Phim Việt 2019 lên án thói trọng nam khinh nữ: Thảm cảnh “Bắc Kim Thang” đến cuộc đời cô Khuê “Hoa Hồng Trên Ngực Trái”
Hàng loạt phim Việt lên án thói trọng nam khinh nữ đồng loạt ra mắt khán giả trong năm 2019.
Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng cổ hủ đã tồn tại lâu đời trong tâm thức của người Việt. Ở xã hội hiện đại, tư tưởng này đã phần nào được đẩy lùi nhưng đâu đó người ta vẫn thấy những người phụ nữ khốn khổ vì không được coi trọng. Những người phụ nữ như vậy đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt để các nhà làm phim Việt cho ra đời những tác phẩm ấn tượng. Và chỉ riêng trong năm 2019 đã có tới 4 tác phẩm như vậy ra đời.
1. Bắc Kim Thang – Chưa bao giờ tư tưởng trọng nam khinh nữ lại nặng nề đến thế
Phải khẳng định là hiếm có bộ phim Việt Nam nào lại phải phản ánh một cách chân thực và nặng nề thói trọng nam khinh nữ của người Việt giống như Bắc Kim Thang. Đã thế nó lại được lồng ghép cùng những thước phim vô cùng rùng rợn khiến khán giả càng cảm thấy ám ảnh.
Trong phim nhân vật nữ chính do Minh Hy đảm nhận có một cái tên rất đặc biệt: Hai Lầm. Từ khi sinh ra, cô đã là một “tội đồ” trong mắt cả dòng họ, không phải vì cái chết của mẹ mà chỉ đơn giản vì cô là con gái, chính bởi vậy cô mới có cái tên Hai Lầm. Cuộc đời mười mấy năm của Hai Lầm chưa một ngày nào được hạnh phúc, luôn phải sống như một cái bóng chạy theo anh họ. Tuổi thơ Hai Lầm khốn khổ vì những trận đòn roi, những lời trách móc cay nghiệt và cả khao khát được theo anh họ đến trường hay chỉ đơn giản rong ruổi đi chơi ngoài đồng xa. Hai Lầm chính là đại diện rõ nét nhất cho những người cô gái Việt Nam xưa và cả hiện nay đang phải gồng mình chống trả lại thói đời trọng nam khinh nữ.
Hai Lầm sinh ra đã bị coi như một sai lầm
2. Hoa Hồng Trên Ngực Trái: Nữ quyền rớt gia thảm hại
Hoa Hồng Trên Ngực Trái xoay quanh loạt nhân vật chính là phụ nữ nhưng trong phim nữ quyền lại rớt giá thảm hại. Căn nguyên của mọi bi kịch trong phim cũng bởi Thái (Ngọc Quỳnh) luôn muốn có một cậu con trai, muốn đến độ sẵn sàng đá bay cô vợ 10 năm gắn bó ra đường chỉ vì lời nói dối của một tiểu tam. Đó là chưa kể trong đầu Thái lúc nào cũng có suy nghĩ phụ nữ chỉ biết làm việc nhà và đẻ, còn lại chẳng được tích sự gì.
Thái luôn coi thường Khuê
Và sẵn sàng đá bay Khuê ra khỏi nhà khi hay tin nhân tình mang bầu con trai
Đâu chỉ có cánh mày râu, ngay cả phụ nữ trong Hoa Hồng Trên Ngực Trái cũng không thực sự tôn trọng chính bản thân mình. Khuê luôn có thái độ nhún nhường với một gã đàn ông không coi trọng cô, luôn tự nghĩ rằng bản thân là kẻ không có trình độ, năng lực. Ngay cả bà Hồng (NSND Hoàng Cúc) – một người phụ nữ biết đúng sai, phải trái cũng từng mủi lòng khi hay tin Trà tiểu tam mang bầu con trai.
Video đang HOT
Chính Khuê cũng tự hạ thấp chính mình
3. Về Nhà Đi Con – Phụ nữ luôn có lỗi và khổ vì đàn ông
Không ngoa khi nói Về Nhà Đi Con chính là bức tranh ám ảnh về một xã hội trọng nam khinh nữ. Không chỉ có mình Dương ( Bảo Hân) – một gái thẳng chính hiệu đã tự ép mình trở nên mạnh mẽ bằng cách cắt tóc và ăn mặc như cánh mày râu mà những người phụ nữ còn lại trong phim cũng là nạn nhân của phân biệt giới tính.
