Phim Việt hóa đã bớt hút khán giả
Dòng phim remake ( phim Việt hóa) từng là lựa chọn hàng đầu của các nhà làm phim Việt. Tuy nhiên, việc mãi chạy theo việc vay mượn kịch bản nước ngoài, sẽ khó giúp điện ảnh trong nước phát triển.
Phim Chìa khóa trăm tỷ. Ảnh: NSX
Phim remake đã xuất hiện ở các rạp trong nước từ nhiều năm về trước. Đây được xem một trong những phương án tốt với các nhà làm phim Việt thiếu hụt kịch bản hay. Sau thành công vang dội của các bộ phim trăm tỉ như “Tiệc trăng máu”, “Em là bà nội của anh”, điện ảnh Việt cũng có không ít nhà làm phim đi theo xu hướng này.
Phim remake vẫn còn được nhà làm phim Việt tận dụng
Còn nhớ cách đây không bao lâu, màn ảnh Việt chứng kiến cuộc tranh đua của những phim Việt hóa từ truyền hình đến điện ảnh. Trong đó phải kể đến “ Bằng chứng vô hình” (đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh), “Tiệc trăng máu” (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), “ Cây táo nở hoa”… Các kịch bản được làm lại đều là những tác phẩm nổi tiếng, gây cơn sốt trên khắp Châu Á trong nhiều năm qua.
Chưa nói đến câu chuyện thành công về mặt doanh thu, chúng ta thấy dòng phim remake có “đất sống”, dù đã có giai đoạn chững lại, bởi điện ảnh Việt Nam đang khủng hoảng những kịch bản hay, trong khi nhu cầu thưởng thức của công chúng ngày một đa dạng. Vậy nên, việc làm lại những bộ phim của nước ngoài là hướng đi an toàn và luôn có một phân khúc riêng.
Việc các đạo diễn Việt khai thác kịch bản phim nổi tiếng nước ngoài luôn gây sự tò mò, háo hức cho khán giả. Họ sẽ đặt ra hàng trăm câu hỏi xoay quanh vấn đề này như việc: Nghệ sĩ Việt nào sẽ vào vai diễn chính của bộ phim mình từng yêu thích, hay kịch bản có được sửa đổi chi tiết nào hay không? Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ để khán giả ra rạp và chờ đón.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, không phải phim nào cũng thành công, ngoài một vài phim như “Em là bà nội của anh”, “Tháng năm rực rỡ” hay phim truyền hình “Người phán xử”, “Gạo nếp gạo tẻ” hay “Tiệc trăng máu” thì không ít phim thất bại ê chề.
Trong đó, phim “Bằng chứng vô hình” (trước đó kịch bản phim này được từng được Trung Quốc, Hàn Quốc thực hiện) thua lỗ nặng (chỉ thu hơn 8 tỉ đồng). Nguyên nhân vì thiếu sự sáng tạo, phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản gốc mà không có sự sáng tạo. “Em là của em” do Ngô Kiến Huy đóng chính cũng không khá khẩm hơn. Phim làm lại từ kịch bản Hàn Quốc và thu về 11 tỉ đồng. Con số này khá thấp so với mức đầu tư của nhà sản xuất.
Video đang HOT
Phim remake 2022 có gì?
Việc remake phim đã nổi tiếng tưởng vốn đã trở thành thương hiệu cho nhiều đạo diễn Việt. Tuy nhiên, trước áp lực đổi mới kịch bản gốc khiến dòng phim này trở thành “con dao hai lưỡi” với nhà làm phim.
Năm 2022, có không ít bộ phim mua kịch bản nước ngoài ra mắt. Trong đó phải kể đến “Chìa khóa trăm tỷ” và “Nghề siêu dễ”. Dù có sự tham gia của những cây hài như Thu Trang, Kiều Minh Tuấn nhưng phim chỉ dừng lại ở mức doanh thu ổn, không có phim nào vượt trăm tỉ như kỳ vọng.
