Phó An My đối thoại piano với chèo cổ
“Gió” là cuộc trình diễn đối thoại giữa piano và chèo cổ lấy cảm hứng từ vở “Quan Âm Thị Kính” do nghệ sĩ piano Phó An My và nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên thực hiện.
Gió là chương trình tiếp nối mạch tư duy âm nhạc đối thoại của Phó An My sau thành công của các tác phẩm Bóng (2011) và Lửa (2014).
Tác phẩm bao gồm 5 phần: Chạng vạng, Oan, Khát, Ru kệ và Hóa. Đây là cuộc trình diễn đối thoại, tương tác và song hành giữa piano và nghệ thuật chèo cổ, cụ thể là vở Quan Âm Thị Kính.
Nghệ sĩ piano Phó An My – người được mệnh danh là “ngón dương cầm bão tố”. Ảnh:NVCC.
Ê-kíp thực hiện cho biết Gió sẽ không chạy theo cốt truyện của Quan Âm Thị Kính mà lấy hơi âm nhạc và cảm hứng từ nội tâm nhân vật của vở chèo cổ này.
Tác phẩm sẽ khắc họa tính cách, thân phận, cảm xúc của hai người đàn bà với hai tính cách trái ngược – một bên là biểu tượng của chữ Nhẫn, một bên là biểu tượng của chữ Khát (Khát khao được yêu, được sống).
Video đang HOT
Hai nhân vật trong Gió đều có những nỗi đau trái ngược. Nhưng một người ẩn giấu vào trong, còn một người hiển lộ ra ngoài. Và để diễn giải hai tính cách này, dân gian có câu: “Có oan Thị Kính, có loạn Thị Mầu”.
Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên tập luyện cho Gió. Ảnh: NVCC.
Mặc dù đây là vở cuối cùng trong khuôn khổ dự án đối thoại của Phó An My. Nhưng nữ nghệ sĩ khẳng định tính tương tác giữa các dòng nhạc trong tác phẩm khá cao.
NSND Thanh Hoài sẽ sử dụng giọng hát nguyên bản của chèo cổ kết hợp với nhạc Tây Âu do nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên sáng tác và tiếng dương cầm “bão tố” của Phó An My. Sự kết hợp độc đáo và khác biệt này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Ngoài Phó An My và các cộng sự thân thiết, Gió còn có sự tham gia của nhạc sĩ Phó Đức Phương trong vai trò tổng đạo diễn và nghệ sĩ Vũ Đình Quân, nguyên Giám đốc Nhà hát chèo giữ vị trí cố vấn nghệ thuật.
Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 29/10 tại Rạp Công nhân, Hà Nội và 3/12 tại GEM Center, TP.HCM.
Theo Zing
Hạn chế bolero để đưa tuồng, chèo, cải lương vào Nhà hát Lớn
Nhà hát Lớn sẽ hạn chế các đêm nhạc bolero, ca nhạc tạp kỹ, các lễ kỷ niệm để ưu tiên không gian vẫn được coi là "thánh đường" cho nghệ thuật truyền thống và tác phẩm đỉnh cao.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định gửi đến 12 nhà hát nghệ thuật thuộc bộ, bao gồm Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc, Nhà hát Tuổi trẻ và Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Theo đó, các nhà hát sẽ luân phiên đưa các tác phẩm xuất sắc của đơn vị mình vào biểu diễn tại Nhà hát Lớn. Chủ trương được đưa ra nhằm mục đích bảo tồn nghệ thuật truyền thống và sau đó là xây dựng các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.
Trong hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng toàn ngành, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng nhấn mạnh: "Chúng ta đang chạy theo những sự vụ, công việc thường nhật mà sao nhãng một nhiệm vụ cần thiết là bên cạnh việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống, phát triển nghệ thuật đỉnh cao... Tuồng, chèo, cải lương mà không được quan tâm đầu tư rồi sẽ mất hết, các nhà hát sẽ phải đóng cửa, không còn nghệ sĩ tâm huyết và cũng chẳng có người mua vé xem. Không ai khác có thể làm thay chúng ta những nhiệm vụ này".
