Phim Việt có hình ảnh y tá mặc áo xẻ sâu đến ngực phản pháo lời chê bai gợi cảm câu khách
Ngay từ khi mới công bố những hình ảnh đầu tiên, ekip sản xuất “Bệnh Viện Thần Ái” đã vấp phải ý kiến trái chiều rằng cố tình lấy việc gợi cảm câu khách khi để cho dàn nữ diễn viên mặc trang phục y tá có phần cổ xẻ sâu xuống ngực.
Chiều 3/4, bộ phim Bệnh Viện Thần Ái đã có buổi gặp gỡ truyền thông để giới thiệu dàn diễn viên chính cũng như lịch phát sóng chính thức. Trong sự kiện này, dàn diễn viên chính gồm Thúy Ngân, Nam Anh, Kim Nhã, Minh Trang, Xuân Nghị, Quang Trung đã thẳng thắn chia sẻ những câu hỏi xoay quanh nội dung phim.
Ngay từ khi mới công bố những hình ảnh đầu tiên, ekip sản xuất Bệnh viện thần ái đã vấp phải ý kiến trái chiều rằng cố tình lấy việc gợi cảmu khách khi để cho dàn nữ diễn viên mặc trang phục y tá có phần cổ xẻ sâu xuống ngực. Đáp lại nhận định này, phía sản xuất chia sẻ rằng: “Đây là điều phổ biến trên điện ảnh. Hơn nữa, câu chuyện của phim nói về các công việc xung quanh ngành y chứ không phải tập trung quá sâu vào chuyên ngành”. Đồng thời phía sản xuất cũng công bố số tiền đầu tư cho mỗi tập phim là 300 triệu đồng.
Nam Anh
Xuân Nghị
Xuân Nghị và Thúy Ngân
Riêng Thúy Ngân tiết lộ rằng nhân vật mà cô đảm nhận là vai diễn thú vị, khác biệt. Lần này, không hề là một vai ác như mọi người đồn đoán. Thúy Ngân cũng tin đây là vai diễn khiến khán giả bất ngờ về khả năng của mình.
Chị gái Nam Em – Nam Anh – dù xuất hiện trễ nhưng vẫn nhanh chóng hòa nhập với không khí sôi nổi của buổi họp báo. Nam Anh cho hay bản thân có nhiều áp lực với vai Thu trong bộ phim này. Nam Anh hy vọng đây sẽ là màu sắc mới của Nam Anh trong lòng công chúng bởi cô chưa bao giờ hoạt động trong lĩnh vực diễn xuất.
Một số hình ảnh khác trong sự kiện
Riêng cô nàng Kim Nhã thì lại cho biết cô đã chịu áp lực hơn 1 tháng khi nhận vai diễn mới. Bởi trước đây, các kiểu vai của Kim Nhã đều thể hiện tính cách tưng tửng, nhưng lần này lại là vai diễn có tính cách hoàn toàn khác so với bản thân Kim Nhã ở ngoài đời. Hơn nữa, vai diễn đòi hỏi tâm lý khá nặng vì đây là một nhân vật không thể thoải mái nói yêu bởi bí mật của gia đình.
Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc sống của những cô gái ở trong bệnh viện. Do một bệnh lý liên quan đến võng mạc, Minh San (Thúy Ngân) bị mất dần thị lực và có khả năng mù vĩnh viễn. May mắn thay, có một bệnh nhân chết não hiến mắt cho San. Nhưng sau khi lấy lại ánh sáng, Minh San luôn nhìn thấy hình ảnh một người bác sĩ đứng trước mặt mình. Hình ảnh này xuất hiện ở mọi nơi từ đường phố, trong quán ăn đến tận trong phòng riêng của Minh San.
Thúy Ngân
Kim Nhã
Cho rằng ca phẫu thuật có vấn đề, Minh San trao đổi với bác sĩ điều trị và được biết đây có thể là những hình ảnh lưu lại trên võng mạc đã được cấy ghép cho San. Bác sĩ cho rằng một thời gian hình ảnh này sẽ tự động biến mất. Nhưng những hình ảnh này lại liên tục ám ảnh San nhiều hơn, cộng thêm những giấc mơ kì lạ xuất hiện khiến cuộc sống San hoàn toàn bị đảo lộn.
