Phó chánh Văn phòng HĐND Gia Lai nguy kịch do uống thuốc trừ sâu
Chiều 7.6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, đang tích cực điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị L (51 tuổi, Phó chánh Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai), nhập viện do bị ngộ độc.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Nguôn: Internet
Trước đó, khoảng 17h chiều 6.6, bà Lựu nhập viện vào khoa Cấp cứu, sau đó được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để tiếp tục điều trị.
Theo hồ sơ bệnh án, lúc mới vào viện bà Lựu có biểu hiện la hét, kích thích, tim đều, huyết áp tăng.
Một bác sĩ tại đây cho biết, bà L bị ngộ độc thuốc trừ sâu nhưng người nhà không tìm thấy được chai thuốc bệnh nhân uống. Qua kiêm tra, xác định loại thuốc mà bà L uống là một loại phốt pho hữu cơ, có chất giải độc. Sau quá trình điều trị, bà L có tim mạch ổn định nhưng vẫn trong giai đoạn nguy kịch. Nếu tiến triển tốt thì 3-4 ngày nữa có thể qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
Chiều 7.6, trao đổi qua điện thoại, ông Vũ Tiến Anh – Chánh Văn phòng HĐND Gia Lai – cho biết, ông có nghe thông tin bà L bị ốm nhập viện nên sáng 7.6 có cử cán bộ đi thăm, nhưng bác sĩ không cho vào nên chưa biết cụ thể bệnh tình như thế nào. Về thông tin bà L có phải tự tử hay không, ông Anh cho biết vẫn chưa xác định được, bởi lâu nay bà L hay bị ốm đau phải nhập viện.
Theo Danviet
Sông Nhuệ, sông Đáy: Nguồn thực phẩm bẩn cho 5 tỉnh, thành phố
"Giai đoạn 2011 - 2016 ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc hơn 4 triệu ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết" - báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 của Quốc hội nêu rõ.
Thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể gây bức xúc cho người dân.
Chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm
Ngày 5.6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016. Trong báo cáo do ông Phan Xuân Dũng- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nêu vấn đề rất đáng chú ý.
Đó là kiểm soát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm. Theo báo cáo thì đây là vấn đề còn không ít tồn tại, yếu kém. "Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.
Giai đoạn 2011 - 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70 ngàn người chết và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được" - ông Phan Xuân Dũng cho biết.
Phát biểu góp ý vào báo cáo, ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho biết: Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về an toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tiến hành chỉ có 10% người được hỏi yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày, 59% nói chưa yên tâm lắm và 27,5% nói chưa yên tâm.
Về con số những ca ngộ độc hằng năm được báo cáo nêu, ĐB Hoàng Mai cho rằng đó chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm. "Thực tế xảy ra với mỗi cá nhân chúng ta, mỗi gia đình, tôi tin chắc rằng ít nhất hằng năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên đến thực phẩm mà người dân tự xử lý không được các cơ sở y tế ghi nhận. Bên cạnh đó còn có hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc hằng ngày thông qua sử dụng thực phẩm không an toàn" - ĐB Hoàng Mai nêu.
Sông Đáy, sông Nhuệ ô nhiễm ảnh hưởng đến 5 tỉnh, thành phố
Ở góc nhìn khác, ĐB Dương Minh Ánh (Hà Nội) cho hay, để có sản phẩm rau quả tươi sống sạch trước hết nguồn nước và môi trường đất, môi trường không khí phải sạch. ĐB Ánh nêu cụ thể việc ô nhiễm môi trường nước đã trở lên rất trầm trọng ở hai sông Đáy và sông Nhuệ. "Đây cũng nguyên nhân gây ra nguồn thực phẩm bẩn hằng ngày, hàng giờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và sức khỏe của người dân ở 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình.
Sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng.
ĐB Ánh dẫn số liệu thống kê của Cục Quản lý Tài nguyên Môi trường, năm 2016, trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày tiếp nhận 3.811 triệu m3 nước thải, trong đó nước thải từ trồng trọt chăn nuôi chiếm 67%, nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 16%, nước thải công nghiệp hơn 16%, nước thải y tế chiếm khoảng 0,4%. Bên cạnh đó có khoảng 1982 nguồn nước thải ra khắp dọc bờ sông đang có xu hướng ô nhiễm ngày càng gia tăng.
Vẫn theo ĐB Ánh, mặc dù Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường ở sông Nhuệ và sông Đáy, cùng với đó là sự vào cuộc của các bộ ngành địa phương với hàng trăm dự án công trình hạ tầng với mô hình bảo vệ môi trường được triển khai hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa sông Đáy, sông Nhuệ trở lại sự trong sạch.
"Nhưng tôi e rằng mục tiêu đó khó có thể đạt được như mong muốn trong thời gian 3 năm tới. Muốn giải quyết vấn đề thực phẩm sạch như rau quả tươi sống thực phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thì trước hết chúng ta phải giải quyết dứt điểm về nguồn nước tưới tiêu và môi trường đất sạch.
Theo Danviet
Hơn 60 người nhập viện sau khi ăn bánh mì Cùng ăn bánh mì tại một cửa hàng, nhiều người dân ở Thừa Thiên Huế phải nhập viện điều trị với các triệu chứng nôn ói, nhức đầu. Chiều tối 29/11 và sáng nay 30/11, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ở xã Phong An (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) liên tục tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu với...