Phim truyền hình Việt 2019: Gần gũi hơn nhưng cũng gai góc hơn
Phim truyền hình Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi quan trọng để dần bước ra khỏi vùng an toàn và đến gần hơn với khán giả trẻ.
Gia đình ông Luật, bà Giang và các con trong “ Về nhà đi con.” (Ảnh: Đoàn làm phim)
Đề tài “gai góc” hơn, “cơn sốt” phim gia đình… là những điểm nổi bật nhất trong bức tranh toàn cảnh phim truyền hình Việt Nam 2019.
Có thể nói, phim truyền hình đã có nhiều thay đổi quan trọng để dần bước ra khỏi vùng an toàn, đề cập đến nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội như nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền…
“Cơn sốt” chưa hạ nhiệt
Tiếp nối thành công của năm 2018 (với nhiều tác phẩm gây “bão” màn ảnh nhỏ như “Gạo nếp, gạo tẻ,” “Quỳnh búp bê”…), các đơn vị sản xuất phim truyền hình đã tiếp tục giới thiệu nhiều bộ phim thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khán giả trong năm 2019. Đó là “Về nhà đi con,” “ Tiếng sét trong mưa,” “ Hoa hồng trên ngực trái” hay “Sinh tử”…
Sau giai đoạn im ắng, “nhường sân” cho những câu chuyện về “ thế giới ngầm,” cảnh sát hình sự, phim truyền hình với đề tài gia đình đã dần lấy lại vị thế, thậm chí, có một số bộ phim đã tạo nên “cơn sốt,” thu hút sự quan tâm, bình luận sôi nổi của khán giả như “ Về nhà đi con,”"Hoa hồng trên ngực trái”…
“Hoa hồng trên ngực trái” đang dần đi đến hồi kết. (Ảnh: VFC)
Những bộ phim khai thác đề tài gia đình ra mắt trong thời gian qua cho thấy sự đa dạng cho cách thức tiếp cận vấn đề, khai thác câu chuyện, tình tiết. Ví dụ, để tạo ra sự khác biệt so với những bộ phim cùng đề tài, hai đạo diễn Danh Dũng, Đức Hiếu chọn khai thác câu chuyện về một ông bố khắc khổ, kiệm lời, sống cảnh “gà trống nuôi con” ở “Về nhà đi con.”
Biên kịch Hoàng Anh cho rằng nhân vật có tính cách rõ rệt, được xây dựng đa chiều, những câu chuyện, câu thoại gần gũi với đời sống thực đã giúp phim dễ tiếp cận hơn với khán giả, đặc biệt là giới trẻ.
Theo đó, các nhân vật trong những bộ phim “gây bão” thời gian qua đều được xây dựng gần gũi với thực tế với cả những mảng sáng-tối: Khuê (trong “Hoa hồng trên ngực trái”) là người phụ nữ chăm chỉ, đảm đang nhưng lại nhưng lại nhu nhược, cam chịu đến mức luôn bị coi thường; ông Sơn (“ông bố quốc dân” ở “Về nhà đi con”) dù yêu con vô hạn nhưng cũng vấp phải những sai lầm, khi chưa thực sự hiểu nội tình câu chuyện, ông vội vã thúc ép con rể ly hôn để “giải thoát” cho con gái…
Bên cạnh việc xoáy vào những mối quan hệ thường thu hút sự chú ý của khán giả (mẹ chồng-nàng dâu, vợ-chồng), các nhà làm phim đã đưa vào nhiều chi tiết “hợp thời” như chuyện hợp đồng hôn nhân, các trò game cuốn hút giới trẻ…
Lời thoại cũng là một điểm nhấn thú vị của “Về nhà đi con,” đưa người xem qua nhiều cung bậc cảm xúc (khi hả hê, thích thú, lúc xúc động, nghẹn ngào): “Thanh xuân như một ly trà” hay “Con cũng thấy đấy, giờ bố già nua, lẩm cẩm, giáo điều nhưng bố có tình yêu và một ngôi nhà để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về”…
Nhờ vậy, những bộ phim kể trên vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem vừa lồng ghép được những thông điệp ý nghĩa một cách nhẹ nhàng, sâu lắng.
“Ông bố quốc dân” và ba cô con gái của “Về nhà đi con.” (Ảnh: VFC)
“Cơn gió” lạ
Bên cạnh đó, một số tác phẩm lấy bối cảnh xưa hay khai thác những đề tài gai góc (nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền) như “Tiếng sét trong mưa,” “Sinh tử”… đã mang đến “làn gió” mới, màu sắc lạ cho phim truyền hình Việt Nam năm 2019.
