Phim Việt bỏng mắt với “cảnh nóng”
Ngày nay, cảnh nóng, giường chiếu được xem là yếu tố câu khách.
Các nhà sản xuất vẫn thường úp mở sẽ có cảnh nóng của nam hay nữ diễn viên này nọ để kích thích sự hiếu kỳ của công chúng, tăng lượng khán giả cho bộ phim. Thậm chí, có nhà sản xuất còn đưa hẳn cảnh nóng làm hình ảnh quảng cáo cho phim. Tuy nhiên, xem cảnh nóng của phim Việt, không ít khán giả kêu ca rằng thô kệch và gượng ép quá.
Áo lụa Hà Đông
“Áo lụa Hà đông” là một bộ phim tình cảm kể về số phận éo le của người phụ nữ, Dần (Trương Ngọc Ánh đóng) phải bán đi nguồn sữa của mình và đau đớn hơn khi kẻ mua sữa không phải những đứa trẻ thiếu sữa mẹ mà là một lão già bệnh hoạn…”Thật sự là cảnh nóng của “Áo lụa Hà Đông” cũng không phải là “quá nóng” nhưng đây là một cảnh được đạo diễn xử lý rất tinh tế và đầy nghệ thuật. Cảnh nóng vất vả với tất cả diễn viên chứ không chỉ đối với riêng cá nhân môt ai cả. Có lẽ vì thế nên hầu như các diễn viên khi thể hiện cảnh nóng đều muốn diễn thật tốt để tránh phải quay đi , quay lại nhiều lần. Có ở trong phim trường thì mới hiểu tâm lý mà người diễn viên đang chịu khi quay những cảnh này. Thú thật là nó cũng không sung sướng hay thú vị như nhiều người nghĩ đâu (cười)…”- Trương Ngọc Ánh tâm sự
Chỉ qua hai phim “Chuông reo là bắn” và “Trung úy”, diễn viên Quách An An chết danh là “ quả bom sex của màn ảnh Việt”. Cô tâm sự, nói đóng cảnh nóng không đơn giản là cởi đồ. Quách An An cho biết từng rất sốc và đối mặt với những lời bàn tán của người thân và bạn bè sau khi cảnh nóng của cô trong phim “Chuông reo là bắn” công chiếu. Đó là cảnh tắm trần được quay ở một hồ nước suối trên Đắk Lắk.
Theo kịch bản và thỏa thuận ban đầu giữa cô và đạo diễn, cảnh nóng đó không cần thấy ngực. Ban đầu, cô mặc áo chỉ để hở phần vai, nhưng đạo diễn yêu cầu cởi ra để cảnh phim thuyết phục người xem. Bọt xà phòng được tạo ra rất nhiều nhằm giúp che kín phần ngực. Do quá tập trung vào diễn xuất, nên An không phát hiện ra bọt xà phòng trên ngực dần trôi mất…
Bẫy rồng
“Để thực hiện cảnh nóng trong “Bẫy rồng”, Vân cảm thấy dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều. Khi thực hiện “Bẫy rồng” Vân là một cô gái hiện đại, từng trải và nếm quá nhiều những đắng cay, ngọt, bùi của cuộc sống. Cô ấy không bị thụ động trong chuyện tình cảm. Còn với “Dòng máu anh hùng” nhân vật Thúy là cô gái khá xa lạ với tình yêu và luôn muốn đi tìm tự do cho bản thân mình. Lúc đó, phần chủ động của cô gái trong cảnh nóng không có nên Vân thích cảnh nóng trong “Bẫy rồng” nhiều hơn. Vân thấy mình được thoải mái hơn, không bị cứng nhắc khi diễn” – diễn viên Ngô Thanh Vân chia sẻ.
Cảnh nóng trong “Nụ hôn thần chết” là cảnh khá hài hước, trong khi Thần Chết Du đang ngâm mình trong nhà tắm của An, chính anh đã rất “hồn nhiên” và không nghĩ rằng cô gái An kia có thể nhìn thấy mình “trần như nhộng” chỉ vì mình là Thần Chết. Nhưng, An đã nhìn thấy anh bởi cô sắp chết… Cả hai diễn viên chính: một siêu mẫu đắt giá (Thanh Hằng) và một diễn viên hành động nổi danh (Johnny Trí Nguyễn) đã có dịp khoe những thế mạnh của cơ thể “hái ra tiền” của mình.
