Phim Việt ra thế giới phải có sex, bạo lực, đồng tính?
Có một thực tế là lâu nay, nếu một bộ phim nào đó có cảnh “ nóng”, y như rằng truyền thông sẽ xoáy sâu vào yếu tố này hòng “câu view”.
Đọc thông tin trên một tờ báo điện tử “Phim Đập cánh giữa không trungphải cắt một số cảnh “nóng” mới được đi Liên hoan phim (LHP) Vernice”, mà trước đó, Bi, đừng sợ! cũng phải làm điều tương tự rồi mới được phép phát hành tại Việt Nam, một vài khán giả đặt câu hỏi: Tại sao cứ phải có cảnh nóng, chẳng lẽ những nhà làm phim Việt Nam không còn gì khác để giới thiệu đến thế giới?
Vấn đề này không chỉ đặt ra với điện ảnh Việt, mà với cả một số nền điện ảnh châu Á khác trên con đường “chinh phục” thị trường điện ảnh phương Tây vốn được xem là có truyền thống và đẳng cấp vượt trội.
Tuy nhiên, thắc mắc của một số khán giả trên đây không phải không có lý do.
“Phụ gia” cho phim châu Á đi LHP
Nhiều phim Việt Nam được đưa đi LHP không ít thì nhiều đều phải sử dụng tới “chất phụ gia”: tình dục, bạo lực, đồng giới. “Chiêu” này đã được các nhà làm phim châu Á thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trung Quốc từng có rất nhiều đạo diễn làm nên chuyện tại Oscar, các LHP danh giá như Cannes, Berlin, Venice nhờ phim đồng tính. Phải kể tới Lý An với Tiệc cưới (1993); Trần Khải Ca với Bá Vương biệt cơ(1993), Thái Minh Lượng với Tình yêu muôn năm (1994), Vương Gia Vệ với Hạnh phúc bên nhau (1997). Ở Đông Nam Á, gần đây nổi lên hai đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul, đạo diễn người Philippines Brillante Mendoza.
Cảnh trong phim Bi, đừng sợ!
Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có ai có thể chạm đến những giải thưởng chính thức của các LHP này. Nếu có, chỉ có thể kể “ké” trường hợp đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Bộ phim Xích lô của anh, có đủ các yếu tố bạo lực, tình dục, hậu chiến, đã đoạt giải Sư tử vàng tại LHP Venice 1995 nhưng không được phép phát hành tại Việt Nam thời điểm đó.
Ở Việt Nam, các nhà làm phim trong nước khởi động chậm hơn. Ban đầu là những đạo diễn thuộc biên chế thuộc các hãng phim nhà nước muốn thoát ra khỏi những phim “cúng cụ”. Các phim Cô gái trên sông, Đời cát, Thung lũng hoang vắng… bắt đầu xuất hiện những cảnh nhạy cảm, vào thời kỳ đó được coi là rất bạo đối với một nền điện ảnh vốn kín đáo. Những năm về sau, những bộ phim được sản xuất ra với ý định đưa đi các LHP quốc tế như Rừng đen, Sống trong sợ hãi… thì cảnh nóng được quay bạo liệt hơn hẳn.
Đến năm 2009, nổi lên trường hợp Bi, đừng sợ! của đạo diễn Phan Đăng Di. Phim thu về 8 giải thưởng từ các LHP Pusan, LHP Vancouver, LHP châu Á – Hong Kong, LHP Stockholm (Thụy Điển), trong đó đáng chú ý có hai giải nhì trong Tuần lễ phê bình tại LHP Cannes lần thứ 63 (Pháp). Dẫu chỉ là những giải nhỏ tại các LHP, nhưng đây là niềm khích lệ vô cùng to lớn đối với điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, khi về Việt Nam Bi, đừng sợ! khiến những người làm phim theo cách truyền thống, những nhà phê bình, giới truyền thông thực sự “hoang mang”. Để ra rạp, Bi, đừng sợ! phải cắt bớt cảnh nóng.
