Phó chánh Văn phòng Huyện ủy chưa tốt nghiệp THPT
Bà Phan Thị Hà, hiện là Phó chánh Văn phòng Huyện ủy Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được phát hiện không có tên trong danh sách thi đỗ tốt nghiệp THPT…
Điều đáng nói, bà Hà đã vào biên chế được hơn 20 năm và đã kinh qua nhiều vị trí ở Huyện ủy Kỳ Sơn nhưng đến nay mới bị phát hiện thiếu bằng cấp hợp pháp.
Không có trong danh sách đỗ tốt nghiệp THPT
Thời gian qua, Báo Giao thông nhận được phản ánh của bạn đọc về việc bà Phan Thị Hà, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An sử dụng bằng cấp, chứng từ tốt nghiệp THPT giả để thăng tiến. Vào cuộc xác minh, chúng tôi nhận thấy phản ánh của bạn đọc là có cơ sở.
Hình ảnh minh họa
Theo đó, bà Phan Thị Hà sinh năm 1971 ở xã Sơn Phố (nay là thị trấn Phố Châu), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong hồ sơ lưu tại Ban Tổ chức Huyện ủy Kỳ Sơn thì bà Hà không có bằng tốt nghiệp THPT mà chỉ có giấy xác nhận “đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT khóa 1988 – 1989 tại Hội đồng thi Hương Sơn; đã vào Sổ cấp bằng số 326/89″ do Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cấp ngày 20/9/2008.
Đến năm 1997, bà Hà được biên chế làm chuyên viên Văn phòng Huyện ủy Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, sau đó được điều động lên làm chuyên viên Ban tổ chức Huyện ủy Kỳ Sơn. Ngày 24/4/2017, Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn tổ chức lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm bà Phan Thị Hà giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng Huyện ủy Kỳ Sơn.
Video đang HOT
Huyện ủy Kỳ Sơn, nơi bà Hà công tác
Ngay sau khi được bổ nhiệm, có đơn tố cáo bà Hà sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 giả nên Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn đã thành lập đoàn thanh tra xác minh. Kết quả, văn bản của Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Tĩnh gửi Huyện ủy Kỳ Sơn khẳng định: Bà Phan Thị Hà (SN 1971 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh, học sinh Trường PTTH Lê Hữu Trác) “không có tên trong danh sách đỗ tốt nghiệp PTTH khóa thi năm 1989, lưu tại Sở GD&ĐT Hà Tĩnh”.
Cá nhân không trung thực, tổ chức chủ quan
Trao đổi với Báo Giao thông, bà Cụt Thị Nguyệt, Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết: “Tháng 3/2016, tôi được bổ nhiệm về làm Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy. Vào thời điểm này, Văn phòng Huyện ủy đang thiếu 1 Phó chánh Văn phòng phụ trách công tác hậu cần. Trong khi nhân sự từ bên ngoài rất khó tìm nên Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định lấy nhân sự tại chỗ. Sau khi rà soát tôi thấy chị Hà đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nên đã đề xuất với Huyện ủy. Sau đó, Huyện ủy làm quy trình và quyết định điều động, bổ nhiệm chị Hà làm Phó chánh Văn phòng Huyện ủy. Sau khi công bố quyết định bổ nhiệm thì Huyện ủy nhận được đơn thư rằng, chị Hà sử dụng chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 giả nên đã giao thường trực Huyện ủy kiểm tra, xác minh. Kết quả xác minh, chị Hà không có tên trong danh sách đỗ tốt nghiệp PTTH khóa thi năm 1989″.
Cũng theo bà Nguyệt, để xảy ra việc này, trách nhiệm đầu tiên là thuộc về bà Hà – là một đảng viên nhưng bà Hà đã không thành thật với bản thân mình và tổ chức. “Ngoài ra, Ban Tổ chức Huyện ủy cũng có chủ quan vì cứ nghĩ rằng, chị Hà đã là biên chế của Văn phòng Huyện ủy, từng là chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy. Chưa kể, thời điểm làm quy trình, chị Hà có các văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định như: Giấy xác nhận đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp PTTH; bằng Đại học tại chức Luật do Đại học Vinh cấp; chứng chỉ Trung cấp lý luận; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức… nên không rà soát kỹ”, bà Nguyệt nói.
Về hướng xử lý, bà Nguyệt cho biết: “Do chị Hà thuộc Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý nên hiện Huyện ủy chưa đưa ra kết luận cuối cùng mà có văn bản xin ý kiến Tỉnh ủy phúc tra, xác minh thêm. Trong đó, Huyện ủy có đề xuất hướng vận động bà Hà xin nghỉ, chờ đến tuổi về hưu. Sang tuần tới, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An sẽ lên làm việc với Huyện ủy Kỳ Sơn để làm rõ thêm về vấn đề này. Riêng bà Hà, từ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đến nay đã được cho tạm nghỉ công tác”.
“Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã nhận được văn bản báo cáo sự việc của Huyện ủy Kỳ Sơn. Sắp tới, đoàn công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy sẽ lên làm việc với Huyện ủy Kỳ Sơn về vụ việc này. Quan điểm của chúng tôi là ai sai người đó chịu trách nhiệm, tổ chức không bao che cho cái sai của một cá nhân hay tập thể nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét toàn diện, khách quan, đầy đủ, tính lịch sử và các văn bản điều chỉnh ở từng thời kỳ…
Ông Hồ Phúc Hợp, Trưởng ban .Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An
Theo motgiadinh.net
Phạm Xuân Mạnh: Mạnh "Kalou" và đôi hài cổ tích của mẹ
"Mỗi lúc khó khăn, tôi lại nhớ đôi giày mẹ mua cho. Đấy là đôi giày đầu tiên của cuộc đời cầu thủ của tôi và để có nó, mẹ đã phải bán đi con trâu trong nhà", Phạm Xuân Mạnh bắt đầu câu chuyện đầy xúc động.