Sống trong sợ hãi
Bộ phim được quay tại Ninh Thuận – vùng đất quanh năm khô hạn đầy gió và cát nóng, nhiệt độ bên ngoài có lúc hơn 40oC. Cảnh “nóng” giữa Tải và hai người vợ trong phim đã lột tả được nguồn sống, khát vọng mãnh liệt của nhân vật Tải cũng như cuộc sống của anh lúc nào cũng mỏng manh trước ranh giới giữa sự sống và cái chết trong công việc đầy nguy hiểm.
Cảnh nóng trên chiếc võng là hình ảnh rất “đắt” đã khiến cho khán giả phải “sợ hãi”, cũng có người phải “thét lên” vì nó thật quá, nó trần trụi quá nhưng vượt lên trên tất cả chính là chất con người khát bỏng nơi mảnh đất không bao giờ lạnh và đầy rẫy cạm bẫy chết người này. Cảnh nóng trong phim còn đặc biệt hơn đó là hình ảnh của đứa bé một tuổi ngủ ngon lành trong lúc người lớn đang làm việc “người lớn”. Cảnh nóng trong phim được đánh giá là “quá nóng” và không thể nóng hơn ngay trong bộ phim nhựa đầu tiên của Bùi Thạc Chuyên.
Không cân sức
Diễn viên Ngọc Hiền (vai Mai Duyên) đã phải thực hiện khá nhiều cảnh nóng táo bạo. “Cảnh nóng không đơn thuần là một yếu tố ăn khách mà trong “Không cân sức”, chúng chính là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng. Nó chính là khởi đầu cho những sóng gió của câu chuyện. Hiền thấy nhà làm phim đã rất mạnh tay khi thực hiện những cảnh phòng the, tuy nhiên, đó là những cảnh cần thiết và được quay một cách nghệ thuật. Có thể dư luận sẽ không đồng tình khi Hiền nhận đóng những cảnh này nhưng Hiền tin, khi phim ra mắt, khán giả sẽ ủng hộ quyết định của Hiền” – cô chia sẻ.
Cánh đồng bất tận
Video đang HOT
“Sex trong phim tôi là sex tâm lý chứ không phải sex hình thể. Tôi mơ ước làm được phim không phải thương mại nhưng có khán giả. Và tôi chỉ muốn kể một câu chuyện giản dị về những con người học cách tha thứ để sống dễ chịu hơn” – đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cho biết.
Còn diễn viên Dustin Nguyễn tiết lộ: “Tôi rất ít khi nhận vai diễn có cảnh nóng vì tôi xem nhiều phim và sợ cách người ta đan cài cảnh sexy vào phim. Dường như yếu tố sexy chẳng làm được gì ngoài việc dụ dỗ khán giả nổi cơn tò mò để hứng một cú lừa. Tôi chỉ nhận đóng cảnh sexy nếu nó là nguyên nhân, là hậu quả, là cách thúc đẩy câu chuyện hay giải quyết vấn đề, nghĩa là nó phải máu thịt với đường dây của truyện phim. Và khi đã làm thì phải… làm cho tới thôi. Yến diễn rất tốt cảnh này. Chúng tôi biết, đóng cảnh nóng rất khó khăn. Việc lấy cảm xúc cho vai diễn là điều cần thiết. Chúng tôi đã hết lòng cho một cảnh “hot”.
Một số ý kiến cho rằng: Các nhà làm phim Việt đang xé rào để cứu vớt những bộ phim nghèo nàn về ý tưởng, nội dung không mới và cách thể hiện không lạ. Nhưng cũng có ý kiến bênh vực: Luật chỉ quy định cấm các cảnh dâm ô, đồi truỵ, phá hoại thuần phong mỹ tục, đâu có cấm nhân vật khỏa thân, hay những cảnh yêu đương mát mẻ gắn với nội dung phim?