Cùng thời điểm với Bi, đừng sợ! là Chơi vơi. Kịch bản Chơi vơi do đạo diễn Phan Đăng Di viết, từng được đề cử kịch bản hay nhất của Giải thưởng điện ảnh châu Á năm 2009. Nhà sản xuất là Hãng phim truyện 1 không giấu ý định làm phim này xong để đi dự LHP. Phim được giao cho Bùi Thạc Chuyên đạo diễn. Trong phim có tình yêu nam nữ, tình yêu nữ với nữ. Một tờ báo hàng đầu tại Mỹ nhận định Chơi vơi là “sự thăm dò tinh tế và u sầu những cảm giác bất an về tình ái và sự thức nhận đầy hoang mang”. Còn khán giả Việt Nam thì hoang mang thật sự, vì họ vốn đã quen xem những bộ phim có đủ ba hồi, nhân vật có số phận rõ ràng, họ rất khó chấp nhận xem một bộ phim tình yêu với cái kết lửng lơ, chơi vơi.
Nối tiếp là Cánh đồng bất tận, Hot boy nổi loạn…
Kịch bản Cánh đồng bất tận chuyển thể từ truyện vừa cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư. Bản thân tác phẩm văn học từ khi ra đời đã rất “hot”, bị cho là “phản ánh không đúng hiện thực địa phương”, gây tranh cãi bất tận trên báo chí. Truyện ngay lập tức rơi vào tầm ngắm của những người làm điện ảnh. Câu chuyện 3 cha con gã chăn vịt và một cô gái điếm trongCánh đồng bất tận dữ dội và bạo liệt hơn những gì người xem được biết về nông dân Việt Nam. Sau đó bộ phim này được đưa đi LHP Pusan.
Còn trường hợp Hot boy nổi loạn – đã ghi vào lịch sử điện ảnh Việt Nam là bộ phim điện ảnh đầu tiên phản ánh trọn vẹn số phận những người đồng tính. Phim này đã được đưa đến các LHP như Berlin, Toronto, Vancouver… nhưng không gây được tiếng vang.
Năm ngoái có thêm Mùa hè lạnh, một bộ phim mà đạo diễn của nó cố gắng biến thành một sản phẩm nghệ thuật nhưng bất thành. Đến tháng 8 này mới có Đập cánh giữa không trung, một dự án vốn đầu tư nước ngoài làm ra để hướng đến các LHP.
Video đang HOT
Một “cảnh nóng” trong phim Đập cánh giữa không trung.
Cơm áo không đùa với nhà làm phim
Những bộ phim được gửi đi các LHP quốc tế trong vòng 5 năm trở lại đây mang màu sắc rất khác so với những sản phẩm điện ảnh truyền thống tại Việt Nam. Không còn đề cập đến những vấn đề như dân tộc, chiến tranh, hậu chiến…, các nhà làm phim đi vào phản ánh hiện thực cuộc sống Việt Nam đương đại nhưng đi vào phân khúc hẹp hơn. Họ dám đề cập đến những yếu tố từng bị coi là cấm kỵ của điện ảnh một thời như tình dục, bạo lực, tình yêu đồng giới…
Cách làm này gần như xung đột với quan điểm thẩm mỹ của những nhà làm phim được coi là “truyền thống”. Một thành viên trong Hội đồng Trung ương duyệt phim nhận định về Đập cánh giữa không trung nói riêng và các phim độc lập nói chung: “Đập cánh giữa không trung là một bộ phim về thời hiện đại ở Việt Nam nhưng ta cũng có thể nhìn thấy ở đâu đó như Thái Lan chẳng hạn. Không hiểu các nhà đầu tư muốn gì ở những phim này? Nhưng bản thân tôi thấy những phim độc lập gần đây của các bạn trẻ rất ít dấu ấn văn hóa Việt Nam. Các bộ phim có xu hướng đi vào các góc tối xã hội, góc tối tâm hồn con người, mãnh lực của con người vượt lên khỏi số phận trong các bộ phim ấy yếu lắm. Thử xem lại phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh đi, con người Việt Nam ở đó ẩn nhẫn, chịu đựng, chịu bi kịch rất nhiều, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt”.