Minh Trang
Khánh Vân
Sau khi biết được người hiến mắt cho mình là Xuân (Nguyễn Minh Trang) – điều dưỡng bệnh viện Thần Ái, Minh San quyết định xin vào đây với chức danh điều dưỡng nhằm điều tra chân tướng sự việc. Đồng thời, cô hi vọng có thể giải quyết những bóng ma đang ám ảnh mình. Liệu sau tất cả, Minh San có giải mã được những hiện tượng bí ẩn đang gặp?
Theo Helino
Tháng 5 Để Dành- Tấm vé khứ hồi về vùng quê Bắc Bộ những năm 2000
Sau khi tung ra teaser quảng bá cách đây ít lâu, Tháng 5 Để Dành khiến đại đa số khán giả tò mò bởi bầu không khí nhẹ nhàng, thơ mộng.
Ngoài việc khắc họa tình đầu ngây ngô nhưng sâu nặng của anh chàng Trung Hiếu (Xuân Hùng) và nàng "sếp" Mai Ngọc (Minh Trang), tác phẩm cũng tựa như chuyến tàu vượt thời gian đong đầy cảm xúc, trao cho hành khách tấm vé khứ hồi để viếng thăm một địa điểm hết sức đặc biệt.
Đó là "thị trấn yên bình nằm giữa vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ" hồi năm 2000, nơi đã truyền cảm hứng dạt dào, giúp blogger Rain8x chấp bút nên đứa con tinh thần đình đám.
Bối cảnh bình dị mà khó quên
Bức tranh nông thôn miền Bắc tuyệt đẹp nơi Tháng 5 Để Dành.
Rời xa khu phố thị sầm uất, sôi động cả ngày lẫn đêm, câu chuyện trong Tháng 5 Để Dành diễn ra tại một miền đất hoang sơ. Xuyên suốt tác phẩm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng biết bao khung cảnh tuyệt vời, vốn thuộc dạng hiếm thấy trong các phim điện ảnh: con đường nông thôn dẫn qua ruộng lúa chín vàng, bãi cỏ tươi mát rượi trải dài dưới chân đồi, hay hồ nước xanh biếc lọt thỏm giữa lòng núi...
Mang đậm phong vị làng quê Bắc Bộ, những thước phim ấy hứa hẹn đem lại một trải nghiệm điện ảnh hoàn toàn thú vị, khác biệt rõ rệt so với mặt bằng chung phim học đường lẫn thương mại hiện nay. Hơn nữa chúng còn đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho chuỗi khoảnh khắc tình cảm của đôi nhân vật chính thêm phần đắt giá và thăng hoa.
"Nhớ khi xưa, anh chở em trên chiếc xe đạp cũ". Chắc chắn rằng, tuổi hoa niên của hầu hết các cô cậu học trò 8x đều chẳng thể tách rời khỏi lũ ngựa sắt. Là phương tiện di chuyển luôn đồng hành cùng giới trẻ ngày đó trong nhiều sự kiện lớn nhỏ, từ cắp sách đến trường, thơ thẩn rong chơi tới hẹn hò lãng mạn, những dòng xe đạp mang thương hiệu Thống Nhất, Phượng Hoàng, Peugeot... đã từng có thời kỳ "phủ sóng" rộng khắp ở mấy huyện ngoại thành và vùng ven Hà Nội.
Bên cạnh hình ảnh thân quen này, Tháng 5 Để Dành tiếp tục làm cho lứa khán giả 8-9x xúc động, bồi hồi trước hàng loạt chi tiết gần gũi khác: nào là những thứ quà bình dị dân dã như bánh rán (bánh cam), hũ sữa chua, bánh mì chả; chiếc ti vi màu Pana Color cổ lỗ sĩ, đầu đĩa VCD Samsung, cái ăng-ten truyền hình kinh điển luôn "mọc" chễm chệ trên nóc nhà của mỗi hộ gia đình... Tất cả chúng góp phần tạo nên một màu sắc hoài cổ vừa quen vừa lạ, khiến bất cứ ai vẫn có thể dễ dàng cảm nhận chứ không riêng gì thế hệ tiền bối.