Phải chăng vì cách hiểu này nên thời gian qua, phim Việt mát hơn, nóng hơn và… cũng khiến người xem phải đỏ mặt nhiều hơn? Về phía diễn viên, dẫu có suy nghĩ là hy sinh vì nghệ thuật thì với những vai diễn có cảnh nóng, họ vẫn phải cân nhắc xem nên nhận hay không? Phát ngôn trên báo chí, người đẹp Dương Trương Thiên Lý từng cho biết từ chối vai diễn Trần Thị Dung trong phim Trần Thủ Độ vì lý do ngại cảnh nóng.
Theo VNN
Những áo dài "ám ảnh" màn ảnh Việt
Không chỉ đơn thuần là phục trang nhân vật, tà áo dài còn được sử dụng như công cụ truyền đạt ý tứ hàm súc của tác phẩm.
Bỗng dưng muốn khóc
Bộ phim truyền hình " Bỗng dưng muốn khóc" được xem như "hiện tượng" của năm 2008 với sự thành công ngoài sức tưởng tượng của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cùng dàn diễn viên chính Tăng Thanh Hà, Lương Mạnh Hải,Thủy Tiên...
Hình ảnh nhân vật chính Diễm Trúc do Tăng Thanh Hà thể hiện gây ấn tượng mạnh mẽ bởi chi tiết trang phục áo dài trắng
Truyện phim giản dị, hài hước, lãng mạn và nhẹ nhàng nhưng đánh trúng thị hiếu khán giả trẻ vốn quen thuộc với mô tuýp phim Hàn sớm gặt hái thành công và khẳng định. Câu chuyện về cặp đôi khác biệt hoàn toàn từ thân phận, hoàn cảnh sống cho tới tính cách Bảo Nam và Diễm Trúc dần tìm được cộng hưởng tư tưởng tình yêu nhờ những "xô xát" khi sống chung dưới 1 mái nhà.
Chuyện tình yêu của họ được tô điểm thêm sắc mầu mộng mơ với chi tiết lãng mạn nhẹ nhàng
Trong phim, tà áo dài được sử dụng với mục đích tôn lên vẻ đẹp tâm hồn cho cô gái nghèo bán sách truyện cũ từ nhỏ mơ ước được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Diễm Trúc khát khao biết chữ để đọc được những cuốn sách mình bán và hạnh phúc với cô là sở hữu 1 cửa hàng sách nhỏ của riêng mình.
Mười
Poster phim "Mười"
Bộ phim điện ảnh hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam đầu tiên mang tựa đề " Mười" ( The Legend of a Portrait) kể về truyền thuyết mối tình của 1 cô gái người Việt cách đây 1 thế kỷ cùng câu chuyện tình của những cặp đôi trẻ Hàn Quốc đương đại.
Phim lựa chọn khai thác quan niệm tâm linh của người phương Đông với đề tài kinh dị vô cùng hấp dẫn. Trong phim, chiếc áo dài xuất hiện với 2 vai trò chủ chốt: làm "phông nền" cho bối cảnh độc đáo và "công cụ" khắc họa nỗi ám ảnh về lòng thù hận.
Tà áo dài Việt Nam lần đầu được sử dụng trong 1 tác phẩm kinh dị Hàn Quốc
Tà áo dài trắng xuất hiện được "mặc định" thành dấu hiệu nhận biết sự hiện diện của nhân vật trong tranh tên Mười. Hình ảnh "hư hư thực thực" đánh động vào trí tưởng tượng phong phú, khiến người xem đi từ bất ngờ thú vị cho tới sợ hãi và nhức nhối...
Cô dâu Hà Nội
Poster phim
" Cô dâu Hà Nội" là bộ phim độ dài 2 tập của hãng SBS Hàn Quốc được thực hiện bởi ê kíp của đạo diễn Park Gyeong Ryeol và dàn diễn viên trẻ triển vọng Kim Ok bin, Lee Dong Wook, Lee Won Jong.
Đặt bối cảnh tại Hà Nội - thành phố yên bình mộng mơ làm nơi khởi đầu cho 1 mối tình "vượt biên giới", tà áo dài trở thành vật kiểm chứng tình yêu của chàng trai Hàn Quốc Park Eun Woo và cô sinh viên Việt Nam khoa tiếng Hàn Lý Thị Vũ.
