Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tôi vẫn ăn thịt lợn hàng ngày
“Hiện nay toàn bộ số lợn bị dịch ở Hà Nội đã được đem đi tiêu hủy theo quy định, số lợn còn lại rất an toàn nên người dân không nên hoang mang, quay lưng với thịt lợn mà vẫn nên ăn thịt bình thường vừa để đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình và cũng vừa để giúp đỡ người dân, ngành chăn nuôi Thủ đô vượt qua khó khăn.
Chúng tôi vẫn ăn thịt lợn bình thường. Theo tôi, bà con nên chọn mua thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chế biến chín để ăn là đảm bảo nhất”.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã chia sẻ như trên tại cuộc họp giao ban quý I về Chương trình xây dựng Nông thôn mới của TP. Hà Nội chiều 3/4.
Nói về tình hình dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, dù dịch tả lợn châu Phi đã tấn công Hà Nội hơn 1 tháng nhưng đến nay số đầu lợn bị nhiễm bệnh và tiêu hủy rất ít chỉ khoảng hơn 2.000 con trên 2 triệu con toàn thành phố, số lợn bị dịch chủ yếu rơi vào các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Cán bộ thú y tại địa bàn các quân, huyện của Hà Nội tích cực phun tiêu độc khử trùng. Ảnh: I.T
Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 12 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội; 32 xã, phường, 52 thôn, tổ dân phố, 122 hộ chăn nuôi, phải tiêu hủy 2.218 con lợn. Trong đó 2 ổ dịch mới phát sinh từ ngày 26 – 29/3 tại huyện Thanh Trì và Hoài Đức, gồm 8 xã, 53 hộ chăn nuôi, 469 con lợn phải tiêu hủy. Riêng tại huyện Sóc Sơn có 12/26 xã, thị trấn, 26 thôn, 79 hộ chăn nuôi có dịch, đã tiêu hủy 866 con lợn.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh là do nhiều hộ chăn nuôi lợn sử dụng nguồn thức ăn tận dụng, thức ăn dư thừa tại các bếp ăn, nhà hàng; một số hộ qua lại tại các hộ có lợn bị bệnh dịch; một số địa phương xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải gây ô nhiễm môi trường; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan còn thiếu chặt chẽ trong công tác phòng chống bệnh dịch…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2019 ngày 3/4 tại Hà Nội.
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2019 ngày 3/4, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng: Mặc dù các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và nhân dân cũng tích cực thực hiện công tác phòng, chống, nhưng bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh chưa có thuốc điều trị, phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng: “Việc quan trọng nhất cần làm hiện nay là tích cực dập bệnh dịch, không để phát sinh bệnh dịch mới. Tôi yêu cầu các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các quận, huyện cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền sâu rộng, đa dạng bằng nhiều hình thức đến tận hộ, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống bệnh dịch…”.
Đến nay Hà Nội đã tiêu hủy trên 2.000 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Các vùng phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở Thủ đô đã được cách ly. Ảnh: I.T
Người dân vẫn nên ăn thịt bình thường
Là địa phương mới xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Minh Ngọc thông tin, để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng, huyện đã cấp 20.946 lít hóa chất tổ chức 2 đợt tiêu độc khử trùng cho 32 xã, thị trấn; hướng dẫn 215 cán bộ thú y cơ sở, 900 hộ chăn nuôi lớn trên địa bàn kỹ thuật phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi…
Người dân chen nhau thưởng thức thịt lợn sạch được chế biến luôn tại gian hàng thực phẩm an toàn ở Hà Nội.
Ông Kiều Xuân Huy – Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) cho hay: Tính đến ngày 31.3, toàn bộ số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã của huyện đã được chôn xử lý theo quy định và địa phương cũng đã tiến hành làm thủ tục hỗ trợ bà con ngay sau khi tiêu hủy.
“Dù đến nay chưa phát sinh thêm ổ dịch mới, song chúng tôi vẫn đang làm mọi thứ có thể để cầm cự và ngăn chặn dịch”, ông Huy nói.Tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì… chưa xảy ra dịch nhưng cũng đang ráo riết thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh; trong đó, tập trung tuyên truyền về cơ chế xâm nhiễm, lây lan dịch bệnh; khuyến cáo người dân không chủ quan, giấu dịch, vứt xác lợn bị mắc bệnh dịch ra sông, kênh mương…
Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều khẳng định, đến thời điểm này trên địa bàn huyện chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên huyện không chủ quan mà vẫn bố trí nhân lực phòng, chống bệnh dịch ở tất cả các xã, thị trấn; đồng thời, thực hiện chế độ giao ban thường xuyên để nắm bắt tình hình, xử lý kịp thời…
Cũng theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, bên cạnh việc, dập dịch, tiêu độc, khử trùng, các quận, huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan để hỗ trợ kịp thời, công khai, minh bạch để bà con (có lợn bị tiêu hủy) yên tâm và tạo lòng tin cho các hộ chăn nuôi khác tích cực phối hợp trong công tác phát hiện, khai báo, tiêu hủy khi lợn bị dịch.