Còn mấy ai sở hữu chiếc tivi Pana Color này trong nhà?
Chưa kể, yếu tố văn hóa địa phương ở bộ phim còn được thể hiện rõ nét thông qua khía cạnh đời sống gia đình. Thuở đấy, nếu đã từng đi chơi về trễ hay yêu đương nhăng nhít, đảm bảo bạn sẽ hoặc bị ăn đòn nhừ tử, hoặc bị thầy u xích tay xích chân, khóa trái cửa phòng để "tạm giam" tại nhà. Thoạt nghe thì có vẻ tàn bạo, tuy nhiên, đằng sau các hành động bảo thủ lẫn khắt khe, mọi bậc phụ mẫu đều chỉ mong muốn những gì tốt nhất dành cho con cái mình. Tiếc thay, việc áp đặt và cấm đoán kia không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng đối với bọn trẻ tinh nghịch, mới lớn.
Màu sắc hiếm thấy của làng điện ảnh Việt
Vốn được thực hiện bởi một ekip trẻ tuổi tới từ miền Bắc, Tháng 5 Để Dành là dự án hiếm hoi sở hữu dàn dàn diễn viên và có phần ngôn ngữ 100% là tiếng Bắc. Dẫu còn khá mới mẻ đối với khán giả trong Nam, nhưng nhờ đoạn teaser cùng loạt ảnh hậu trường hôm nọ, cả hai gương mặt Xuân Hùng và Minh Trang hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý của đông đảo người xem. Đặc biệt, trước màn tương tác quá sức ăn ý qua từng ánh mắt, nụ cười bên cạnh các cử chỉ thân mật, họ được cộng đồng fan kỳ vọng sẽ làm nên bất ngờ lớn cho phiên bản điện ảnh Ranh Giới.
Liệu Xuân Hùng - Minh Trang sẽ trở thành cặp đôi điện ảnh mới sau bộ phim này?
Thường bị vướng phải định kiến về cách phát âm khó nghe, lối diễn xuất giả lả hay nội dung thích tỏ vẻ thâm thúy, nên phim ảnh phía Bắc luôn gặp khó khăn với việc thâm nhập thị trường miền Nam. Tuy nhiên, đứa con tinh thần do đạo diễn Lê Hà Nguyên nhào nặn đã khắc phục một số nhược điểm cố hữu đó. Chú trọng vào cảm xúc ngây ngô nhẹ nhàng, Tháng 5 Để Dành sẽ tái hiện thật trọn vẹn suy nghĩ thầm kín của giới trẻ khi yêu, cũng như cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa những suy nghĩ trong sáng và thứ bản năng giới tính ngấm ngầm.
Vì vậy, mặc dù đây là một bộ phim thấm đẫm tinh thần độc lập lẫn màu sắc rất riêng, nhưng chủ đề, thông điệp mà nó muốn gửi gắm đến người xem lại cực kì gần gũi và dễ hiểu. Xoay quanh tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu và cả tình người, Tháng 5 Để Dành hứa hẹn sẽ tạo nên dấu ấn khó quên vào mùa hè năm nay.
Tháng 5 Để Dành do đạo diễn Lê Hà Nguyên thực hiện cùng dàn diễn viên trẻ Xuân Hùng, Minh Trang, Đức Ngụy... RG Entertainment sản xuất và do BHD phát hành tại Việt Nam. Dự kiến khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 24.05.2019.
Theo moveek.com
'Tháng 5 để dành': Khi văn hóa miền Bắc trong mắt thế hệ 8x được tái hiện trọn vẹn qua lăng kính điện ảnh Không chỉ chuyển thể mối tình học đường "huyền thoại" của thế hệ 8x Việt Nam lên màn ảnh rộng, "Tháng 5 để dành" còn đưa người xem trở về vùng ngoại ô miền Bắc vào đầu thế kỉ 21, cũng như gợi nhắc vô vàn hoài niệm đáng nhớ ở mỗi cá nhân. Tháng 5 để dành là dự án tâm huyết...