Phố ăn uống Phan Xích Long ở TP.HCM sáng đèn đến nửa đêm
Các dịch vụ giải trí được mở lại hoàn toàn đã góp phần vào sự hồi phục nhịp sôi động của khu Phan Xích Long.
Bên cạnh ăn uống, những vị khách tới đây có nhiều lựa chọn giải trí.
Dịp nghỉ lễ, Khánh Ly (21 tuổi) và 4 người bạn cùng nhau ghé qua nhà hàng bún đậu lớn trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Giống nhiều nhà hàng khác trên con phố ăn uống trong dịp này, quán kín chỗ từ sớm.
Nhóm của Ly đành chấp nhận ngồi đợi hơn 10 phút mới có bàn trống để vào. Khu vực chờ phía trước liên tục có thêm những nhóm khách mới tới.
“Mình không thấy bất tiện lắm vì đang trong dịp lễ, các hàng quán đông đúc là chuyện bình thường. Sau khi dùng bữa xong, chúng mình dự định tìm tiệm cà phê nào gần đây, có không gian thoáng để trò chuyện”, Ly bày tỏ.
Theo cảm nhận của cô, con phố này đã lấy lại được sự sôi động. Đường sá nhiều xe cộ qua lại, các tụ điểm vui chơi, ăn uống sáng đèn phục vụ khách hàng đến khuya khiến không khí sôi động như chưa có dịch.
Khách hàng ngồi đợi bàn trống bên ngoài một quán bún đậu trên đường Phan Xích Long.
Nhiều quản lý và nhân viên nhà hàng, quán cà phê cũng cho biết từ đầu năm đến nay, khi các hoạt động kinh doanh được mở cửa hoàn toàn đã góp phần giúp phố ăn uống Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM) lấy lại năng lượng. Nhiều cơ sở kéo dài thời gian phục vụ để đáp ứng nhu cầu vui chơi của khách hàng.
Trong bối cảnh TP.HCM chính thức mở cửa du lịch, đón khách nước ngoài, các chủ doanh nghiệp hy vọng đây là cơ hội giúp họ “chuyển mình” mạnh mẽ sau 2 năm trầm lắng.
Phan Xích Long sôi động trong dịp lễ
Giờ cao điểm buổi tối, anh Quốc Đạt (30 tuổi), quản lý quán bún đậu Homemade, tất bật nhận order, sắp xếp chỗ ngồi để kịp đón các đợt khách mới. Cửa hàng của anh mới chuyển về đường Phan Xích Long vào tháng 1 năm nay với không gian 3 tầng và có sức chứa 150 người.
Khung giờ 11-14h và 18h30-20h30 là 2 thời điểm quán đông đúc nhất, quản lý và nhân viên phải hoạt động hết năng suất.
“Những ngày lễ, cuối tuần, khách ra vào tấp nập hơn, chúng tôi làm việc không ngơi tay. Nhiều lúc quán hết chỗ, tôi linh động xếp thêm hàng ghế đợi bên ngoài để khách ngồi tạm. Tôi cũng cố gắng không để mọi người chờ quá lâu”, anh Đạt chia sẻ.
Tình hình kinh doanh ở các nhà hàng đều khởi sắc và lần đầu ổn định sau hai năm.
Theo nam quản lý, từ sau Tết Nguyên đán, tình hình kinh doanh khởi sắc hơn khi người dân đã sẵn sàng với cuộc sống “bình thường mới”. Tuy nhiên, vấn đề chi phí vẫn là một bài toán nan giải với nhiều doanh nghiệp.
Video đang HOT
Phần lớn các nguyên liệu, mặt hàng cần thiết đều đồng loạt tăng giá. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dịch vụ vận tải mà đối với ngành dịch vụ ăn uống cũng lần lượt “thấm đòn”.
Các doanh nghiệp F&B kinh doanh theo chuỗi vẫn giữ nguyên giá bán hoặc tăng giá nhẹ một số sản phẩm. Một số phải tính toán, cân đo lại khâu vận hành, tiền trả mặt bằng, lương nhân viên.
Riêng với Homemade, kể cả giá xăng tăng chóng mặt trong vài tuần gần đây, quán vẫn cố gắng giữ nguyên mức giá và chính sách freeship cho khách hàng trong phạm vi điều kiện cho phép.
“Sau 2 năm ròng rã gồng gánh, mức độ phục hồi đạt khoảng 50%. Hy vọng trong thời gian tới, khi du lịch mở cửa, việc kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và các khó khăn về giá cả có chuyển biến tốt”, anh nói thêm.
Quán bún đậu kín chỗ trong dịp lễ và các ngày cuối tuần.