Chị Lê Tuyết Nhung, hiện đang làm cho các tổ chức phi chính phủ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghe nhìn cho rằng các nhà làm phim độc lập ở Việt Nam có khó khăn riêng. “Các nhà sản xuất nước ngoài thường rất tò mò về đời sống xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh. Họ không còn quan tâm đến phim chiến tranh nữa vì phim mới của mình không hay, còn những phim thương mại thì hời hợt quá.
Tuy nhiên một số phim độc lập lại cho thấy một khía cạnh khác trong xã hội Việt Nam, có thể không đại diện cho tất cả nhưng cho thấy một góc nhìn khác, có thể là một góc khuất nào đó… mà các LHP quốc tế rất thích”.
Chị cũng cho biết thêm: “Các LHP cũng rất tò mò muốn biết những đề tài vốn được coi là cấm kỵ (như tình dục, loạn luân, đồng tính, bạo lực…) được các nhà làm phim châu Á thể hiện như thế nào. Muốn được các nguồn quỹ nước ngoài hỗ trợ các nhà làm phim Việt Nam phải có thêm các yếu tố nói trên trong kịch bản cũng là điều dễ hiểu”.
Hầu hết các phim độc lập hiện nay đều phải trông vào nguồn vốn từ các quỹ nước ngoài, đôi khi nhà làm phim phải xin rất nhiều quỹ mới đủ tiền làm phim nên mỗi dự án có thể kéo dài 4 – 5 năm. Đạo diễn Nhuệ Giang, thuộc biên chế hãng phim nhà nước, cũng cần sự “chi viện” của hai quỹ nước ngoài để làm Tâm hồn mẹ và Lạc lối.
“Các nhà làm phim độc lập hiện nay rất vất vả vì phải tự huy động vốn. Đi LHP thì danh giá đấy nhưng về nước lại không nhận nhiều sự ủng hộ, cũng không có điều kiện để chiếu rộng rãi… thực sự rất nản lòng. Theo tôi Nhà nước cần có chính sách bảo trợ cho những nhà làm phim độc lập, nhà làm phim trẻ, người làm phim đầu tay. Như ở Pháp họ đánh thuế phim nhập khẩu rất mạnh. Ở Việt Nam mình giờ chủ yếu là phim nhập khẩu, đơn cử giá vé 100.000 ngàn đồng thì sẽ phải nộp 12% tiền thuế thì số tiền không nhỏ đâu. Tiền đó sẽ đổ về quỹ hỗ trợ điện ảnh. Hàn Quốc cũng học tập Pháp nên giờ điện ảnh phát triển rực rỡ” – chị Lê Tuyết Nhung nêu ý kiến.
Theo Ngọc Diệp/ Thể thao Văn hóa
Những phim độc lập Việt giành giải tại Liên hoan phim Quốc tế
Cùng điểm lại những phim độc lập Việt từng được vinh danh tại các Liên hoan phim Quốc tế.
Không đóng khung trong những khuôn mẫu cũ kỹ, những đề tài mang tính chất "phục tùng" tuyệt đối với lễ giáo hay đạo đức chính thống; phim độc lập khai thác nhiều góc khuất bình dị nhất của mỗi con người, phô bày thẳng thắn hiện thực bằng sự trau chuốt đầy nghệ thuật, trân quý con người nhưng không phủ nhận những giá trị đạo đức.
Một số bộ phim độc lập của Việt Nam đã tạo nên tiếng vang trên trường quốc tế như Trần Anh Hùng với Xích Lô, Phan Đăng Di với Bi, Đừng sợ, Tony Bùi - Ba mùa, Nguyễn Võ Minh Nghiêm và Mùa len trâu, Chơi vơi của Bùi Thạc Chuyên... Gần đây nhất là Đập Cánh Giữa Không Trung của nữ đạo diễn trẻ Nguyễn Hoàng Điệp.
Hãy cùng điểm lại những phim độc lập Việt từng được vinh danh tại các Liên hoan phim Quốc tế!