Dương sinh ra đã phải tự biến mình trở thành con trai như bố mong muốn
Mẹ Ánh Dương ba lần sinh con gái nên bị chính chồng mình ghẻ lạnh, bỏ bê để rồi chết khi lâm bồn vì không có chồng ở bên. Chị Huệ (Thu Quỳnh) dành cả tuổi trẻ để bó buộc bản thân vào những người đàn ông, để khổ vì Hùng vũ phu và đau đớn vì Thành nhu nhược. Thư ( Bảo Thanh) tưởng đâu sẽ có cuộc sống an yên nhưng rồi cũng khốn khổ nhìn chồng mình đi ngoại tình mà chẳng thể níu kéo. Còn Ánh Dương, cô bé đã bị cái tư tưởng trọng nam khinh nữ đày đọa suốt 20 năm cuộc đời để rồi chưa bao giờ tin vào tình yêu của bố.
Huệ khổ vì đàn ông
Và Thư cũng vậy
4. Người Vợ Ba – Những người phụ nữ nằm trong tổ kén
Một bộ phim nức tiếng không kém phần của màn ảnh Việt năm 2019 cũng nói về đề tài trọng nam khinh nữ chính là Người Vợ Ba. Tuy nhiên trong bộ phim này câu chuyện phân biệt giới tính được cài cắm qua loạt tình tiết nghệ thuật chứ không thể hiện một cách rõ nét như Bắc Kim Thang.
Nhân vật chính trong phim là Mây ( Trà My) cô gái nhỏ mới 14 tuổi được gả vào một gia đình giàu có làm vợ ba với nghĩa vụ sinh con trai. Tiếp đó phim là hành trình một cô bé chưa trải đời tự khám phá về bản thân, chuyện giường chiếu và cả số phận cuộc đời. Trong phim có tới 7 người phụ nữ ở 7 độ tuổi khác nhau, không một ai có thể thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn của số phận nghiệt ngã. Xem phim khán giả sẽ phải nhói lòng với cuộc sống gò bó của phận đàn bà, với khoảnh khắc Mây cho con gái mới chào đời của mình ăn lá ngón hay hình ảnh bé Nhàn 7 tuổi tự cắt tóc để được làm con trai,…
Mây thà để con mình chết còn hơn để nó lớn lên rồi phải chịu chung số phận với nhiều người phụ nữ khác
Cô gái nhỏ này đã không thể hạnh phúc nữa
2019 rồi, đừng để tư tưởng trọng nam khinh nữ làm mình khốn khổ như những nhân vật chính trong 4 phim Việt đình đám này các nàng nhé!
Bắc Kim Thang hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Hoa Hồng Trên Ngực Trái lên sóng vào 21h40 thứ Tư, thứ Năm hàng tuần trên kênh VTV3.
Theo helino
1001 thắc mắc sau khi xem Bắc Kim Thang: Bài đồng dao cùng tên rốt cuộc có ý nghĩa gì trong phim?
Loạt câu hỏi hack não sau khi xem phim xong đang trở thành "mồi lửa" cho những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội xoay quanh Bắc Kim Thang. Xin lưu ý bài viết spoil cực mạnh, ai chưa xem phim xin cân nhắc kĩ.
Bài viết có spoil nội dung phim, xin độc giả cân nhắc!
Bắc Kim Thang là một trong hai phim kinh dị Việt được chờ đợi nhất mùa Halloween năm này. Sau ngày đầu tiên công chiếu chính thức, khán giả người khen hay kẻ chê dở nhưng tất cả đều đồng tình rằng bộ phim có những chi tiết chẳng hề dễ dàng giải thích. Đây cũng chính là ngọn nguồn cho những tranh cãi không hồi kết về bộ phim trên mạng xã hội.
1. Vì sao bộ phim lại có tên là Bắc Kim Thang?
Có một điều dù muốn hay không các nhà làm phim cũng phải thừa nhận rằng cái tên Bắc Kim Thang chính là thứ giúp bộ phim được chú ý đến như thế. Vì sao bộ phim lại có tên là Bắc Kim Thang? Câu hỏi này đáng lẽ phải đặt ra trước khi xem phim mới đúng, thế nhưng sau khi xem rồi thì nhiều khán giả vẫn không tìm được câu trả lời.
Chỉ bằng nhan đề, bộ phim chiếm trọn sự chú ý của khán giả
Bắc Kim Thang là bài đồng dao mà đứa trẻ con nào cũng thuộc. Thế nên anh em Thiện Tâm (Trịnh Tài) và Hai Lầm (Minh Hy) nghêu ngao từ thuở tấm bé và trở thành kỷ niệm giữa họ cũng không có gì lạ. Kể cả chuyện trong ký ức và hồi tưởng của cậu anh trai về em gái mình liên quan đến giai điệu này thì cũng hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng bài hát này thì liên quan gì đến mối bi kịch của bộ phim? Ngoài giúp anh trai nhớ về em gái và dọa ma khán giả thì bài hát này lại chẳng liên quan gì mấy đến những chuyện quan trọng phía sau? Vậy thì tại sao bộ phim lại có tên là Bắc Kim Thang?