Hình ảnh ẩn dụ đầy chất thơ
Đó là vẻ đẹp thánh thiện trong sáng của cô gái Việt khi khoác trên mình trang phục nữ sinh áo dài trắng - ấn tượng đầu tiên khiến chàng trai "xứ người" ngày đêm thương nhớ là đại diện hình ảnh cho lớp thanh niên trẻ dám yêu và bảo vệ tình yêu đích thực trước rào cản ngăn cấm của gia đình. Áo dài trắng còn tượng trưng cho tấm lòng chung thủy thuần khiết của người con gái Việt khi tình yêu gặp phải khó khăn xa cách về mặt địa lý.
Áo lụa Hà Đông
Hình ảnh Trương Ngọc Ánh trong "Áo lụa Hà Đông"
Áo lụa Hà Đông" (The White Silk Dress) là bộ phim điện ảnh được Phước Sang sản xuất năm 2006. Phim do đạo diễn Lưu Huỳnh chỉ đạo với sự tham gia diễn xuất của người đẹp Trương Ngọc Ánh và nam diễn viên Quốc Khánh.
Nội dung phim kể về nhân vật nữ tên Dần với tình yêu mộc mạc chân thành dành cho chàng trai nghèo Gù. Họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn đến với nhau, kết hôn lập gia đình và sau đó lại phải chấp nhận ly tan bởi biến cố thời thế.
Tà áo dài trắng theo suốt cuộc đời 2 thế hệ
Trong phim, hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam được sử dụng tinh tế với mục đích tôn vinh văn hóa Việt cũng như phẩm chất người phụ nữ &'trung hậu đảm đang'. Câu chuyện đời, chuyện tình của nhân vật nữ chính khiến người xem vừa day dứt cảm thông vừa thán phục ngưỡng mộ.
Ba mùa (Three Summers)
Hình ảnh trong "Ba mùa"
Bộ phim điện ảnh gây được tiếng vang lớn trong nhiều LHP quốc tế "Ba mùa" (Three Summers) của đạo diễn Tony Bui bao gồm 3 câu chuyện kể về số phận 3 con người hoàn cảnh sống khác nhau. Khác với lối kể chuyện quen thuộc "Ba mùa" là tiếng nói tâm hồn, là nhịp đập trái tim và những cảm xúc sâu lắng.
Hình ảnh lãng mạn nằm trong đoạn kết
Nổi bật nhất trong tác phẩm là câu chuyện tình yêu giữa 2 nhân vật có hoàn cảnh sống thiếu thốn hơi ấm gia đình và tình người: lái xe xích lô Hải (diễn viên Đơn Dương) và cô gái "bán hoa" quá thì Lan (Zoe Bùi đảm nhiệm). Tình yêu, sự cảm thông và tôn trọng đã đưa họ xích lại gần nhau, giỏi thoát họ khỏi vũng lầy đen tối của số phận và tìm lại niềm hạnh phúc, sự tự tin.
Hai con người chung số phận éo le tìm được "cộng hưởng tâm hồn"
Trong phim, chiếc áo dài trắng được sử dụng trong trường đoạn "tìm lại bản năng gốc" nằm cuối câu truyện của Hải và Lan. Trong bối cảnh hoa phượng đỏ bay đầy trời, sắc trắng áo dài mà nhân vật nữ khoác trên mình mang đến thông điệp tâm hồn thanh cao thuần khiết của người con gái hoàn cảnh éo le. Người xem có thể cảm nhận được sự trừu tượng trong từng chi tiết miêu tả nhân vật cũng như cuộc sống thường nhật xung quanh họ.
HChâu (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Màn ảnh Việt ngập tràn "bình hoa di động" Bình hoa di động là một thuật ngữ trong Điện ảnh thường dùng để miêu tả những diễn viên chỉ biết phô diễn ngoại hình bắt mắt trên những thước phim. Ngực đẹp cho những thước phim đẹp Trong các năm gần đây, Showbiz Việt rộ lên hiện tượng các Hot girl với vòng 1 đồ sộ bất ngờ nổi lên đình đám....