Đập Cánh Giữa Không Trung
"Đập Cánh Giữa Không Trung là một câu chuyện buồn về nỗi cô đơn đến tận cùng" theo lời đạo diễn cũng là tác giả của bộ phim - Nguyễn Hoàng Điệp. Phim là câu chuyện của 3 người đàn ông xoay quanh một cô gái tuổi teen tên Huyền. Trong một phút bồng bột, Huyền đã mang thai với bạn trai - một kẻ đam mê cá cược chọi gà, không hề quan tâm đến cô.
Trong lúc đau đớn định phá thai, Huyền gặp Hoàng - một người đàn ông hào hoa, giàu có nhưng đam mê kì lạ với thai nhi. Những biến đổi tâm lý thú vị dẫn dắt câu chuyện của Huyền đến một kết thúc bất ngờ cho người xem. Theo như dự kiến, phim sẽ ra mắt khán giả Việt Nam vào cuối năm nay.
Thanh Duy Idol vào vai "chị" bạn thân nhất của Huyền
Trần Bảo Sơn vào vai người đàn ông hào hoa có sở thích kỳ lạ
Đập cánh giữa không trung được Hội đồng tuyển phim của LHP Venice lựa chọn công chiếu trong Tuần lễ phê bình phim năm nay tại Ý ngay khi còn là bản thô (chưa nhạc, chưa hòa âm, chỉnh màu...). Tác phẩm lọt vào Top 7 phim được đề cử cho giải Luigi De Laurentiis dành cho các phim truyện đầu tay xuất sắc với giải thưởng trị giá đến 100.000 USD (2,1 tỷ đồng).
Bi, Đừng Sợ
Bi, Đừng Sợ của Phan Đăng Di là một bộ phim tạo ra cơn sốt dư luận trái chiều tại Việt Nam trong suốt một thời gian dài công chiếu chính thức và cho đến tận bây giờ. Nhiều cảnh phim đã bị cắt bỏ với lý do không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuy nhiên, điện ảnh thế giới đã công nhận Bi, Đừng Sợ là một tác phẩm nghệ thuật thành công vang dội qua một loạt các giải thưởng lớn nhỏ trong các kì liên hoan phim quốc tế: LHP Quốc tế Stockholm (Thụy Điển, 2 giải), LHP Quốc tế Cannes (Pháp), Giải Special Mention của LHP Quốc tế Vancouver và giải phim hay nhất tại LHP châu Á - Hongkong.
Hình ảnh trong veo của Bi
Bộ phim là câu chuyện xoay quanh một gia đình Hà Nội. Một gia đình với nhiều thế hệ, những khác biệt về tư tưởng và những mối quan hệ chồng chéo, những bế tắc và ẩn uất sâu trong tâm tưởng của mỗi thành viên. Đối nghịch với tấm màn đen u ám bao phủ người lớn và những viên đá buốt lạnh xuất hiện xuyên suốt bộ phim là Bi, ánh mắt trẻ thơ, trong trẻo của em làm ám ảnh và nhức nhối trái tim người xem. Từng nhân vật hiện lên vừa đáng giận, vừa đáng thương, những khát khao dục vọng tầm thường được cho là dung tục và trái đạo đức của người cô giáo, cách cư xử lạnh nhạt của người con dâu với bố mẹ chồng... được mổ xẻ theo một góc nhìn khác, rất nhân văn.
Bữa cơm gia đình lạnh lẽo
Xích Lô
Xích Lô là tác phẩm mang "án oan" của đạo diễn Trần Anh Hùng trong bối cảnh nền điện ảnh Việt Nam năm 1995. Phim bị cấm chiếu do nội dung được xem là trái thuần phong mỹ tục và quá nhạy cảm ở thời kì đó.
Xích Lô được hợp tác sản xuất bởi hãng phim Giải Phóng và Salon Film Studio (Hongkong). Một sự kết hợp độc đáo giữa tài tử hàng đầu Hongkong Lương Triều Vĩ và một anh chàng lơ xe 20 tuổi tên Lê Văn Lộc, chưa từng có bất kỳ kinh nghiệm diễn xuất nào. Các nhân vật trong phim hầu như không hề có tên họ: vai chị của Xích Lô được gọi là Chị, tên bà trùm là Buồn và tên người yêu của Chị là Nhà Thơ - một tên giang hồ tàn ác và cũng là một nhà thơ. Phim đã đoạt giải Sư tử vàng tại LHP Venezia vào năm 1995.
