản, phù hợp túi tiền. Không màu mè thức ăn, gia vị, đôi khi họ chỉ cần ít cơm trắng, dưa, cà muối cũng xong một bữa.
Người bán cơm không cần thuê mặt bằng, chỉ mấy bình ga, vài cái nồi cơm điện loại 5kg, che dù bên vỉa hè là có thể bán được. Ngoài cơm trắng, vài quán bán thêm dưa, cà muối, nước mắm trong bao ny-lon.
Quán chị Nguyễn Thị Thanh Nga, bán cơm ký ở đường Nguyễn Thông 13 năm nay, khách vào mua liên tục, 3 người làm mà không kịp. Chị cho biết: “Khách đến mua cơm trắng đủ mọi thành phần, không chỉ người vô gia cư, lao động nghèo, sinh viên mà còn có người có điều kiện, dân văn phòng, gia đình không tiện nấu. Cơm loại thường bán với giá 8.000 đồng/ký, cơm ngon thì 10.000 đồng. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 – 1.000 đồng, lấy công làm lời thôi. Thời đại này còn khối người nghèo khổ, họ làm việc vất vả mà ăn uống lại rất kham khổ, nhiều người ăn dè dặt để tiền gửi về quê nuôi con”.
Chị Nguyễn Bích Hồng, cho biết bán ở đây hơn 12 năm, mỗi ngày gần 500kg cơm trắng. “Một ký gạo nấu thành 2 ký cơm, gạo ở đây chỉ 12.000 đồng/kg bởi chủ yếu dân nghèo, thường muốn ăn no, rẻ chứ không cần ngon. Nhiều lúc giá cả leo thang, tăng chút tiền cơm thấy xót cho người nghèo lắm. Bao nhiêu năm nay tôi chứng kiến nhiều cảnh đời éo le. Làm nghề này chúng tôi không mơ ước giàu sang”, chị Hồng chia sẻ.
Ông Trần Xuân Lợi, chạy xe ôm ở đường CMT8 vừa mua mấy bịch cơm, chia sẻ: “Nhờ mấy quán bán cơm trắng này mà anh em chạy xem ôm chúng tôi tiết kiệm được ít tiền để nuôi gia đình”. Còn sinh viên Phạm Ngọc Linh, vừa mua 10.000 đồng tiền cơm, cho biết: “Các bạn cùng phòng đang chờ em mang cơm về, chủ khu trọ của em không cho nấu. Nhà đứa nào cũng nghèo cả, chi phí học hành, sinh hoạt ngốn gần hết tiền cha mẹ gửi nên dè sẻn. Mua ít cơm, thêm dưa cà, rau là đủ bữa, chứ 3 đứa vào quán cơm cũng mất gần 50.000 đồng”.
Video đang HOT
Các em sinh viên xa nhà mua cơm trắng phần để tiết kiệm, phần vì chủ nhà trọ không cho nấu ăn.
Người chạy xe ôm, bán vé số… mua cơm trắng để ăn qua ngày. Đối với họ, bữa ăn cốt để no chứ không cần ngon.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga bán cơm trắng và cà pháo, dưa muối. Chị cho biết, người nghèo đến mua 2.000 cơm trắng, 2.000 cà pháo là ăn đủ bữa.
Có người gắn bó ở phố cơm trắng này hơn 15 năm, chứng kiến nhiều cảnh đời éo le nên đối với họ, bám cơm trắng không cốt để làm giàu.
Một quán ở đây bán khoảng 500kg cơm trắng/ngày, mỗi kg cơm họ lãi 1.000 đồng chưa trừ các chi phí nhân công, điện nước.
Theo vietbao
Quán cơm chay miễn phí ấm lòng người dân và học trò nghèo
6 ngày trong tuần khoảng 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa hàng ngày tại quán cơm chay từ thiện Ngọc Nhẫn (Phường 8, TP Vĩnh Long) mở cửa phục vụ hàng trăm suất cơm chay miễn phí cho những lao động nghèo, như bán vé số, phụ hồ, học sinh... suốt 3 năm nay.