Có thể nói áp lực của việc làm lại phim nước ngoài là chuyện không hề dễ. Các đạo diễn và nhà làm phim phải đau đầu cho bài toán đổi mới tình tiết, câu chuyện, bối cảnh của bản gốc để phù hợp với văn hóa Việt, khiến khán giả xem thấy được nét riêng dù biết rằng nó là bộ phim được làm lại từ phim nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà làm phim giải quyết được câu chuyện này thì nó chỉ dừng ở mức trọn vẹn, còn câu chuyện doanh thu là điều khó ai đoán trước được. Bởi dòng phim remake xét cho cùng còn phụ thuộc rất lớn vào việc chọn lựa kịch bản của nhà làm phim và sự sáng tạo của đạo diễn.
“Chìa khóa trăm tỷ” và “Nghề siêu dễ” đều mang đến những miếng hài duyên cho khán giả dựa vào màn trình diễn ăn ý của Kiều Minh Tuấn, Thu Trang. Tuy nhiên, với dòng phim này, khán giả đã không còn mặn mà như trước. Bởi các tình tiết đã được phim Hàn, Nhật khai thác triệt để.
Xét riêng “Chìa khóa trăm tỷ”, dù đã rất nỗ lực nhưng vẫn có vài tình tiết chưa thật sự sát với thực tế. Ngoài ra, do phim tập trung phát triển mối quan hệ tình cảm của hai nhân vật chính Thu Trang – Kiều Minh Tuấn nên nhịp điệu câu chuyện của Anh Tú – Jun Vũ có vẻ hơi cấp tốc. Một số phân cảnh diễn xuất của các nhân vật vẫn tạo cảm giác chỉ tròn vai và hơi kịch.
Vậy nên, có thể thấy, với dòng phim remake, khán giả dễ dàng đặt lên bàn cân so sánh với bản gốc. Dù Thu Trang – Kiều Minh Tuấn thật sự làm tốt vai trò của mình trong phim. Tuy nhiên, điều này cũng không thể khiến cho “Chìa khóa trăm tỷ” tiến xa hơn ở phòng vé Việt. Phim dừng lại ở mức khoảng 70 tỉ đồng tiền vé. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với những tác phẩm trăm tỉ mà Thu Trang từng đạt được trước đây.
Bước sang năm 2022, phim remake dường như đang có dấu hiệu bão hòa. Các phim ra rạp dù nhào nặn bởi nhà sản xuất nổi tiếng, cũng không còn hút khán giả như xưa. Đã đến lúc nhà làm phim Việt phải tìm hướng đi mới với các kịch bản thuần Việt, không thể mãi chạy theo việc vay mượn kịch bản nước ngoài mãi.
Doanh thu phim Việt: "Chuyện ma gần nhà" đạt 10 tỉ đồng ngày đầu ra rạp
Trong ngày công chiếu đầu tiên, "Chuyện ma gần nhà" thu về gần 10 tỉ đồng doanh thu, giúp tác phẩm vượt "Chìa khóa trăm tỷ, 1990, Bẫy ngọt ngào...
"Chuyện ma gần nhà" vượt doanh thu "Chìa khóa trăm tỷ" trong ngày 11.2. Ảnh: CGV.
Doanh thu phim Việt đang đảo chiều
"Chuyện ma gần nhà" - phim điện ảnh dựa trên những truyền thuyết đô thị đầy ám ảnh và ghê rợn đậm chất Việt được công chiếu toàn quốc hôm nay 11.2.
Trước đó, phim nhận được phản hồi tốt của khán giả trong ngày công chiếu sớm. Đây là phim kinh dị Việt duy nhất ra mắt dịp Valentine năm nay.
Về doanh thu, tính đến hiện tại, phim đã đạt gần 10 tỉ đồng trong ngày công chiếu đầu tiên (theo Box Office Vietnam, con số này có thể cao hơn).