Ngọc Sơn hát trong Tuyệt phẩm Bolero diễn ra vào tối ngày 5/6 tại Nhà hát Lớn. Ảnh: HBN
Song song với chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện ban quản lý Nhà hát Lớn cũng cho biết nhà hát sẽ hạn chế các đêm nhạc bolero, ca nhạc tạp kỹ, các lễ kỷ niệm, hội họp, văn nghệ quần chúng trong thời gian tới. Trước đó, Nhà hát Lớn, với vị trí đắc địa giữa trung tâm thủ đô vẫn được xem là một "nhà sự kiện", nơi diễn ra nhiều chương trình, sự kiện khác nhau, trong đó không ít chương trình không xứng với công năng và đẳng cấp của kiến trúc công trình.
Chủ trương ưu tiên khai thác Nhà hát Lớn Hà Nội làm nơi biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giới nghệ thuật đón nhận và ủng hộ. Trao đổi với Zing.vn, nhạc sĩ - nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cho biết: "Với nghệ sĩ, Nhà hát Lớn vẫn được xem là thánh đường nghệ thuật, không gian vô cùng thiêng liêng, thậm chí nhiều nhạc sĩ chỉ mong muốn được một lần trong đời tổ chức đêm nhạc riêng tại đây. Thế nên, việc Bộ có quyết định ưu tiên các chương trình nghệ thuật chất lượng, nghệ thuật truyền thống, tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao biểu diễn tại Nhà hát Lớn là quyết định đáng mừng".
"Tuy nhiên chúng ta cũng phải khoanh vùng khái niệm đỉnh cao, đỉnh cao của thế giới hay của Việt Nam. Khi xác định được khái niệm đỉnh cao, sẽ xác định được những tác phẩm đỉnh cao. Nếu các tác phẩm đỉnh cao vừa theo tiêu chí thế giới và Việt Nam thì cũng cần nhìn nhận bolero không phải là không có giá trị với âm nhạc Việt Nam. Dòng nhạc này vừa mang yếu tố âm nhạc phương Tây vừa mang nét âm nhạc dân gian Nam bộ bên trong đó, phù hợp với tình cảm của người Việt Nam" - nhạc sĩ cho biết thêm.
Hiện tại, các tác phẩm chèo của Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn thường được biểu diễn ở địa chỉ quen thuộc là Nhà hát Kim Mã. Ảnh: Quang Đức
NSƯT Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo chia sẻ hiện tại anh em nhà hát đang hồ hởi tập luyện để chuẩn bị bước vào thánh đường nghệ thuật. Còn nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, trưởng nhóm Xẩm Hà thành thì tâm sự: "Tôi luôn muốn nghệ thuật xẩm phải được hát ở Nhà hát Lớn - nơi được coi là thánh đường nghệ thuật của Hà Nội và Xẩm Hà Thành đã làm được điều này qua 2 chương trình được tổ chức trước đây".
"Tôi từng hát phục vụ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tại Phủ Chủ tịch và tôi sẽ còn nỗ lực hơn nữa để xẩm thực sự trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu trong cuộc sống đương đại." - học trò của nghệ nhân Hà Thị Cầu chia sẻ thêm.
Trước những nghi ngại về việc thực hiện chủ trương đã công bố, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết sẽ hỗ trợ kinh phí để Nhà hát Lớn miễn phí tiền thuê cho 100 buổi biểu diễn của 12 nhà hát thuộc Bộ. Nhà hát cũng sẽ lựa chọn các chương trình thuê điểm biểu diễn chặt chẽ hơn nhằm giữ gìn hình ảnh, thương hiệu; triển khai thành lập phòng truyền thông lo công tác tuyên truyền, bán vé để có thêm nguồn thu; hợp tác với các nhà hát, đoàn nghệ thuật của Bộ để xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá, giới thiệu chương trình.
Theo Zing
NSND Đặng Thái Sơn trình diễn tác phẩm của Chopin tại Hà Nội Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn sẽ trở về nước để trình diễn bản concerto từng giúp ông trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải nhất cuộc thi Chopin danh giá năm 1980. NSND Đặng Thái Sơn đã chứng minh được tiếng đàn bậc thầy qua những những buổi trình diễn từng làm nức lòng giới mộ điệu Việt Nam và...