Chuyện phim “Sinh tử” xoay quanh “liên minh ma quỷ” giữa người nắm quyền lực, người thực thi pháp luật và doanh nghiệp tại một địa phương.
“Sinh tử” hấp dẫn không chỉ bởi nội dung (với những âm mưu, màn đối đầu… giữa các nhóm lợi ích) mà còn nhờ diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên, trong đó, nổi bật là nghệ sỹ nhân dân Hoàng Dũng (vai chủ tịch tỉnh).
Đạo diễn Trọng Trinh cho rằng phim khai thác những đề tài gai góc (nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền…) như “Sinh tử” còn ít. Điều này cho thấy sự thiếu bao quát, mất cân bằng của phim truyền hình Việt Nam hiện nay.
“Sinh tử” khai thác đề tài gai góc. (Ảnh: Đoàn làm phim)
Trong khi đó, “ Tiếng sét trong mưa“ được chuyển thể gián tiếp từ vở kịch “Lôi vũ” (1933) của tác giả Tào Ngu (Trung Quốc). Dẫu vậy, đạo diễn và êkíp làm phim đã Việt hóa thành công để chuyện phim trở thành câu chuyện của đời sống người Việt.
Phim lấy bối cảnh Nam Bộ những thập niên đầu thế kỷ 20. “Tiếng sét trong mưa” không chỉ là câu chuyện tình cùng bi kịch cuộc đời của Thị Bình ( Nhật Kim Anh thủ vai) và Khải Duy (Cao Minh Đạt đóng) mà còn là câu chuyện của Nam Bộ trước 1945 với những người nông dân chịu áp bức, bóc lột, mâu thuẫn giai cấp…
Đạo diễn Phương Điền cho biết để tái hiện bối cảnh Nam Bộ trước 1945, đoàn làm phim dành nhiều thời gian cho việc chọn cảnh, thiết kế hiện trường. Bởi lẽ, bên cạnh câu chuyện phim, yếu tố bối cảnh cũng góp phần không nhỏ làm nên thành công của những tác phẩm thuộc dòng phim này.
“Nếu phục dựng mà không đúng chất thì sẽ làm hỏng cả phim. Chúng tôi đã đi qua nhiều tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai…) để khảo sát hơn 100 ngôi nhà cổ với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với sự giàu sang của gia đình ông bà hội đồng trong phim. Để tránh sự nhàm chán cho khán giả, yêu cầu đặt ra là căn nhà này chưa từng hoặc ít xuất hiện trong các bộ phim trước đó,” đạo diễn cho hay.
Cảnh phim “Tiếng sét trong mưa.” (Ảnh: Đoàn làm phim)
Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Sản xuất Phim Truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam), việc đưa vào những chi tiết, câu chuyện, bối cảnh mang đậm bản sắc Việt như vậy thể hiện nỗ lực của các nhà làm phim, đơn vị sản xuất trong việc đưa phim truyền hình hội nhập khu vực và quốc tế.
Cụ thể, đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho rằng để phim truyền hình Việt có thể xuất ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt thì nội dung cần có điểm nhấn riêng nhằm tạo sự khác biệt (bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật quay, dựng, biên tập hậu kỳ…).
Trailer phim “Sinh tử”
Theo vietnamplus
"Trà táo đỏ" - Phim được tìm kiếm bậc nhất 2019 có cưỡng hiếp tập thể, phụ nữ bị bán vào ổ mại dâm
"Trà táo đỏ" do Quý Bình, Thanh Trúc đóng chính đứng vị trí khá cao trong danh sách các phim truyền hình được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm qua.
Google vừa công bố danh sách Top 10 phim truyền hình được tìm kiếm nhất năm 2019. Ngoài những cái tên quen thuộc như Về nhà đi con, Tiếng sét trong mưa, Gạo nếp gạo tẻ, khán giả còn bất ngờ vì chứng kiến sự xuất hiện của Trà táo đỏ ở vị trí thứ 8.
Trong Top phim truyền hình Việt được tìm kiếm nhiều nhất năm 2019 xuất hiện cái tên cực lạ bên cạnh "Về nhà đi con" và "Tiếng sét trong mưa"Đọc ngay
Trà táo đỏ thậm chí còn có thứ hạng tìm kiếm cao hơn Đánh cắp giấc mơ và Những cô gái trong thành phố - các bộ phim được phát sóng trên sóng quốc gia VTV.