Tới khu Phan Xích Long ăn uống nhân dịp nghỉ lễ, Quang (28 tuổi) và bạn gái anh là Ngân (22 tuổi) cảm thấy không khí sôi động, đông đúc bao trùm phố ăn uống.
“Hai đứa mình chỉ vô tình ghé vào quán này vì nhìn từ bên ngoài không gian đẹp. Hôm nay quán rất đông khách nhưng may là khi vào có chỗ luôn chứ không phải chờ đợi. Món ăn ở đây có hương vị rất ổn. Mình thấy trải nghiệm ở đây rất tốt”, Quang nói.
Anh chàng 28 tuổi cho rằng bản thân và mọi người xung quanh đã quen với bình thường mới, thoải mái khi vui chơi ở những nơi công cộng.
Quang và Ngân chọn nhà hàng đồ Pháp để hẹn hò, dùng bữa.
Anh Lương Hữu Sang, quản lý Le Monde Steak, cho biết thời gian từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lượng khách đã đông dần lên, bằng khoảng 80% trước khi có dịch.
Đây là lần đầu tiên sau hai năm dịch bùng phát, việc kinh doanh ghi nhận dấu hiệu khả quan mạnh mẽ và ổn định. Vào các dịp nghỉ lễ, quán thường quá tải khi lượng khách tăng đột biến.
“So với năm ngoái, việc kinh doanh hiện tại của chúng tôi đang phục hồi tốt. Về mặt nhân sự, các bạn sinh viên đã trở lại thành phố nên không còn cảnh thiếu hụt. Tuy nhiên, sau dịch chúng tôi cũng đã phải tuyển mới và đào tạo lại đội ngũ nhân sự khá nhiều”.
Anh cho hay dịp lễ này, mỗi ngày quán có khoảng 100 khách đặt bàn trước. Tổng lượng khách mỗi ngày dịp cao điểm là 250 người. Ngày thường cũng có lượng khách lớn, khoảng 200 người.
Nhiều nhà hàng kín bàn trong dịp lễ, khách phải đặt chỗ trước.
Sáng đèn tới nửa đêm
Gần nửa đêm, khi phần lớn nhà hàng đã đóng cửa, các quán karaoke và tiệm cà phê 24h trên đường Phan Xích Long vẫn sáng đèn đón khách ra vào.
Các dịch vụ giải trí được mở lại hoàn toàn từ đầu tháng 1 đã góp phần vào sự hồi phục nhịp độ sôi động của khu phố này. Bên cạnh ăn uống, những vị khách tới đây có nhiều lựa chọn vui chơi.
Làm việc trong ngành dịch vụ khá bận rộn nên dịp lễ này, Bùi Thị Bích (28 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) không đi du lịch xa mà ở lại thành phố, nghỉ ngơi và dành thời gian đi ăn uống cùng chị gái của mình.
“Khu Phan Xích Long gần nhà nên luôn là ưu tiên lựa chọn của mình. Một phần nữa là trên con đường này tập hợp rất nhiều địa điểm ăn uống với đủ phong cách và cả các điểm giải trí, mình có đa dạng lựa chọn. Ví dụ sau khi ăn uống, mình có thể đi cà phê hoặc vào quán karaoke ngay đối diện”, cô nói.
Bích cho rằng phố ẩm thực của quận Phú Nhuận đã hồi sinh.
Sau hai năm đại dịch, Bích vui khi thấy không khí trên con phố ẩm thực của quận Phú Nhuận đã sôi động trở lại khi mọi hoạt động đều đã được mở cửa bình thường.
Sau khi ăn lẩu, Tiến Thịnh (23 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) và nhóm bạn của anh cùng vào ngồi uống nước và trò chuyện trên tại Đen Đá, quán cà phê mở 24/7 trên đường Phan Xích Long.
“Tụi mình thường có thói quen tụ tập ăn uống rồi sau đó ngồi cà phê tới quá nửa đêm. Sau dịch, các hoạt động được mở lại bình thường, mình thấy khá thoải mái khi lại được ngồi cà phê xuyên đêm chứ không phải vội vàng về sớm như hồi còn giãn cách”, Thịnh nói.
Các quán cà phê phục vụ 24h trên đường Phan Xích Long đông khách đến tận nửa đêm.
Cao Thị Trang (22 tuổi), nhân viên quán cà phê Đen Đá, cho biết sau thời gian dài hạn chế vì dịch bệnh, quán mới mở lại hoạt động 24/24 từ đầu tháng 3. Hoạt động kinh doanh của quán đang tốt lên song chưa thể phục hồi giống trước đây.