No lòng người nghèo
Quán cơm chay Ngọc Nhẫn có diện tích khoảng 24m2 nhưng đặt được 10 chiếc bàn, sẵn sàng phục vụ cho cả 100 khách. Tuy là bữa cơm chay nhưng mỗi ngày đều có đủ 5 món, gồm: món canh, chiên, kho, dưa chua, món xào. Theo ghi nhận của PV Dân trí "khách" đến ăn cơm chủ yếu là dân lao động nghèo như: bán vé số, chạy xe ôm, công nhân lao động đến các bạn sinh viên, học sinh,...
Chị Lê Thúy Hường - bếp trưởng quán cơm chay cho biết: "Trước đây làm từng mở quán ăn nhưng trong một lần đến Tịnh xã Ngọc Nhẫn (huyện Vũng Liêm) để tịnh tâm, tôi sư Thích Ngọc Nhẫn bày tỏ tâm nguyện muốn mở quán cơm từ thiện, phục vụ cơm chay miễn phí cho người nghèo nhưng không có người "thổi lửa". Thấy ý tưởng sư hay, tôi đồng ý giúp sư nấu ăn cho quán cơm gần 3 năm."
Từ khi có quán cơm chay miễn phí này, mỗi tháng ông Đẹt tiết kiệm gần 600 ngàn đồng
Theo chị Hường, quán mở cửa phục vụ từ thứ 2 đến thứ 6, do tài chính và nhân lực chưa đủ mạnh nên quán chỉ phục vụ cơm trưa, từ 10 - 12 giờ trưa mỗi ngày. Trung bình, 1 ngày có khoảng 50 -70 lượt khách đến ăn cơm, riêng ngày rằm có đến cả 100 người. Ông Phạm Văn Đẹt - chạy xe ôm là khách quen của quán vui vẻ cho biết: "Một bữa cơm trưa bên ngoài bây giờ cũng hơn 15.000 đồng, tuy số tiền không lớn nhưng với những người lao động nghèo như chúng tôi thì có ý nghĩa lắm, nhất là những hôm ế khách."
Ở đây, nhóm phục vụ tại quán cơm chay miễn phí có 3 người rất thân thiện, làm việc tự nguyện. Đó là các chị Nguyễn Thúy Hường, Nguyễn Hồng Hoa, Trương Thị Khánh Ly là những phật tử có mặt từ lúc quán mới khai trương cho đến nay. Ngoài ra, một số học sinh trường THPT Nguyễn Thông cũng thường xuyên đến đây phụ dọn dẹp, rửa chén. Chị Hồng Hoa kể, nhiều khi học sinh ra trễ, hết cơm, anh chị em phục vụ nhường luôn phần cơm trưa của mình cho các em.
Trò nghèo cũng đầy bụng
Sư Thích Ngọc Nhẫn - Trụ trì tịnh xá cho biết, tâm niệm mở quán cơm từ thiện của sư đã nảy sinh gần 20 năm nay, nhưng đếnn nay mới làm được. Sư kể: "Lúc trước tôi đi khất thực ở nhiều nơi, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn của người lao động nghèo. Về nhà tôi trằn trọc, làm cách nào để người nghèo yên tâm làm việc mà không lo đến miếng ăn hằng ngày nên tôi nảy ra ý tưởng mở quán cơm chay từ thiện. Nhưng lúc đó tịnh xá còn khó khăn, cộng thêm không tìm được người thật sự có lòng từ tâm cùng tôi làm nên ý tưởng đó chưa thực hiện được. Một hôm, cô Như Thủy ghé thăm tịnh xá, thấy cô có duyên với Phật tôi liền trao đổi suy nghĩ của mình về quán cơm miễn phí. Cô ấy chấp nhận liền mà không một chút đắn đo". Thế là tháng 7/2011, quán cơm chay từ thiện Ngọc Nhẫn ra đời và hoạt động cho đến nay."
Sư Nhẫn cho biết thêm, lúc đầu, ra chợ thấy sư mua rau, các tiểu thương đều giảm giá 30% so với khách bình thường. Dần dần biết sư mua rau để phục vụ cho quán cơm từ thiện, bà con ngoài chợ chỉ cho mà không lấy tiền. Bây giờ, hằng ngày có người đem rau quả đến tận quán, cùng góp chung nồi cơm giúp đỡ bà con nghèo.