Điều đáng nói là trong quá trình phát sóng, ekip sản xuất Trà táo đỏ chẳng hề có động thái PR hay tuyên truyền cho dự án. Bộ phim cứ âm thầm mà tiến rồi chễm chệ ngồi vào bảng vàng những phim truyền hình được khán giả quan tâm, tìm kiếm nhất năm.
Trà táo đỏ có nội dung thế nào? Phim sở hữu điểm đặc sắc gì mà khiến nhiều người tìm kiếm đến thế?
Phụ nữ bị lừa bán vào ổ mại dâm, làm nô lệ trong tủi nhục
Trà táo đỏ lên sóng trên kênh THVL1, bắt đầu từ ngày 20/2/2019 với độ dài 54 tập. Phim do Quý Bình, Thanh Trúc, Quỳnh Lam, Hà Trí Quang đóng chính. Nội dung Trà táo đỏ kể về nhân vật chính là Chiêu Dương - Xíu.
Khi còn ở dưới quê, Chiêu Dương được mọi người gọi bằng cái tên Xíu. Vì muốn kiếm tiền giúp mẹ chữa bệnh, Xíu (Thanh Trúc) đã tìm đường đi làm ăn. Nào ngờ, cô bị lừa bán sang biên giới, sống tủi nhục trong ổ mại dâm. Trong 1 khoảng thời gian, Xíu phải làm nô lệ trong sự ê chề, đau đớn.
Không chịu nổi cảnh hèn mọn này, Xíu kiên cường vượt qua nhiều cạm bẫy, đào thoát trở về Việt Nam. Nhưng khi Xíu tìm được đường về nhà thì mẹ cô cũng hấp hối. Trước lúc mẹ mất, Xíu mới biết được mình chỉ là con nuôi, năm xưa bố mẹ ruột của Xíu vứt bỏ cô bên vệ đường, mẹ nuôi mới nhặt về và nuôi dưỡng cho đến lớn.
Không còn người thân, Xíu rời quê lên Sài Gòn với hy vọng có thể tìm lại mẹ ruột thông qua chiếc khăn tay kỷ vật. Cuộc sống tứ cố vô thân lần nữa đẩy Xíu vào vũ trường và cô đổi tên là Chiêu Dương.
Trong một lần vô tình, Chiêu Dương đã cứu sống bà Bích Ngọc, mang đến cho bà nghị lực sống trước những đau khổ, bất hạnh mà bà đang đối diện. Cảm động trước tấm lòng hướng thiện của Chiêu Dương, bà Bích Ngọc đã dìu dắt cô làm lại cuộc đời. Nhờ sự giúp đỡ của bà Bích Ngọc, Chiêu Dương từng bước đi lên, kiếm được tiền và làm chủ bản thân.
Đến lúc này, tưởng như cánh cửa tương lai đã mở ra với cô gái trẻ thì bất ngờ thay, bi kịch lại 1 lần nữa đổ xuống. Mọi chuyện bắt đầu khi Chiêu Dương yêu anh kiến trúc sư đẹp trai, tài giỏi tên là Hiếu (Quý Bình), nhưng oái oăm thay, bố mẹ Hiếu chán ghét Chiêu Dương ra mặt. Bố mẹ Hiếu cho rằng Chiêu Dương có quá khứ quá dơ bẩn, không thể xứng với con trai cao quý của ông bà.
Không chịu nổi áp lực từ gia đình, Hiếu chọn cách chia tay Chiêu Dương. Trong những ngày rong ruổi ở Tây Nguyên, Hiếu đã gặp và có tình cảm mới với Trà (Quỳnh Lam). Mối quan hệ của những người trẻ càng trở nên phức tạp khi mẹ của Hiếu phát hiện ra sự thật rằng Chiêu Dương là đứa con gái năm xưa đã bị bắt cóc của bà. Chưa kịp nhận lại con thì mẹ Hiếu lại đau đớn phải đối mặt với 1 bi kịch, đó là Chiêu Dương lên kế hoạch trả thù những kẻ đã giẫm đạp, cướp đi hạnh phúc mà cô đáng có...
Kịch bản Trà táo đỏ được đánh giá là hấp dẫn, kịch tính với nhiều tình tiết đan xen lẫn nhau. Diễn xuất của Thanh Trúc trong vai Chiêu Dương - cô gái bị bán vào ổ mại dâm cũng nhiều lần làm người xem bật khóc.