Theo Danviet
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng: Huy động đa dạng nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Sáng 14/2, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đi kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" tại huyện Phú Xuyên. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội tại huyện Phú Xuyên
Thực hiện Chương trình số 02, huyện Phú Xuyên đã tập trung dồn điền đổi thửa được 9.060ha (đạt 105,25% so với diện tích TP giao). Trên cơ sở thành công của dồn ghép ruộng đất, huyện đã chuyển đổi được trên 2.803ha đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa chất lượng cao, cây ăn quả và chăn nuôi xa khu dân cư. Toàn huyện đã xây dựng được 8 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 5 mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp...
Cùng với phát triển nông nghiệp, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Phú Xuyên cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Toàn huyện đã có 20/26 xã về đích; huyện phấn đấu đưa 6 xã còn lại đạt chuẩn NTM năm 2019. Đồng thời, hoàn thành xây dựng NTM nâng cao tại hai xã: Đại Thắng và Tri Thủy. Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Phú Xuyên cũng đã đạt 5/9 tiêu chí "Huyện nông thôn mới".
Bên cạnh cơ sở hạ tầng được nâng cấp ngày một đồng bộ, đời sống người nông dân cũng không ngừng được cải thiện. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện đạt gần 40 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1,2%. Đa số gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang...
Ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành uỷ làm việc với huyện Phú Xuyên
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những kết quả thực hiện Chương trình số 02 của huyện Phú Xuyên. Dù vậy, để đạt được mục tiêu xây dựng NTM trong năm 2019, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh nhiệm vụ tiên quyết là địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch để người dân thực sự là chủ thể trong chương trình xây dựng NTM.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị địa phương làm tốt công tác phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt là xử lý dứt điểm các trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp. "Nếu để xảy ra khiếu kiện vượt cấp phức tạp, Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước TP...", đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người nông dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng, xuyên suốt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện Phú Xuyên tiếp tục đẩy nhanh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Khuyến khích các tổ chức, DN đầu tư phát triển nông nghiệp. Xây dựng NTM phải gắn với xây dựng công nghiệp hỗ trợ, nhất là công nghiệp chế biến, và đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại... Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM tại các xã đã đạt chuẩn...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình sản xuất lúa vụ Xuân 2019 bằng mạ khay
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cũng cho rằng: Nguồn vốn cần thiết cho xây dựng NTM là rất lớn. Do đó, địa phương cần huy động đa dạng từ nhiều thành phần kinh tế, nhiều nguồn thu với trọng tâm là từ đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức; thực hiện tốt công tác xã hội hoá đầu tư, huy động nguồn lực từ các tổ chức, DN tham gia các dự án trung tâm thương mại, cụm công nghiệp, nước sạch...
Trước đó, trong sáng cùng ngày, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã xuống đồng thăm mô hình sản xuất lúa vụ Xuân 2019 bằng mạ khay, máy cấy của Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Thắng (xã Đại Thắng). Trên cánh đồng thôn Tạ Xá, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng tận tình thăm hỏi, động viên nông dân tích cực sản xuất. Đồng thời nhấn mạnh, TP luôn quan tâm, hỗ trợ cao nhất các điều kiện để sản xuất của bà con nông dân được thuận lợi.
Ghé thăm Nhà văn hóa thôn An Mỹ (xã Đại Thắng), đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đã trao tặng Nhân dân trong thôn 3 thùng sách, 1 bộ máy vi tính và 1 máy in; đồng thời mong muốn huyện Phú Xuyên tiếp tục đầu tư, nâng cấp thiết chế hạ tầng tại các nhà văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư.
Theo Kinhtedothi
Đồng hành với Hà Nội để xây dựng Thủ đô vì hòa bình, trái tim của cả nước Đó là đề nghị của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học - cao đẳng trên địa bàn Thành phố nhân...