Phim về góa phụ Ấn Độ thay thế ‘Cô dâu 8 tuổi’ ở Việt Nam
Bộ phim “Góa phụ nhí” lột tả cuộc sống địa ngục của những phụ nữ Ấn Độ, nạn nhân của vấn nạn tảo hôn sẽ thay thế sê-ri phim “Cô dâu 8 tuổi” phát sóng ở Việt Nam.
Ngay khi Cô dâu 8 tuổi kết thúc, màn ảnh nhỏ của Việt Nam lại đón nhận tác phẩm mới của Ấn Độ. Góa phụ nhí lột tả cuộc sống địa ngục của những phụ nữ Ấn Độ, khi họ là nạn nhân của vấn nạn tảo hôn.
Câu chuyện trong phim bắt đầu từ nhân vật Ganga (Ruhana Khanna đóng lúc nhỏ) với ý chí kiên cường, đối đầu với định kiến xã hội để bảo vệ bản thân và giành lấy hạnh phúc cho mình.
Ngoài đề tài thu hút, phim còn đưa khán giả thưởng ngoạn thắng cảnh nổi tiếng từ bờ sông Hằng đến những con đường hẹp quanh co tại Varanasi.
Ruhana Khanna thích đóng phim nhưng lại sợ phải diễn cảnh khóc. Ảnh: Mai Thi.
Ganga – cô bé 9 tuổi đã trở thành góa phụ ngay trong ngày cưới của mình, khi chồng và cha cô bị giết trong một cuộc bạo động ở Varanasi bên bờ sông Hằng.
Vì mất chồng, Ganga bị xa lánh, trở thành cái gai trong mắt gia đình nhà chồng. Cô bé bị đẩy vào ngôi nhà tồi tàn và sống một cuộc sống khổ cực, không được giao lưu với thế giới bên ngoài…
Cô bị ép phải mặc áo choàng dài trắng (một hình thức để tang theo đạo Hindu) và mỗi ngày trôi qua phải cầu nguyện cho gia đình người chồng.
Những hủ tục, quan điểm xưa buộc Ganga phải tự đứng lên đương đầu với định kiến để bảo vệ bản thân. Cô đơn lẻ bước đi trên con đường chông gai, khi mọi người đều xem cô là điềm gở của xã hội.
Video đang HOT
Cuộc đời cô bé Ganga bị đảo lộn từ khi buộc phải lấy chồng lúc 9 tuổi. Ảnh: Mai Thi.
Ruhana Khanna đảm nhận vai Ganga lúc nhỏ là người mẫu nhí khá nổi tiếng tại Ấn Độ. Ngoài việc sở hữu ngoại hình ưa nhìn, cô bé sinh năm 2008 còn đạt danh hiệu Miss Global Kids tại cuộc thi Global Kids Fashion Show.
Nhờ màn hóa thân xuất sắc, Ruhana Khanna đã ẵm giải Best Child Actress tại giải thưởng Indian Telly Awards. Đây cũng là bộ phim đầu tiên của cô bé.
Vì Ganga lúc nhỏ được thể hiện khá tốt nên nữ diễn viên Aditi Sharma- người đảm nhận vai Ganga lúc lớn không tránh khỏi áp lực.
“Cô bé Ruhana Khanna đã ghi dấu ấn đặc biệt với khán giả nên tôi phải có trách nhiệm với việc thể hiện cảm xúc trong chặng đời tiếp theo của Ganga. Bộ phim đã nói lên sự thật chưa bao giờ được nhắc đến và tôi thật sự hứng thú khi trở thành một phần của nó”, cô nói.
Ruhana Khanna và Aditi Sharma, hai diễn viên đảm nhận vai Ganga lúc nhỏ và lớn. Ảnh: Mai Thi.
Với bức tranh phản ánh chân thực về nạn tảo hôn, bộ phim có sức lan tỏa khi được phát sóng tại Anh Quốc. Góa phụ nhí được nhà sản xuất của Cô dâu 8 tuổi thực hiện, được vinh danh Best Programme with a Social Message.
Ngoài ra, bộ phim còn có sự tham gia của các diễn viên quen thuộc như Roop Durgapal, Sushmita Mukherjee, Suman Shashi Kant, Mohit Abrol, Aditi Sharma… sẽ được phát sóng trên TodayTV, lúc 20h mỗi ngày từ 12/2.
Theo Zing
"Lời ru buồn" của ông ngoại tuổi... 30
Bản thân lấy vợ sớm, rồi đến lượt con gái cũng nối gót về nhà chồng từ năm 14 tuổi nên mới hơn 30, anh Thắng đã lên chức ông ngoại. Trong quan niệm của đồng bào Mông ở Đắk Nông, anh Thắng đã là người già, thanh niên trong bản quá tuổi 15 chưa lập gia đình thì coi như... ế.
16 tuổi 2 con, chưa 40 đã lên ông lên bà
Chúng tôi tìm đến nhà Vũ Thị Dung (SN 2001, thôn Tân Lập, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) khi em vừa sinh con cách đây tròn một tháng. Hôm nay gia đình chồng lên nương từ sáng sớm nên chỉ có mình Dung ở nhà. Căn phòng nơi người mẹ trẻ đang nằm cữ chỉ đủ kê chiếc giường và một cái tủ đứng, ánh sáng lách qua những khe hở đủ để khách nhìn rõ khuôn mặt cô gái Mông.