Đại diện phát hành chia sẻ với phóng viên, phim hiện đang nắm giữ kỷ lục khi trở thành phim kinh dị đầu tiên của Việt Nam có lượng người đặt mua vé đông nhất trước ngày công chiếu. Cụ thể, phim đạt 85 ngàn vé đặt mua trước ngày công chiếu.
So doanh thu trong ngày 11.2 thì "Chuyện ma gần nhà" đang áp đảo các phim Tết và phim ra mắt cùng thời điểm. Cụ thể, "Chìa khóa trăm tỷ" hiện chỉ còn hơn 500 triệu đồng doanh thu trong ngày. 1990 chỉ còn 124 triệu đồng doanh thu và "Nhà không bán" đạt hơn 231 triệu đồng doanh thu.
Riêng "Bẫy ngọt ngào" tính thời điểm mở bán vé đến hôm nay 11.2 đạt hơn 2,6 tỉ đồng doanh thu - thua xa so với "Chuyện ma gần nhà".
Một phân cảnh trong "Chuyện ma gần nhà". Ảnh: CGV.
Sức hút "Chuyện ma gần nhà" từ đâu?
"Chuyện ma gần nhà" có lợi thế khi là phim kinh dị duy nhất ra rạp thời điểm này. Cộng thêm đây là số ít phim kinh dị Việt mang lên màn ảnh một câu chuyện "có ma thật" (tức dựa theo những câu chuyện ma nổi tiếng được truyền miệng lâu đời).
Phim mang đến những câu chuyện ma bắt nguồn từ những lời đồn hay câu chuyện mà người dân kể cho nhau nghe. Ngay từ đầu dự án đã gây chú ý bởi dùng hình tượng "cô Mía", tức cô gái được vẽ trên các xe nước mía Việt Nam (đây là hình ảnh gắn liền nhiều thế hệ). Điều này dễ dàng thu hút khán giả quan tâm.
"Chuyện ma gần nhà" là một trong các phim kinh dị có nhiều phân cảnh ghê rợn và ám ảnh nhất, rải đều trong suốt thời lượng phim chứ không làm theo mô tuýp kinh dị hời hợt như các phim trước.
Phim cũng có những cú twist trong kịch bản để thu hút người xem. Cả ba phần trong phim đều có những đoạn kết bất ngờ, phá giải những bí mật trước đó.
Phim có dàn sao diễn xuất đồng đều. Nghệ sĩ Mạc Can tuy tham gia dự án khi đã 77 tuổi và sức khỏe yếu nhưng diễn xuất của ông là điểm nhấn chính trong câu chuyện thứ hai. Diễn viên kỳ cựu NSƯT Ngọc Hiệp cũng ấn tượng trong vai người phụ nữ muốn tìm hài cốt em mình. Khả Như, Vân Trang cũng làm tốt vai của mình.
Tuy nhiên, phim cũng có một vài khuyết điểm như một số cảnh bị chuyển đột ngột, nhiều phần nội dung bị rối.
Có thể nói, khi các phim Tết như 1990, Nhà không bán... bắt đầu hạ nhiệt thì "Chuyện ma gần nhà" được xem là kỳ vọng mới của các rạp phim Việt. Nhiều chuyên gia dự đoán, phim sẽ có thể là tác phẩm điện ảnh đầu tiên đạt trăm tỷ của năm 2022.
Chìa khoá trăm tỷ vượt mốc 68 tỷ đồng, được báo Trung Quốc khen ngợi hết lời Không nằm ngoài dự đoán về phim Tết 2022, 'Chìa khóa trăm tỷ' được công chúng yêu thích và nhanh chóng vượt mốc doanh thu 68 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt. Tết Nhâm Dần 2022 đánh dấu sự trở lại của phim Việt tại các phòng vé sau 1 năm nhiều khó khăn của điện ảnh Việt. Đại dịch Covid-19 đã...