2. Vì sao Hai Lầm thích dọa ma anh trai qua những tấm gương?
Bộ phim sử dụng rất nhiều hình ảnh phản chiếu nhân vật Thiện Tâm qua những tấm gương. Và cô em gái ma Hai Lầm cũng thường xuyên xuất hiện qua những tấm gương với mái tóc rũ rượi để dọa anh mình. Liệu có phải vì gương là vật dụng dọa ma kinh điển của phim kinh dị hay còn một nguyên do nào khác? Những tấm gương này trở thành mối đe doa đến mức ông hai (Duy Phương) sai người làm vứt hết gương trong nhà sau khi con trai trở về. Như thế thì có phải Hai Lầm tự nhiên mà thích đi dọa anh trai qua những tấm gương?
Hai Lầm thích dọa ma anh trai qua những tấm gương
3. Vì sao Hai Lầm trở về thích dẫn anh trai ra cánh đồng lúa?
Hồn ma Hai Lầm trong đêm khuya trở về thường dẫn anh trai mình ra một cánh đồng lúa rộng mênh mông. Vì sao đó không phải là bờ sông hay sân nhà hay bất kỳ một nơi nào khác gắn liền với tuổi thơ của cả hai hơn? Hai Lầm muốn tìm một nơi vắng vẻ để hù chết anh trai hay có một ý đồ nào khác nữa khi chọn địa điểm dừng chân là cánh đồng lúa?
Vì sao lại là cánh đồng mà không phải là một địa điểm nào khác?
4. Vì sao hồn ma của Hai Lầm lại gắn với bù nhìn rơm?
Hình ảnh con bù nhìn rơm trong chiếc áo bà ba đầy máu trở thành hình ảnh chủ đề trong nhiều sản phẩm truyền thông của Bắc Kim Thang. Đây là hình ảnh cuối cùng về em gái mà Thiện Tâm thấy được, còn khán giả thì suy đoán rằng đó là hồn ma của Hai Lầm. Nhưng có một thắc mắc khá lớn là vì sao Hai Lầm lại gắn với những con bù nhìn rơm sau khi chết? Đây chỉ là một hình ảnh có mối liên quan mật thiết đến quá khứ của cô hay chỉ là cố kinh dị hóa một hình ảnh dân gian quen thuộc để hù dọa?
Hồn ma của Hai Lầm lại gắn với bù nhìn rơm
5. Phân đoạn đầu tiên Hai Lầm cắt cổ tay tự tử trong nhà kho có ý nghĩa gì?
Trước khi Thiện Tâm trở về nhà có một đoạn cha mẹ và chú của anh đã chơi bài. Nhưng sau khi nghe tiếng động từ nhà kho, tất cả vội vàng chạy lên và hoảng hốt khi phát hiện ra Hai Lầm đã chết. Đây là ký ức ảo tưởng của Hai Lầm về chính mình được tạo ra một cách gượng gạo để bắt vào chủ đề "trọng nam khinh nữ"? Hay đây là một lỗi thứ tự giữa các tình tiết? Đâu mới là câu trả lời của bộ phim?
Phân đoạn đầu tiên Hai Lầm cắt cổ tay tự tử trong nhà kho có ý nghĩa gì?
6. Vì sao Thiện Tâm nằm không cũng bị đổ máu dưới phần bụng ở đoạn cuối?
Đoạn cuối bộ phim có một phân đoạn mà không nhiều người có thể lý giải: đó là vết máu kỳ lạ từ giường Thiện Tâm qua phòng ông nội và khi đến bàn thờ. Trên thực tế dù có xuất hiện hình ảnh con dao nhưng người cầm dao là vú nuôi không hề làm anh bị thương, vậy vết máu đó từ đâu mà có? Chi tiết này cần một chút liên kết với cú twist cuối phim để suy luận nhưng thực ra thì cũng chẳng dễ đoán.
Đố bạn biết vết máu này từ đâu mà có?
Dù gây ra không ít tranh cãi quanh những chi tiết khó hiểu nhưng bộ phim của đạo diễn Trần Hữu Tấn vẫn đang có khởi đầu khá thuận lợi ngoài rạp. Hiện tại, Bắc Kim Thang đã chính thức khởi chiếu trên toàn quốc.
Theo helino
Hãi hùng xem trailer "Bắc Kim Thang": Đang ngủ bị "em gái ma" tha ra ngoài đồng nghe hát karaoke? Đang yên đang lành, tự nhiên bị em gái lôi ra đồng nghe nó hát "Bắc Kim Thang" thì có hợp lí hay không! Không lâu sau khi tung ra poster đầy ma mị, Bắc Kim Thang tiếp tục cung cấp những dữ liệu tiếp theo thế giới ma quái của mình bằng trailer đầu tiên. Lần này, manh mối cho các mọt...