Phình mạch máu não phát hiện bằng cách nào?
Phình mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm, tiến triển thầm lặng. Đây là tình trạng phình ra hay phồng lên ở một đoạn mạch máu não, thường xảy ra khi thành mạch máu bị yếu.
Khi vỡ, gây nên chảy máu dưới nhện là một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề và tỷ lệ tử vong rất cao.
Nguyên nhân phình mạch máu não
Phình động mạch não là hiện tượng phồng lồi mạch máu trong não. Vì thành mạch quá mỏng, nên bất cứ thời điểm nào cũng có thể bị vỡ và máu sẽ tràn vào khoang ở xung quanh não dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Bệnh do một đoạn động mạch trên não bị phình tạo thành túi. Túi phình ngày càng to, thành túi mỏng dần và rất dễ vỡ. Khi chưa vỡ hầu như chúng không có biểu hiện gì và rất khó chẩn đoán vỡ có thể xảy ra khi nào.
Nguyên nhân của phình mạch não có thể do các bất thường bẩm sinh ở mạch máu não. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện phổ biến hơn ở những người vận động quá sức, tác động trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của mạch máu não. Ngoài ra lạm dụng các thức uống có chất kích thích như rượu, bia, thường xuyên hút thuốc lá liên tục… có thể làm gia tăng nguy cơ bị phình mạch máu não.
Túi phình mạch não hình thành còn do tổn thương vi mô thành động mạch (xơ vữa động mạch) hay gặp ở những người bị tăng huyết áp, nghiện ma túy đặc biệt cocain, người bị thiếu hụt estrogen, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh,…
Dấu hiệu phình mạch máu não
Thông thường đa số túi phình mạch não nhỏ thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên một số trường hợp có thể đè ép vào các mô não và thần kinh gây đau ở trên và phía sau mắt, thay đổi thị lực, tê yếu hoặc liệt mặt một bên, sụp mi.
Hình ảnh phình mạch máu não.
Ở một số trường hợp, túi phình không vỡ nhưng bị rò rỉ một lượng máu nhất định ra ngoài, gây nên triệu chứng đau đầu. Nếu các túi phình bị vỡ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột và cực kỳ nghiêm trọng, kèm theo một số triệu chứng như:
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Cứng cổ
Nhạy cảm với ánh sáng
Thậm chí tim ngừng đập…
Video đang HOT
Nếu sống sót, người bệnh có thể bị di chứng nặng nề như liệt, rối loạn ý thức, sống thực vật,… phải sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, mất khả năng lao động và nhất là kiệt quệ về kinh tế do phải điều trị kéo dài.
Như vậy, nếu thấy có các biểu hiện:
Đau phía trên và sau mắt;
Thị lực bị thay đổi;
Liệt một bên mặt;
Đồng tử giãn;
Sụp mi… hãy nghĩ đến rất có thể bị phình mạch máu não và cần đi khám ngay lập tức.
Nếu các túi phình mạch máu bị vỡ người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột và cực kỳ nghiêm trọng.
Để chẩn đoán phình mạch máu não ngoài việc khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định chụp mạch máu não sẽ phát hiện túi phình, vị trí khích thước và hình dạng của túi phình. Các phương phát chẩn đoán hình ảnh hay được sử dụng hiện nay là:
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA)
Cộng hưởng từ MRA
Chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA là tiêu chuẩn vàng)
Điều trị phình mạch máu não
Theo thống kê, túi phình mạch máu não vỡ có tỉ lệ tử vong trước khi đến bệnh viện là 10-15%. Túi phình mạch não đã vỡ không xử trí trong 24 giờ đầu tử vong là 25%, trong 30 ngày đầu là 50%. Túi phình mạch não vỡ tái phát tỉ lệ tử vong tàn tật lên đến 60% – 80%. Vì vậy, đây là bệnh lý cần phải cấp cứu, can thiệp ngay nhằm phòng vỡ tái phát.
Mục tiêu trong điều trị cho bệnh nhân phình mạch máu não chưa vỡ là ngăn chặn vỡ túi phình. Với những túi phình đã vỡ gây xuất huyết não thì điều trị túi phình nhằm ngăn chặn xuất huyết não lần 2. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp như: phẫu thuật kẹp túi phình, can thiệp nút coil mạch máu não,… để đem lại kết quả cao cho người bệnh.
Đau đầu đột ngột coi chừng phình động mạch não
Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, tuổi hay gặp nhất là 40-60 tuổi. Phình động mạch não rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị vỡ hoặc to chèn ép vào các cấu trúc giải phẫu xung quanh.
Hậu quả do vỡ phình động mạch não gây ra rất thảm khốc, tỉ lệ tử vong khoảng 34 - 45%, trong đó có gần 10% tử vong nhanh chóng trong vòng 1 giờ đầu trước khi được đưa tới bệnh viện.