Cảnh Xích Lô (Lộc) săm soi dao găm trong Cyclo khá đáng sợ
Chuyện phim xoay quanh cuộc đời của anh đạp xích lô chất phác, bị cuốn vào băng đảng tội ác một cách bất đắc dĩ, cầm đầu là Nhà Thơ làm vô số chuyện tàn ác xấu xa: cướp của, giết người... Những giằng xé nội tâm cùng cực của nhân vật Xích Lô khi bước qua lằn ranh tội lỗi, trở thành con rối trong tay bà Buồn và cánh tay phải đắc lực của bà ta là Nhà Thơ, khiến khán giả rung động.
Nhân vật Xích Lô khiến người xem liên tưởng đến nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, càng cố vùng vẫy thoát ra khỏi bùn lầy tội lỗi càng tuyệt vọng. Đến cuối cùng, khi những thế lực tàn ác kìm kẹp cuộc đời Xích Lô biến mất cũng là lúc anh và Chị trở lại là những con người lương thiện như phút ban đầu. Phim kết thúc trong bản hợp tấu đàn manđôlin của một lớp tiểu học mang tênRửa mặt như mèo với nhiều suy ngẫm.
Chơi Vơi
Chơi Vơi khai thác một chủ đề nhạy cảm "giới tính". Chuyện kể về Duyên, một cô gái xinh đẹp, kết hôn với một cậu ấm nhỏ hơn mình 2 tuổi. Những ẩn uất trong đời sống vợ chồng đẩy cô ngã vào vòng tay Thổ - một tên sở khanh đến với Duyên chỉ vì tình dục và vụ lợi. Kịch tính của bộ phim được đẩy lên cao khi Duyên và Cẩm (bạn thân của Duyên) nảy sinh mối quan hệ đồng giới.
Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã giành giải thưởng của Hiệp hội phê bình điện ảnh thế giới (Fipresci) tại LHP Venice; 3 đề cử Giải thưởng phim châu Á 2010; giải đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam 2009 và được tuyển chọn chính thức vào các LHP Toronto 2009, London 2009, Vancouver 2009, Pusan 2009, Bangkok 2009, Jerusalem 2010 và nhiều Liên hoan phim trên thế giới.
Chơi Vơi khai thác mối quan hệ đồng giới nữ nhạy cảm
Nhìn chung, những bộ phim độc lập đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật điện ảnh Việt Nam. Đây là mảnh đất màu mỡ để các đạo diễn sáng tạo nhưng cũng đầy chông gai vì khán giả Việt Nam cần có thời gian để thẩm thấu giá trị của những sáng tạo táo bạo, đầy ẩn ý mà tác giả muốn truyền tải đến người xem.
Theo sách Lịch sử điện ảnh thế giới của Kristin Thompson và David Bordwell, cụm từ phim độc lập xuất phát từ Mỹ - một quốc gia mà nền điện ảnh bị thống trị bởi Hollywood, nơi mà phim được xem là những thương phẩm không hơn không kém, nghệ thuật bị bó buộc trong một công thức nhất định để đảm bảo doanh thu. Những bộ phim độc lập ra đời là sự bứt phá lớn trong lịch sử điện ảnh thế giới; có thể xem đây là một cuộc cách tân điện ảnh của những hãng phim nhỏ, những nhà làm phim cá nhân cực kỳ nhiệt huyết với nghệ thuật và tính thương mại hoàn toàn không có khả năng chi phối niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật của họ. Nhiều bộ phim độc lập đã đoạt những giải thưởng danh giá tại các Liên hoan phim quốc tế uy tín như Slumdog Millionaire, The Hurt Locker...
Theo Mask online
Góc khuất người chuyển giới trong phim Việt đoạt giải Venice Thanh Duy Idol bảo từng khóc như con nít ngay tại trường quay khi đạo diễn hô chuyển cảnh, vì những dồn nén tâm lý nặng nề do nhân vật gây ra. Đập cánh giữa không trung không chỉ là góc nhìn nhân văn về giới LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) mà ẩn trong đó là những thông điệp hiện...