Thanh Trúc kiệt sức khi quay cảnh làm nhục tập thể, Quý Bình lặng người trước những đớn đau
Xuyên suốt 54 tập phim Trà táo đỏ, cảnh nóng xuất hiện khá nhiều lần. Đáng chú ý có đoạn Xíu - Chiêu Dương làm người ở trong 1 gia đình rồi bị 2 anh em của gia đình này cưỡng hiếp tập thể. Đây là phân đoạn đắt giá của Trà táo đỏ, đánh dấu sự chuyển biến tâm lý khiến nhân vật Chiêu Dương từ cô gái ngây thơ, trong sáng trở thành người sắt đá, chai lỳ hơn.
Nói về cảnh quay này, Thanh Trúc cho hay cô có lúc bị kiệt sức. Đạo diễn Võ Việt Hùng phải thị phạm cho hai diễn viên đóng vai hai anh em đã làm nhục cô. Cảnh quay muốn thể hiện số phận thương đau của nhân vật. Là chi tiết "cảnh nóng" nên được quay vừa cẩn trọng, vừa tập trung vào diễn biến tâm lý đau khổ của nữ chính.
Thanh Trúc nói rằng với cảnh làm nhục tập thể này, cô liên tục bị những người đàn ông đè lên người, làm những động tác nhạy cảm. Sau khi xem lại cảnh quay này, chính Thanh Trúc cũng phải thốt lên: "Rất kinh khủng".
Ngoài ra, Thanh Trúc cũng chia sẻ là cô đã tự mình thực hiện nhiều phân đoạn nóng mắt nhưng khi lên phim, đạo diễn Võ Việt Hùng đã phải cắt bớt, không cho toàn bộ cảnh phim lên màn ảnh nhỏ: "Quay những cảnh đó cả ekip vô cùng cực khổ. Những chi tiết đó rất cần thiết để đẩy cao bi kịch, lý giải cho sự phát triển tính cách sau này của nhân vật - chai sạn, bất cần đời. Sau cảnh quay làm nhục tập thể, các bạn diễn đến xin lỗi, hỏi tôi có sao không. Dù mệt, bầm tím nhưng tôi luôn xua tay bảo rằng: Không sao cả, mọi người cứ tập trung diễn. Tôi không nghĩ gì đâu".
Về phần Quý Bình - nam chính của bộ phim Trà táo đỏ thì bày tỏ có nhiều thời điểm, nhân vật của anh đớn đau khi phải lựa chọn giữa 2 cô gái là Trà và Chiêu Dương. Ban đầu, Hiếu - Quý Bình yêu Chiêu Dương, nhưng sau khi bị gia đình phản đối, anh buông bỏ tình cảm để đến sống tại vùng đất của những lá trà.
Trong khoảng thời gian này, Hiếu gặp gỡ và yêu Trà. Không để mất Hiếu, Chiêu Dương quyết tâm tranh đoạt, cuối cùng còn lỡ tay giết người. Chia sẻ về nhân vật, Quý Bình từng bộc bạch: "Đây là vai diễn đầy tâm trạng, chiều sâu và là thách thức của bản thân. Tôi hóa thân thành một anh chàng xuất thân là sinh viên kiến trúc, cuộc đời đưa đẩy anh ấy đến những đồi trà, và anh ấy phát hiện ra ngoài những bản thiết kế, mình còn có niềm đam mê khác, tận sâu trong tận tâm hồn Việt là những tách trà".
Quý Bình thấu hiểu nỗi khổ đau của các nhân vật, anh có sự đồng cảm với bất hạnh của Chiêu Dương nhưng cũng không vì điều đó mà nỡ bỏ rơi cô gái lương thiện, hiền lành Trúc Trà.
Chuyện phim Trà táo đỏ mang đến cho khán giả những cảm xúc buồn vui, hạnh phúc và đau thương xen lẫn. Chính vì thế nên bộ phim mới nhận được nhiều sự yêu mến, quan tâm và tìm kiếm.
Theo helino
Soái ca đổ bộ màn ảnh nhỏ cuối năm: "Soobin" Việt Anh được yêu mến không kém cạnh Bảo tuần lộc? Soái ca tràn ngập màn ảnh nhỏ Việt Nam tháng cuối năm 2019 thế này thì chị em biết phải làm sao. Không phải những drama căng đét trong Hoa Hồng Trên Ngực Trái, càng chẳng phải những màn tố tội lẫn nhau ở Sinh Tử, nhắc đến màn ảnh nhỏ Việt Nam những tháng cuối năm là nói đến một câu lạc...