ảnh minh họa
Người ta nói rằng, Nghệ An sản sinh rất nhiều tài năng và "sóng sau cứ đè sóng trước". Nhiều người đúc kết, các ngôi sao thành danh của bóng đá xứ Nghệ hầu hết đều sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nói thẳng ra, ngoài đam mê, các bậc phụ huynh dẫn cầu thủ đến với bóng đá đều nuôi hy vọng đổi đời, vượt qua cái nghèo cái khổ. Phạm Xuân Mạnh cũng là một tấm gương vượt lên chính mình ở "quê choa".
Vì có cái ngoại hình hao hao giống Salomon Kalou (Bờ Biển Ngà) nên các đồng đội "đặt chết" cho anh cái biệt danh Mạnh "Kalou". Chàng trai người huyện Yên Thành thừa nhận rằng, anh không có gì ngoài sức khỏe và để có được điều đó, một phần ngày còn nhỏ được phải bươn mình ra đồng để phụ giúp bố mẹ những ngày vào vụ. Thậm chí, tuổi lên 10, cậu bé nhóc con ấy đã cầm lái cả cái máy cày dù lọt thỏm giữa đôi càng và chiếc ghế lấm đầy bùn đất.
"Ngày trước thấy bố mẹ cơ cực nên tôi tuổi nhỏ làm việc nhỏ, thấy cái gì thì làm cái đó, được phần nào hay phần đó. Mà trẻ con ở quê như tôi tất cả đều thế cả. Ngoài giờ học, phụ giúp mới lôi nhau ra đá bóng. Nói là bóng cho sang chứ toàn đá mấy trái bòng, bưởi non, phơi cho héo mới đá được dai, được lâu. Không trộm được bòng bưởi của nhà thì đá bóng với tất cả những gì có thể làm trái bóng được. Cứ thế mấy mạng lùa nhau ra bãi đất, đá như như ngày mai không còn được chơi bóng nữa", Xuân Mạnh hồi tưởng.
Xuân Mạnh và bố mẹ của mình
Mạnh nói rằng, cuộc đời anh như một câu chuyện cổ tích. Mạnh nhớ như in ngày mẹ (bà Phan Thị Hà) đèo anh xuống Vinh đi thi. Từ quê lên phố tất cả đều ngỡ ngàng và chính bà Hà cũng thầm nhủ, để con trai thi cho thỏa mãn chứ chẳng mong điều gì. Ấy vậy mà giấc mơ của cậu bé lái máy cày đã trở thành sự thật. Ngày nhận tin trúng tuyển, hai hàng nước mắt cứ thế chảy trên gò má của Xuân Mạnh.
Tuổi 17, Mạnh cảm cảm thấy mình là một "thanh niên cứng" thật sự. Anh bạo gan về nói với mẹ, muốn có 1 đôi giày "xịn" để đá giải U17QG - Báo Bóng đá 2012 tại Huế. Mẹ Hà cười hiền, rồi nói với con trai: "Mi cứ yên tâm, kiểu chi cũng có giày". Mạnh có giày "xịn" thật và anh đã ôm nó ngủ nhiều đêm liền. Đôi giày ấy, Mạnh tiết lộ là phải mất 4 củ (4 triệu đồng) mới khuôn về được.
Mãi sau này, Mạnh mới biết được "bí mật" của người mẹ. Anh trở về nhà và thấy con trâu trong nhà biến mất. Hóa ra để có đôi giày cho con, mẹ Hà đã phải bán con trâu gia sản lớn nhất trong nhà cho kẻ lạ. Có lẽ vì thế khi có chút tiền lương, thậm chí là nhận hàng trăm triệu đồng sau thành công tại VCK U23 châu Á 2018 hay mới đây là ASIAD 18, Mạnh luôn nhớ thuở hàn vi, nhớ đến người mẹ tảo tần luôn âm thầm hy sinh vì con.
Bây giờ, Mạnh "Kalou" đang đi những đôi giày còn xịn và còn đắt hơn rất nhiều so với 6 năm về trước nhưng với anh, "đôi hài" của mẹ Hà giống như một phép màu, giúp anh trở thành một chàng trai được nhiều người mến mộ. Trong trận bán kết lượt về Cúp QG 2018 giữa SLNA và FLC.TH mới đây, Xuân Mạnh bị rạn xương mác và được chẩn đoán là phải nghỉ dài hạn. Dẫu vậy, người ta tin, với ý chí, với sự cầu tiến và cả câu chuyện cổ tích "đôi hài của mẹ", Mạnh sẽ trở lại.
Tin ở Xuân Mạnh, tin ở hoa hồng!
Theo Bongdaplus
Sau 3 ngày ký hợp đồng tư vấn du học, nữ sinh mất trắng 15 triệu Ký hợp đồng tư vấn du học với Công ty CP Hợp tác quốc tế Jasa (Nghệ An) khi mẹ chưa đồng ý bảo lãnh tài chính, em Phan Thị Hà (Nghi Xuân) đã mất 15 triệu tiền cọc chỉ sau 3 ngày. Trụ sở Công ty Cổ phần hợp tác quốc tế Jasa tại Nghệ An. Ảnh: Quang Đại Em Phan Thị...