Phó bí thư Đắk Lắk làm Phó Ban Nội chính Trung ương
Ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Phó bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk Trần Quốc Cường làm Phó Ban Nội chính Trung ương
Ngày 20/7, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị về điều động, bổ nhiệm ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Sau khi nhận quyết định bổ nhiệm, ông Trần Quốc Cường cũng sẽ thôi tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ; thôi giữ chức Phó bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020.
Với việc bổ nhiệm ông Trần Quốc Cường, hiện Ban Nội chính Trung ương có 6 lãnh đạo. Trưởng ban là ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Ban gồm ông Võ Văn Dũng; Trần Quốc Cường, Nguyễn Thái Học, Phạm Gia Túc và ông Nguyễn Thanh Hải.
Ông Trần Quốc Cường sinh năm 1969, quê quán Nam Định; học hàm, học vị PGS.TS. Ông Cường từng nhiều năm công tác trong lực lượng công an, sau đó được biệt phái giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Video đang HOT
Cuối năm 2015, ông Cường được Trung ương điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ông Trần Quốc Cường được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Trần Quốc Cường từng bị Bộ Chính trị cảnh cáo vì những sai phạm khi giữ chức Cục trưởng Cục Chính trị – Hậu Cần (B41), Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Bộ Công an (giai đoạn 2009 – 2012).
Các vi phạm của ông Cường đã được Bộ Chính trị chỉ ra gồm: Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Đại Kim; vi phạm quy chế làm việc của tổng cục và quy chế của Đảng ủy Cục B41 trong việc lựa chọn, ủy quyền, cam kết cho Công ty Việt Thái tham gia thực hiện dự án.
Ông Trần Quốc Cường cũng đã ký giấy ủy quyền, bản cam kết cho Công ty Việt Thái được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân cho dự án nhà ở Đại Kim là không đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục B41, vi phạm các quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 71/NĐ-CP, ngày 23-6-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật Nhà ở.
Việc ủy quyền không đúng pháp luật đã tạo sơ hở để Nguyễn Vũ Hùng là cán bộ cấp dưới trực tiếp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ký duyệt chi không đúng mục đích số tiền đóng góp mua nhà của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Chí Bình
Theo VNF
Luật sư bảo vệ thân chủ nhưng phải vì công lý
Thành phố Cần Thơ có 268 luật sư, 70 văn phòng luật sư, 22 công ty luật và 13 chi nhánh của các tổ chức luật sư các tỉnh, thành khác đăng ký hoạt động.
Ngày 03-7, Thành ủy TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư".
Tại hội nghị, ông Phan Bá - Vụ trưởng Vụ công tác phía Nam, Ban Nội chính Trung ương - cho rằng: "Luật sư cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp làm việc cho thân chủ nhưng phải tuân thủ pháp lý, bảo vệ công lý. Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tránh trường hợp các luật sư bị cám dỗ, sa ngã, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp... Hiện nay, với xu thế hội nhập đa phương, toàn diện thì vị trí, vai trò của luật sư ngày càng được nâng cao".
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: CẨM GIANG
Trong khi đó, ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Cần Thơ đề nghị thời gian tới cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; khen thưởng kịp thời cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thành tích, công sức đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, hoạt động luật sư...
Theo báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, đến nay, toàn thành phố có 268 luật sư, 70 văn phòng luật sư, 22 công ty luật và 13 chi nhánh của các tổ chức luật sư của tỉnh, TP khác đăng ký hoạt động. Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho tổ chức, cá nhân đã tăng đáng kể về số lượng và nâng cao về chất lượng. Những năm gần đây, việc tư vấn pháp luật đã được quan tâm nhiều hơn nhưng phần lớn các vụ tư vấn tập trung vào lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình.
Từ năm 2009 đến năm 2018, Đoàn Luật sư TP đã tiến hành kiểm tra, giám sát đã phát hiện và xử lý 24 trường hợp, trong đó khiển trách 2 trường hợp, cảnh cáo 5 trường hợp, tạm đình chỉ tư cách thành viên 6 trường hợp và xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư TP 11 trường hợp.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp TP Cần Thơ kiểm tra, thanh tra kịp thời phát hiện chấn chỉnh những sai sót, yếu kém về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW còn có một số vướng mắc, khó khăn, đó là: công tác tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ luật sư chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vấn đề xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu có yếu tố nước ngoài trên địa bàn TP còn hạn chế; vai trò tự quản của Đoàn Luật sư chưa phát huy triệt để...
CẨM GIANG
Theo PLO
Thanh tra Bộ Xây dựng nghi vòi tiền, trách nhiệm người đứng đầu thế nào? Sáng 14/6, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (Phó Ban Nội chính Trung ương) đã có trao đổi với báo chí xung quanh việc đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản vì liên quan nghi vấn "vòi" tiền tỷ. ĐBQH Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính...