Phim Võ Tắc Thiên: Phiên bản Võ Tắc Thiên chiều lòng người nhất
Cuộc đời Võ Tắc Thiên là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà làm phim khai thác. Bởi vậy nên những bộ phim nói về người đàn bà quyền lực này không chỉ dừng lại ở con số 1.
Những giai thoại, câu chuyện và chứng tích lịch sử đã vẽ nên một hình ảnh đa diện của Võ Tắc Thiên với đầy đủ công và tội.
Người phụ nữ từng kinh qua vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng này luôn là đề tài tranh luận cho các nhà sử học từ xưa đến nay. Cuộc đời bà vì thế cũng là cảm hứng sáng tạo của rất nhiều nhà làm phim. Mỗi tác phẩm về Võ Tắc Thiên qua diễn xuất của các nữ diễn viên khác nhau đều tạo ra hình ảnh nữ hoàng của riêng mình.
Võ Tắc Thiên Lý Lệ Hoa
Diễn viên Lý Lệ Hoa được coi là người đầu tiên thể hiện nhân vật nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên trên màn ảnh vào năm 1940.
Bà Lý Lệ Hoa sinh ra ở Thượng Hải trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Năm 25 tuổi, bà tới Hong Kong phát triển sự nghiệp diễn xuất. Năm 1954, bà thành lập hãng phim mang tên mình.
Trong suốt 40 năm cống hiến nghệ thuật, bà sở hữu tới 7 giải thưởng Kim Mã, giải thưởng điện ảnh danh giá của Hồng Kông.
Lý Lệ Hoa được bình chọn là một trong số không nhiều những minh tinh của thế kỷ 20 không ngừng tỏa sáng từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc sự nghiệp!
Võ Tắc Thiên Lưu Hiểu Khánh
Có thể nói, Võ Tắc Thiên là vai diễn lớn và ấn tượng nhất trong sự nghiệp phim ảnh của Lưu Hiểu Khánh.
Với vai diễn để đời trong Võ Tắc Thiên năm 1994 và Nhật nguyệt lăng không năm 2006, hình tượng nữ hoàng độc nhất Trung hoa đã trở thành cái bóng luôn đi theo tên tuổi của Lưu Hiểu Khánh.
Do vậy, được mời tham gia Võ Tắc Thiên bí sử, “quốc bảo” của điện ảnh Hoa ngữ không tránh khỏi lo lắng bởi thách thức vượt qua những thành công mà bà từng tạo dựng.
Đồng thời, Lưu Hiểu Khánh được đánh giá là diễn viên thành công nhất với lối diễn chân thực, phục trang và diễn xuất ấn tượng khó ai sánh bằng.
Độ chín trong diễn xuất, phong thái, cốt cách riêng hiếm diễn viên nào bì kịp đã làm nên một Võ Tắc Thiên từ khi là Tài nhân cho đến ngày ngự trên ngai vàng quyền lực quá thành công.
Dù vào vai Võ Như Ý 14 tuổi khi đã 40 tuổi nhưng sự tài tình và nét thanh xuân của Lưu Hiểu Khánh tạo ra nhân vật Võ Tắc Thiên vô cùng tự nhiên và logic. Đến mãi sau này, Võ Tắc Thiên của Lưu Hiểu Khánh vẫn là một tư liệu quý cho những diễn viên muốn thể hiện vai diễn nặng ký này.
Võ Tắc Thiên Phan Nghinh Tử
Phiên bản này được biết đến với cái tên Nhất đại nữ hoàng. Người thủ vai Võ Tắc Thiên không ai khác chính là người đẹp Phan Nghinh Tử.
“Búp bê không tuổi” Phan Nghinh Tử vào vai Võ Mỵ Nương khi đã ngoài 30 tuổi nhưng cô đã thể hiện rất đạt hình ảnh từ lúc còn là thiếu nữ ngây thơ, trải qua nhiều biến cố và thay đổi cho đến khi thành người đàn bà tàn ác, thủ đoạn và nhẫn tâm trên đỉnh cao quyền lực.
Để vào vai Võ Mị Nương, Phan Nghinh Tử đã phải thực hiện chế độ tăng cân cấp tốc chỉ trong vòng nửa tháng. Khi Nhất đại nữ hoàng đóng máy, nhận lời mời tham gia Nhất đại công chúa, Phan Nghinh Tử lại bắt đầu lao vào quá trình giảm cân.
Một đời nữ hoàng đã tạo nên cơn sốt, nằm trong top những phim truyền hình đạt tỷ lệ người xem cao nhất Đài Loan.
Võ Tắc Thiên Ân Đào
Phiên bản này được người hâm mộ điện ảnh biết đến với tên gọi Võ Tắc Thiên bí sử.
Có thể nói rằng, diễn xuất thành công trong Dương Quý Phi bí sử là bước đệm giúp Ân Đào – nữ diễn viên xinh đẹp sinh năm 1978 được chọn vào vai Võ Tắc Thiên thời trẻ trong bộ phim “bom tấn” về cuộc đời lừng lẫy của vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tài năng của Ân Đào được công nhận tại các giải thưởng Kim Sư, Giải thưởng Truyền hình Cao Vũ lần thứ 8 và Giải thưởng Bạch Mộc Lan Thượng Hải lần thứ 5. Tuy nhiên, phải đến vai diễn này, cô mới gây được sự chú ý.
Đảm nhận một vai diễn mà dường như sinh ra để dành cho các đàn chị Lưu Hiểu Khánh hay Tư Cầm Cao Oa, Ân Đào đã phải vượt qua những “cây cao bóng cả” này để gây được dấu ấn.
Sức hút kỳ lạ của Võ Mị Nương Ân Đào có từ khi cô chỉ là tài nhân 14 tuổi cho đến lúc thành Võ Hậu với nét yêu kiều diễm lệ, ánh mắt thông minh lanh lợi, ẩn chứa chút lẳng lơ, những đau đớn giằng xé nội tâm của một người phụ nữ được tiên đoán là “hồng nhan họa thủy”.
Từ câu thoại, cái nhíu mày đến ánh mắt hay biểu cảm gương mặt, Ân Đào đều toát lên khí chất của người phụ nữ đa mưu và quyền lực bậc nhất lịch sử Trung Hoa.
Chính vì thế, dù không lung linh xinh đẹp nhưng Ân Đào vẫn khiến người xem không thể nào quên một Võ Tắc Thiên thông minh, lẳng lơ đầy mưu mô, thủ đoạn và tràn đầy khí chất.
Dù nhiều người đánh giá diễn xuất của Ân Đào còn non nhưng những giải thưởng diễn xuất mà cô giành được đã phần nào khẳng định đây là một trong những hình ảnh Võ Mỵ Nương thành công nhất màn ảnh truyền hình.
Võ Tắc Thiên Tư Cầm Cao Oa
Nhắc đến Tư Cầm Cao Oa, khán giả nhớ ngay đến hình ảnh một Võ Tắc Thiên đầy uy quyền nhưng cô độc – hình tượng đã trở thành kinh điển của bà.
Năm 2004, bà tiếp tục thành công với vai Võ Tắc Thiên trong bộ phim Vô tự bi ca (Tấm bia không chữ) dài 40 tập, đóng chung với nam diễn viên gạo cội Trương Thiết Lâm. Tư Cầm Cao Oa tiếp tục tái diễn vai này trong bộ phim Võ Tắc Thiên bí sử năm 2011.
So với dàn diễn viên cùng thủ vai Võ Tắc Thiên, Tư Cầm Cao Oa không có nhiều lợi thế về ngoại hình cũng như sự trẻ trung, song diễn viên gạo cội này vẫn khiến khán giả ngỡ ngàng khi hóa thân hoàn hảo thành nữ hoàng đế đầy uy quyền, tham vọng.
Bên cạnh đó, nữ diễn viên còn lay động người xem bởi biểu cảm đa chiều, thể hiện trọn vẹn nội tâm cô độc của người đàn bà đứng ở đỉnh cao quyền lực.
Không chỉ thể hiện tinh tế thần thái tôn quý của bậc đế vương, những cái nhăn trán nhíu mày của Tư Cầm Cao Oa cũng khiến người xem cảm nhận sâu sắc tâm trạng của người phụ nữ cả đời theo đuổi quyền lực để rồi đánh mất hạnh phúc gia đình giản đơn, bình dị, điều đó khiến Võ Tắc Thiên của bà trở thành một trong những hình tượng kinh điển trên màn ảnh.
Khiêm tốn khi nói về khả năng nhập vai của mình, Tư Cầm Cao Oa chỉ thừa nhận mình có lợi thế về ngoại hình, bà nói: “Tôi tự nhận bản thân mình khá giống người đời Đường với ngoại hình mang nhiều nét truyền thống. Chỉ cần đầu tư một chút nữa, tôi nghĩ sẽ hoàn toàn ổn”.
Võ Tắc Thiên Giả Tịnh Văn
Giả Tịnh Văn cũng từng được lên ngôi đế trong bộ phim Chí tôn hồng nhan. Tuy nhiên, vẻ hiền lành chất phác của cô không làm toát lên được khí chất của người đàn bà nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc.
Vai diễn của Giả Tịnh Văn được đánh giá là Võ Tắc Thiên hiền lành nhất trong các phiên bản phim và lịch sử ghi lại.
Võ Tắc Thiên Lưu Gia Linh
Trái hẳn với những Võ Tắc Thiên nữ tính trước đó, Lưu Gia Linh đã tạo ra nhân vật hoàn toàn mới, một vị nữ hoàng đầy nam tính và uy quyền, người phụ nữ đứng trên cao nhìn binh lính luyện tập.
Nhiều người chê bai tạo hình Võ Tắc Thiên của Lưu Gia Linh quá kỳ cục, nhưng rõ ràng ngôi sao này đã tạo ra được vị nữ hoàng mới theo cách nhìn của bản thân mình.
Võ Tắc Thiên Lưu Vũ Hân
So với những diễn viên khác thì Lưu Vũ Hân bị đánh giá là lép vế so về cả nhan sắc lẫn khả năng diễn xuất.
Dựa vào bức hình mọi người đều dễ dàng nhận thấy Võ Tắc Thiên của Lưu Vũ Hân không hề nổi bật giữa những Võ Tắc Thiên gần như là hoàn hảo khác.
Võ Tắc Thiên Lý Tương
Lý Tương được coi là vị Võ Tắc Thiên đầy đặn nhất trên màn ảnh. Nổi tiếng với vai trò là người dẫn chương trình nhưng cô lại thử sức mình ở nghiệp diễn khi hóa thân thành Võ Tắc Thiên từ lúc trung niên cho đến khi về già.
Ngoại hình không quá xuất sắc nhưng có lẽ thân hình đầy đặn của Lý Tương rất phù hợp với gu thẩm mỹ thời xưa.
Võ Tắc Thiên Trương Đình
Trong Mỹ nhân thiên hạ, Trương Đình được giao cho nhiệm vụ thể hiện một Võ Tắc Thiên thông minh nhưng lại dịu dàng, giản dị và hiền lành.
Không quá nổi trội so với những ngôi sao khác nhưng việc Trương Đình diễn xuất vừa đủ trong quá trình Võ Mị Nương thay đổi thành Võ Tắc Thiên đã giúp cô nhận được sự chú ý của khán giả.
Võ Tắc Thiên Quy Á Lôi
Theo quan điểm của nhiều người, Võ Tắc Thiên là người có tính cách khá cứng rắn, nhưng trong Đại Minh Cung Từ, Quy Á Lôi lại mang đến cho khán giả một Võ Tắc Thiên dịu dàng khi làm mẹ và cũng giúp cho nhân vật lịch sử bị đánh giá là “tàn nhẫn” này trở nên hiền lành hơn rất nhiều.
Sự sang trọng quý tộc của Quy Á Lôi cũng giúp bà xây dựng nên một vị nữ hoàng hoàn hảo trên màn ảnh.
Võ Tắc Thiên Phùng Bảo Bảo
Phùng Bảo Bảo từng là một trong những ngôi sao nhí cực kỳ nổi tiếng nhất của Đài Loan. Ở tuổi 30, bà đã thể hiện được một Võ Mị Nương trẻ trung, kiêu kỳ nhưng đầy hấp dẫn.
Một ưu điểm khác là Phùng Bảo Bảo rất thông thạo các bài múa cung đình, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến đạo diễn lựa chọn bà ngoại trừ ngoại hình xinh đẹp.
Võ Tắc Thiên Phạm Băng Băng
Clip giới thiệu Võ Tắc Thiên Phạm Băng Băng trong Võ Mị Nương truyền kỳ 2016:
Không thể không thừa nhận Võ Mỵ Nương truyền kỳ của Phạm Băng Băng đã thành công ngoài sự mong đợi với tỉ suất người xem cao chót vót.
Đây cũng là bộ phim tạo hiệu ứng và gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay trong làng giải trí Hoa ngữ.
Trải qua 96 tập phim, bộ phim kết thúc bằng cảnh Võ Mỵ Nương lên ngôi vua và triều đại nhà Chu bắt đầu, đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Hoa.
Nữ hoàng thị phi Phạm Băng Băng đã may mắn được đảm nhận vai Võ Tắc Thiên từ năm 14 tuổi vào cung đến khi trở thành một nữ hoàng 82 tuổi khiến công chúng ngỡ ngàng thích thú.
Võ Tắc Thiên Lâm Tâm Như
Lâm Tâm Như cũng là một diễn viên được thử thách với vai diễn kinh điển của màn ảnh Hoa ngữ – Võ Tắc Thiên trong bộ phim Thiếu niên Địch Nhân Kiệt. Tuy nhiên, Lâm Tâm Như chỉ đóng vai phụ. Tạo hình Võ Mỵ Nương của Lâm Tâm Như vô cùng xinh đẹp.
Dù chỉ đóng vai phụ nhưng Lâm Tâm Như đã giúp sức hút của đoàn phim Thiếu niên Địch Nhân Kiệt tăng lên đáng kể.
Võ Mỵ Nương của Lâm Tâm Như ngoài nhan sắc khuynh thành còn có trí thông minh hơn người. Chính sự nhìn xa trông rộng của Mỵ Nương đã nhiều lần cứu thua cho Địch Nhân Kiệt (Huỳnh Tông Trạch) và Hoàng Đế Lý Trị (Viên Hoằng).
Theo nguoiduatin.vn
Đại điển phong Hậu của Ô Lạt Na Lạp Như Ý: phong quang vô hạn, nhưng đau khổ thì vô cùng...
Có lẽ đại điển sách lập Ô Lạt Na Lạp Như Ý làm Hoàng hậu là một trong những đại cảnh đáng chú ý nhất của "Như Ý truyện"
Cuối cùng, trải qua bao thăng trầm thì Ô Lạt Na Lạp Như Ý đã chính thức ngồi lên phượng vị của Đại Thanh, trở thành chân chính trung cung Hoàng hậu của Càn Long đế. Kể từ nay, trung tâm của hậu cung đã không còn là Trường Xuân cung nữa, mà bảo tọa Hoàng hậu đã chính thức thuộc về Dực Khôn cung. Có thể nói, ít có khung cảnh nào có tính dồn nén cao độ, làm cho khán giả bùng nổ trong cảm xúc đến như vậy.
Phong quang vô hạn, thiên hạ ngưỡng mộ...
Trước hết, ta cần phải nhìn nhận, đây là một dấu mốc lịch sử của dòng phim cung đấu Thanh triều khi lần đầu tiên, đại điển sách lập Hoàng hậu được tái hiện lại với gần như đầy đủ các nghi thức, lỗ bộ, nghi trượng và phục trang, tất cả đều đã được đẩy lên đến mức độ hoành tráng cao nhất có thể. Được biết, để phục vụ cho đại cảnh hoành tráng này, đoàn làm phim Như Ý truyện đã cho huy động đến gần 1,000 diễn viên quần chúng đồng thời tái hiện khung cảnh dẫn từ Dực Khôn cung ra Thái Hòa điện cực kì xa hoa, tráng lệ, thể hiện đúng không khí phồn hoa thời đại thịnh thế nhà Thanh.
Toàn bộ lễ phục mà Như Ý sử dụng trong ngày đại điển phong Hậu được phục dựng gần như chính xác hoàn toàn Hoàng hậu Triều phụctrong ghi chép lịch sử. Đây là loại trang phục trang trọng và cao quý nhất của một Hoàng hậu Đại Thanh, chỉ sử dụng trong các dịp lễ trọng đại nhất trong Tử Cấm Thành. Một bộ triều phục của Hoàng hậu được cấu tạo từ mười bộ phận, mỗi bộ phận đều được chế tác cẩn mật, tuân thu điển chế nghiêm ngặt đến từng hoa văn nhỏ, từng loại phục sức, để đảm bảo không có sự sai sót nào.
Triều phục là loại lễ phục cao quý nhất được ban cho hậu phi trong Tử Cấm Thành, chỉ được áp dụng cho các bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi, Quý phi, Phi và Tần. Các bậc thấp hơn, từ Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng khi có đại lễ không có quy chế sử dụng triều phục, chỉ có thể dùng cát phục. Loại mũ dùng dành riêng cho Triều phục được gọi là Triều quan. Tùy theo thứ bậc trong nội cung mà số tầng kim phượng, số kim phượng quanh thân nón cũng như số lượng trân châu đính trên sẽ khác nhau, vô cùng phức tạp và chi li, thể hiện sự phân cấp rõ ràng giữa các bậc.
Đỉnh triều quan của Hoàng hậu có 3 tầng, mỗi tầng cách 1 viên Đông châu và 1 con Kim phượng, trên thân Kim phượng gắn 3 viên Đông châu, 17 viên Trân châu, trên cùng của đỉnh Triều quan gắn một 1 viên Đông châu cỡ lớn. Trên Chu vĩ (lớp lông mềm màu đỏ đính xung quanh) có đính 7 con Kim phượng, trên thân Kim phượng gắn 9 viên Đông châu, 1 viên đá mắt mèo, 21 viên Trân châu. Bên cạnh 7 con Kim phượng là 1 con Kim địch nằm ở sau cùng, trên thân Kim địch gắn 1 viên đá mắt mèo, 16 viên Trân châu nhỏ. Chim Địch rũ châu, có 302 viên, kết thành 5 hàng dãy rũ. Dây rũ dùng màu minh hoàng (vàng sáng, màu sắc chỉ được dùng cho Hoàng đế, Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu và Hoàng Quý phi).
Hoa tai sử dụng Nhất nhĩ tam kiềm theo đúng phong tục của Mãn Thanh (tức 3 hoa tai ở mỗi bên tai). Ngoài ra chiếc kiềng lớn đeo trên Triều phục được gọi là Lãnh ước, Lãnh ước của Hoàng hậu gồm có 11 Đông châu, ở giữa lấy San hô, dây rũ ở 2 đầu dùng màu Minh hoàng, ở giữa các dây sức San hô, ở đuôi các dây sức đá Ngọc lam. Các bậc thấp hơn theo lệ ấy mà giảm xuống, chất liệu đá quý khảm trên cũng khác nhau.
Tay áo của triều phục sử dụng dạng thức Mã đề tụ (tay áo hình móng ngựa), là dạng thức trang phục truyền thống của người Mãn Châu trước khi nhập quan.
Theo đoàn làm phim tiết lộ thì bộ hộ giáp điểm thúy xanh ngọc gồm 4 chiếc này chính là đồ cổ thật được một lão sư nghiên cứu Thanh triều cho đoàn làm phim mượn để thực hiện đại cảnh này. Điểm thúy được tạo từ lông chím bói cá màu xanh biếc, là một loại trang sức cực kì quý giá với giá trị còn hơn cả vàng vì công sức bỏ ra để tạo ra được điểm thúy không hề dễ dàng.
Toàn bộ các bộ phận trên triều phục đều được thêu hoa văn rồng 5 móng, một trong các loại trang sức nổi bật trên triều phục được gọi là triều châu, là một bộ dây ngọc khoác bên ngoài, thành phần gồm 3 bộ, trong đó có 1 chuỗi dây bằng đá và 2 chuỗi san hô (màu đỏ), dây cột có màu. Hoàng hậu và Phi tần dựa theo chất liệu của Triều châu cùng màu của dây cột mà phân định. Hoàng hậu gồm 1 dây Đông châu (màu trắng) đeo ở giữa, 2 dây San hô đeo chéo hai bên, dây thắt màu Minh hoàng.
Được biết, bộ triều phục Hoàng hậu của Như Ý được chế tác riêng cho Châu Tấn bởi một ê kíp riêng biệt, vì thế nên độ cầu kì, tinh xảo được đẩy đến mức tối đa, như chúng ta có thể thấy hoa văn rồng trên Triều bào màu mình hoàng được thêu tay, tỉ mỉ đến từng chi tiết một.
Toàn cảnh bộ triều phục mà Như Ý sử dụng trong ngày đại điển phong Hậu.
Nhưng bi ai thì đến tột cùng, mấy ai muốn...?
Nếu như trong rất nhiều tác phẩm khác, nữ nhân đến thời điểm được sách lập Hoàng hậu đại đa số đều là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự "chiến thắng" của nữ nhân đó trong cuộc chiến cung đình, từ đây, nữ nhân ấy đã "khổ cận tam lai", quyền lực đã nắm vững trong tay. Thế nhưng, rất đông người hâm mộ Như Ý truyện lại rơi vào một trạng thái vô cùng mâu thuẫn khi đến khung cảnh này: xem tiếp hay không? Bởi vì họ biết, ngay trong ngày phong quang tột cùng này, chính là đánh dấu cho những tháng ngày cùng cực khổ đau về sau...
Sách phong nàng nhận, phượng ấn nàng nhận có sức nặng khủng khiếp. Người ta nói đúng, ở vị trí cao nhất chính là vị trí cô đơn nhất. Từ đây, nàng không còn là một sủng phi của Hoàng đế đương triều nữa, nàng đã trở thành Hoàng hậu trung cung của Đại Thanh, mọi trách nhiệm từ nay mới chính thức đè nặng trên nàng.
Con đường mà Như Ý đi từ Dực Khôn cung đến Thái Hòa điện tuy trải thảm lộng lẫy, nhưng lại là một con đường hoàn toàn cô đơn và trống trải, không có bất kì ai đồng hành. Đây là một dụng ý khá rõ ràng của nhà sản xuất, thể hiện sự vinh quang vô hạn nhưng cũng trống trải tột cùng trên con đường đến ngôi vị Hoàng hậu của Như Ý.
Nhìn cảnh Đế - Hậu tình thâm trong ngày đại điển phong Hậu, ta chỉ có thể ước thầm Như Ý và Hoằng Lịch có thể là một cặp đôi phu quân bình thường ngoài nhân gian, cứ mong thời gian mãi ngưng đọng trong. Cái ngôi vị Hoàng hậu mà Hoàng đế ban cho nàng, cứ ngỡ như là cách bảo vệ tốt nhất, là vũ khí tối thượng mà Hoàng đế ban cho nàng, để từ nay nàng có thể sống một đời bình yên đến già, cùng Hoàng đế sinh con đẻ cái, sống với nhau đến bạc đầu giai lão như lời hứa năm nào ở Diên Hi cung.
Những lời hứa hẹn trong ngày đại điển lập Hậu liệu mãi sau này Hoàng đế có còn nhớ? Ba chữ Nàng yên tâm mà Hoàng đế luôn miệng thốt ra từ ngày nàng còn là Bảo Thân vương Trắc Phúc tấn đến khi nàng được sách phong Nhàn Phi, Nhàn Quý phi, Hoàng Quý phi Nhiếp Lục cung sự và giờ đây là Hoàng hậu - chính là liều thuốc độc mà nàng đã vô tư nhận lấy ngay từ ngày đầu. Lẽ ra nàng nên biết, tìm cách nắm bắt được trái tim chân thành của đế vương là việc còn khó hơn bắc thang lên trời.
Như Ý à, cả dòng tộc Ô Lạt Na Lạp thị của nàng liệu có phải mắc một lời nguyền truyền kiếp? Vì sao dòng tộc nàng có thể sản sinh ra những nữ nhân ngồi lên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, nhưng chả ai có được kết cục tốt đẹp viên mãn mãi về sau? Cô mẫu của nàng ngày trước, cũng phong quang vô hạn đến như thế, nhưng kết cục ở Cảnh Nhân cung vẫn không thể tránh khỏi...
Theo Saostar.vn
Khổ cho Trần Tinh Húc từ thái tử bị "biếm" thành anh bán chè lỗ vốn ở Đông Cung ngoại truyện Đông Cung ngoại truyện tập 3 lại tiếp tục khiến khán giả phải cảm thán cho số phận bi đát của nam chính khi kiếp trước anh làm thái tử cao cao tại thượng, kiếp này lại thành anh bán chè bị lỗ vốn phải mang chè dư "đãi" vợ mình. Đông Cung ngoại truyện lại tiếp tục công cuộc "chọc cười" khán...