Một tháng trước, Dung sinh con trai đầu lòng khi chưa tròn 16 tuổi
Người mẹ trẻ ôm con ngồi thu mình trong một góc nhỏ khi thấy có người lạ đến thăm. Phải nhờ đến lời giới thiệu của trưởng thôn Sùng Seo Nhè, Dung mới cởi mở trò chuyện với chúng tôi. Cô kể, năm ngoái đi chơi hội xuân thì gặp Giàng A Ngài (SN 1999, người cùng thôn). Cả tuần đó, hai người dắt nhau đi chơi từ sáng đến tận tối muộn mới trở về nhà. Rồi ngày hội kết thúc cũng là ngày nhà Ngài mang lễ sang nhà Dung hỏi cưới cô.
Lấy nhau được một năm thì vợ chồng Dung sinh con trai đầu lòng. Anh Vũ Ngọc Thắng (bố đẻ Dung) cũng lên chức ông ngoại.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nằm ở cuối thôn Tân Lập, ông ngoại sinh năm 1983 này cho biết: "Quê mình ở Hà Giang, năm 15 tuổi đã cưới vợ sinh con. Dung là con đầu nên chỉ đi học một vài năm rồi theo mẹ lên nương lên rẫy, đến khi có người đến hỏi cưới thì gả nó về nhà chồng".
Đang hoc lơp 6, Vang Thi Sau (SN 2000, thôn 3, xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long) cũng đươc ông Ly Văn Sưu (người cùng thôn) đên nhà xin cô về "làm bạn" với con trai cua minh. Lễ ăn hỏi diễn ra ngay sau đó ít hôm. Sau phải nghi hoc đê về nhà chông. Sau 2 năm, vợ chồng Sảu đã có với nhau hai mặt con, nhưng ơ tuôi cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" nên vưa chăm con, lo bêp nuc cho nhà chồng, Sảu vẫn dành thời gian chơi đùa với đám bạn trong thôn.
Chưa đến 40 tuổi, nhưng nhiều người đã lên chức ông b
Hai năm làm "bà mẹ nhí", Sảu trầm tính hơn, trên khuôn mặt hiện rõ vẻ đượm buồn nhưng lời nói vẫn hồn nhiên, e thẹn đúng như lứa tuổi của mình. Sau tâm sự: "Ngày đầu làm mẹ em còn bỡ ngỡ, vụng về lắm nên hai vợ chồng nhiều lúc to tiếng với nhau. Nhưng đến đứa thứ 2 thì em tự lo liệu được, không phải nhờ mẹ chồng nữa".
Khi được hỏi tại sao lại nghỉ học lấy chồng, Sảu đưa mắt nhìn ra đám trẻ đang nô đùa ngoài sân, giọng ngập ngừng: "Bô me bao ơ nha lây chông thi lây thôi, mấy bạn trong thôn bằng tuổi em cung có chông hêt rôi. Người Mông chúng em bảo, con gái 15 tuổi mà không lấy chồng thì coi như là ế".
Phép vua thua lệ làng?
Theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đơn vị này thống kê được hàng trăm trường hợp tảo hôn. Chỉ riêng huyện Đắk G'Long và huyện Tuy Đức, trong năm 2016, có đến hơn 100 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều bởi phần lớn các gia đình tổ chức cho con cái mình kết hôn mà không thông báo với chính quyền địa phương.
Trưởng Ban Dân tộc Hà Thị Hạnh chia sẻ, đặc điểm của tỉnh Đắk Nông dân cư phân bố rải rác, đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống ở khu vực đồi núi, đi lại khó khăn nên cán bộ dân số, dân tộc khó tiếp cận. Ngoài đồng bào bản địa thì những năm gần đây đồng bào dân tộc phía Bắc di cư vào Đắk Nông sinh sống, lập nghiệp vẫn duy trì tập tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Công tác tuyên truyền về tảo hôn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí (trong ảnh, cán bộ dân số xã Đắk Ngo đang đi tuyên tuyền với người dân)
"Người Mông, Tày, Nùng thường kết hôn rất sớm, nhiều em chỉ 13, 14 tuổi đã lập gia đình. Riêng đồng bào Mông, với hơn 30000 người, phân bố ở hầu hết các huyện của tỉnh, việc kiểm soát vấn đề tảo hôn không hề đơn giản", bà Hạnh cho hay.
Một cán bộ Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông cũng chia sẻ, vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết chính quyền rất khó kiểm soát, can thiệp. "Phần lớn các đôi trai gái tự về ở với nhau mà không đăng ký kết hôn tại phòng tư pháp. Vì là tập tục, bố mẹ không ngăn cản, nên chính quyền chỉ biết vận động tuyên truyền chứ không làm được gì ".
Thầy Nguyễn Sĩ Vương, Hiệu trưởng Trường THCS Đắk Năng (xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long) cho biết: "Những năm qua vẫn có hiện tượng học sinh nghỉ học ở nhà kết hôn, chủ yếu là các em khối 9 (14- 15 tuổi). Để khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, kết hôn sớm, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến cho các em. Hầu hết kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản được lồng ghép trong các tiết chào cờ nên tình trạng tảo hôn của học sinh trong trường giảm đáng kể".
Trước thực trạng này, Trưởng ban Dân tộc Hà Thị Hạnh khẳng định: "Hiện tại Ban Dân tộc kết hợp với chính quyền của hơn 70 xã trong tỉnh rà soát các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên do Ủy ban Dân tộc không xếp Đắk Nông vào danh sách các địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ, vì vậy công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn".
Dương Phong
Theo Dantri
Nơi bé gái bị ép lấy chồng bằng tuổi ông nội Tổ chức bảo vệ trẻ em của Anh cảnh báo chiến tranh và đói nghèo đang làm gia tăng đáng kể tình trạng bé gái bị ép kết hôn với đàn ông lớn tuổi tại nhiều quốc gia châu Phi và Trung Đông. Theo ước tính của tổ chức phi chính phủ Save the Children có mạng lưới tại hơn 120 quốc gia...