Nguyên nhân phình mạch máu não
Nguyên nhân của phình mạch não có thể do các bất thường bẩm sinh ở mạch máu não. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện phổ biến hơn ở những người vận động quá sức, tác động trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của mạch máu não. Ngoài ra lạm dụng các thức uống có chất kích thích như rượu, bia, thường xuyên hút thuốc lá... có thể làm gia tăng nguy cơ bị phình mạch máu não.
Những người có tiền sử bị chấn thương tại não bộ hoặc có tiền sử xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn não... có nguy cơ mắc phình mạch não cao hơn.
Đau đầu dai dẳng hoặc xuất hiện cơn đau đầu đột ngột thận trọng với phình mạch não.
Yếu tố nguy cơ gây vỡ túi phình mạch não
Không phải tất cả các túi phình đều sẽ vỡ. Các túi phình khác nhau về kích thước, vị trí và tốc độ phát triển trong quá trình theo dõi sẽ có nguy cơ vỡ khác nhau.
Hút thuốc
Tăng huyết áp
Kích thước túi phình
Vị trí túi phình
Tốc độ phát triển
Có nhiều bảng điểm được xây dựng để tính toán nguy cơ vỡ của một túi phình, một trong những bảng điểm được sử dụng rộng rãi là bảng điểm PHASES dựa trên 6 yếu tố: dân cư (Population), tăng huyết áp (Hypertension), tuổi (Age), kích thước túi phình (Size of aneurysm), tiền sử chảy máu do một túi phình khác (Earlier SAH from another aneurysm) và vị trí túi phình (Site of aneurysm).
Triệu chứng phình mạch máu não
Dấu hiệu phình mạch não không vỡ là: Các túi phình không phát triển, có kích thước nhỏ ít khi gây triệu chứng rõ ràng. Phần lớn các túi phình thường không có triệu chứng khi chưa vỡ. Chúng sẽ gây ra triệu chứng khi túi phình to lên (dấu hiệu của chèn ép) hoặc khi chúng vỡ (dấu hiệu của chảy máu não)
Đau đầu dai dẳng
Tê hoặc yếu chân tay
Lác, sụp mi, thay đổi thị lực hoặc nhìn đôi
HÌnh ảnh phình mạch não
Biểu hiện túi phình mạch não bị vỡ
Đau đầu dữ dội, đột ngột: kinh điển trong y văn mô tả là "cơn đau đầu sét đánh, đau dữ dội nhất từ trước đến giờ"
Buồn nôn, nôn.
Sợ ánh sáng.
Co giật.
Liệt nửa người.
Hôn mê.
Nếu một túi phình động mạch vỡ, nó sẽ rò rỉ máu vào khu vực xung quanh não. Đây được gọi là xuất huyết dưới nhện hay xuất huyết màng não. Tùy thuộc vào lượng máu, nó có thể tạo ra: đau đầu dữ dội, đột ngột, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc lâu hơn. Có thể kèm theo: buồn nôn và nôn, giảm nhận biết hoặc hôn mê.
Xuất huyết cũng có thể làm tổn thương não trực tiếp, thường là do chảy máu vào cả bên trong não. Điều này có thể dẫn đến: yếu hoặc liệt một tay hoặc chân, khó nói hoặc khó hiểu lời nói, giảm thị lực, co giật...
Chẩn đoán phình động mạch não
Khi bị nghi vỡ túi phình mạch não, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp vi tính sọ não để tìm hiểu liệu có thể bị chảy máu não hay không. Nếu có dấu hiệu chảy máu gợi ý nguyên nhân do vỡ túi phình động mạch não, người bệnh sẽ được chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu não để tìm kiếm túi phình. Đôi khi, phim chụp này không phát hiện ra được, người bệnh sẽ được chỉ định chụp mạch máu não số hóa xóa nền. Đây là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán dạng bệnh lý này.
Chụp cộng hưởng từ cũng được áp dụng để tìm kiếm các túi phình mạch não. Tuy nhiên, ít được sử dụng trong cấp cứu, mà thường được chỉ định trong thăm khám sàng lọc hoặc theo dõi định kỳ các bệnh nhân đã được chẩn đoán túi phình mạch não.
Phòng ngừa phình động mạch não
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn, từ bỏ hút thuốc lá.
Chữa trị, kiểm soát những bệnh lý, ví dụ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...
Thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải.
Tránh stress kéo dài, làm việc quá sức.
Khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đau dầu kéo dài không rõ nguyên nhân cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chẩn đoán để khám và khảo sát hệ mạch máu não, nhất là các túi phình chưa vỡ để điều trị sớm tránh vỡ túi phình.
Đột quỵ xuất huyết não có biểu hiện thế nào? Đột quỵ xuất huyết não là một cấp cứu gây ra bởi tình trạng mạch máu não đột ngột vỡ ra, chảy máu vào bên trong nhu mô não, làm tổn thương não. Đột quỵ xuất huyết não có tỷ lệ tử vong lên tới 40%, cao hơn đột quỵ do thiếu máu não, các triệu chứng cũng xuất hiện nhanh và trầm...