Nhiều em học sinh nghèo, nhà xa cũng no lòng nhờ quán cơm cháy Ngọc Nhẫn này
Lúc đầu, mỗi ngày quán cơm có khoảng 20 người đến ăn, dần dần nhiều người biết đến nên quán ngày càng đông hơn. Tuy có một số Phật tử ở chợ, doanh nghiệp,... ủng hộ gạo và rau củ để duy trì và mở rộng thêm thì Tịnh Xá còn nhiều khó khăn. Vì mọi chi phí chủ yếu dựa vào tiền cúng dường của Phật tử đến tịnh xá và tiền bán vật phẩm, quần áo Phật tử may sẵn tại quán.
Em Nguyễn Văn Thanh lớp 12A10 trường THPT Nguyễn Thông cho biết: "Là năm cuối cấp nên tụi em thương xuyên học ngày 2 buổi. Nhà em tận cù lao An Bình nên buổi trưa em không về nhà kịp. Nhờ có quán cơm chay này mà em tiết kiệm được chi phí, để dành tiền mua dụng cụ học tập, gia đình cũng an tâm khi biết em ăn cơm ở đây. Em hi vọng quán cơm này tồn tại mãi, để những năm sau, những học trò nghèo nhà xa như em sẽ no lòng khi đến trường, yên tâm học tập".
Trước khi chúng tôi ra về, Sư Ngọc Nhẫn chia sẻ: "Tôi hi vọng quán tồn tại mãi mãi dù khi tôi đã mất, đặc biệt phục vụ được hai bữa cơm/ngày cho bà con lao động khó khăn. Hiện nay do điều kiện hạn chế, mỗi ngày quán chỉ phục vụ được đến trưa là hết cơm và thức ăn".
Theo Dantri
Ấm lòng quán cơm 2.000 đồng giữa đất Sài thành Chỉ trong vòng 1h buổi trưa thứ 2, 4, 6 hàng tuần, khoảng trên 400 suất ăn chỉ với giá 2.000 đồng đã đến với người nghèo giữa một TP.HCM phồn hoa, đô hội. Ngày 15/3/2013 vừa qua, quán cơm từthiện xã hội Nụ cười 2 đã chính thức khai trương, đi vào hoạt động tại địa chỉ số 46/22 đường Nguyễn Ngọc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đè vạch chờ đèn đỏ cũng bị phạt 20 triệu là quá nặng?

"Cấm quảng cáo quá mức về sản phẩm với tuyên bố chữa bách bệnh"

Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông

Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng
Có thể bạn quan tâm

Lạc bước giữa thiên đường hoa hồng tại Sun World Ba Na Hills
Du lịch
11:28:23 18/05/2025
Hoa cúc thiếu cánh của G-Dragon có gì đặc biệt khiến giới trẻ phát sốt?
Phong cách sao
11:21:28 18/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 18/5: Song Tử khởi sắc, Thiên Bình khó khăn
Trắc nghiệm
11:21:22 18/05/2025
Bruno Fernandes cân bằng kỷ lục của Ronaldo
Sao thể thao
11:18:19 18/05/2025
Hôn lễ "đậm mùi tiền" của chồng cũ Từ Hy Viên: Cô dâu hot girl dát vàng ròng lên người, nhận 24 tỷ tiền sính lễ
Sao châu á
11:18:15 18/05/2025
Nintendo Switch 2 dùng GPU mới nhưng hiệu năng chỉ ngang RTX 2050
Đồ 2-tek
11:17:18 18/05/2025
Android 16 bảo mật vượt trội với 8 tính năng đột phá
Thế giới số
11:15:11 18/05/2025
Hoà Minzy được tuyên dương, biểu diễn siêu hit 200 triệu views đầy tự hào
Nhạc việt
11:13:23 18/05/2025
Dòng người đổ về Lăng Bác từ sáng sớm: Cảnh tượng xúc động trước sinh nhật lần thứ 135 của Người
Netizen
11:11:18 18/05/2025
Nữ hoàng dao kéo tuổi U60 đang đi ở châu Âu: "Trời ơi, ông Tây khen tôi đẹp quá"
Sao việt
11:01:19 18/05/2025