“Buổi sáng, quán chủ yếu bán đơn mang đi thông qua app giao hàng. Khách tới ngồi lại đông nhất từ khoảng 18h đến 23h, đa số là các nhóm bạn trẻ, dân văn phòng. Sau 0h vẫn có nhiều khách mới vào ngồi. Những ngày cuối tuần, nhiều nhóm bạn ngồi trò chuyện tới 2-3h. Một số bạn chạy deadline có thể ngồi tới 6h sáng hôm sau”.
Cây mọc trên cầu thang quán lẩu tại đường Phan Xích Long
Từng nổi tiếng nhộn nhịp với nhiều cửa hàng ăn uống, dịch vụ giải trí, đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM) giờ đây đìu hiu với những tấm biển đóng cửa, sang mặt bằng.
Dù TP.HCM đã cho phép dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại theo hình thức bán mang đi, nhiều quán ăn lớn nhỏ trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) vẫn đóng cửa im lìm. Sau 4 tháng giãn cách, không ít nơi thông báo đóng cửa vĩnh viễn và treo biển sang mặt bằng.
Con đường tập trung gần 10 quán buffet lẩu nướng nằm san sát nhau. Nhưng đến hiện tại chỉ có khoảng 2-3 quán mở cửa cho khách mua mang về. Những nơi còn lại gần như bỏ hoang. Quán không có nhân viên dọn dẹp nhiều tháng nên cây cỏ mọc lên cả lối vào.
Sau gần nửa năm đóng cửa, hiện tại, dịch vụ karaoke vẫn chưa được phép hoạt động trở lại tại TP.HCM. Một số quán karaoke đã phải chuyển đổi mô hình kinh doanh từ dịch vụ giải trí sang ăn uống để cầm cự trước mắt. ICOOL Phan Xích Long, một trong những chi nhánh lớn của hệ thống ICOOL, bắt đầu bán thức ăn mang đi từ ngày 1/10.
Quán bán bún thịt nướng vào buổi sáng, cơm trưa văn phòng và một số món ăn nhậu buổi chiều tối. Các món ăn có giá dao động từ 50.000-80.000 đồng trên các ứng dụng giao hàng. "Lâu nay chúng tôi vẫn bán thức ăn kèm dịch vụ karaoke, nhưng bây giờ bán mang đi. Hương vị vẫn vậy, song giá phải mềm hơn vài phần cho khách", đầu bếp chính tại ICOOL Phan Xích Long cho biết.
Thùy Dương, trưởng bộ phận kinh doanh của karaoke ICOOL, nói với Zing: "Một năm qua, ngành karaoke cứ mở rồi đóng liên tục, tính ra hoạt động chưa được 2 tháng. Giờ đây, chúng tôi phải tìm cách gắng gượng. Chắc chắn chuyển đổi sang kinh doanh ăn uống không đủ để sinh lời hay trả tiền mặt bằng nhưng vẫn phải vận hành để có sinh khí, có hy vọng cho nhân viên".
Trong khi đó, một số quán karaoke khác trên đường Phan Xích Long hiện vẫn đóng cửa. Nhiều nơi cho biết có thể phải trả mặt bằng nếu tình trạng này kéo dài đến hết năm nay.
Một số tiệm cà phê, trà sữa kinh doanh cả thức ăn mang đi, bày thêm gian hàng rau củ quả trước mặt tiền để tăng doanh thu cho quán. Trong khi đó, không ít tiệm cắt tóc cũng phải chuyển đổi sang dịch vụ ăn uống khi bị giới hạn 50% công suất sau nới lỏng giãn cách.
"Kinh doanh thức ăn mang đi mùa này cũng phải có nghề, không thì dễ lỗ vốn lắm. Bán rau củ quả không lời nhiều nhưng đơn giản, an toàn hơn", chủ một cửa hàng rau, trước đó là tiệm cắt tóc, cho hay.
Nhiều doanh nghiệp thuộc ngành giải trí mong mỏi được mở cửa trở lại, trong khi dịch vụ ăn uống hy vọng có thể bán tại chỗ. Với tinh thần "sống chung cùng Covid-19", một số nơi đề xuất và cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn "bình thường mới".
Du lịch thả ga chẳng ngại một mình nếu biết những mẹo hữu ích Dù ở đâu, bạn hãy nhớ tra cứu các món ngon địa phương trước khi khởi hành để lên kế hoạch cho lịch trình ăn uống của mình và tìm hiểu xem những địa điểm nào là nơi nhất định phải tới ăn. Kế hoạch mở cửa trở lại một số điểm đến trong nước nổi tiếng đang tiến triển tích cực. Đà...