‘Phim thất bại đừng đổ lỗi cho người khác’
Họa sĩ Thành Chương khẳng định, việc nhận tiền tỷ đầu tư của nhà nước mà để xảy ra “thảm họa” như thế là đầu tư không hiệu quả, mất vốn 100%.
Họa sĩ Thành Chương, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia nói về bộ phim Sống cùng lịch sử cùng hiện tượng nhiều bộ phim “cúng cụ” ra rạp bị khán giả thờ ơ suốt nhiều năm qua.
Họa sĩ Thành Chương.
- Thưa họa sĩ Thành Chương, trong những ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao về “thảm cảnh” phim làm bằng kinh phí 21 tỷ đồng mà không ai mua vé. Theo ông, nguyên nhân vì đâu?
- Ở đời việc gì cũng vậy, muốn thành công phải hội tụ được cả tâm, tài và tiền. Tiền ở đây thì không thiếu. Kinh phí nhà nước rót cho mà lại cỡ kinh phí lớn. Cái thiếu ở đây là thiếu tâm và tài thôi.
Lại nữa, các cụ bảo: Biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Khổ nỗi họ đâu biết mình là ai, bởi nếu biết mình là ai thì họ đã không dám nhận tiền mà làm cái việc đáng ra họ phải từ chối này. Tôi tin nếu trong chúng ta có văn hóa từ chối thì chắc sẽ chẳng dẫn đến “thảm cảnh” này.
- Việc khán giả không hào hứng với phim tuyên truyền, phim lịch sử do Nhà nước đặt hàng có phải do họ thờ ơ với lịch sử không? Hay bởi vì lý do kinh phí quảng bá quá ít ỏi như giải thích của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân?
- Đêm 20/9, vợ chồng tôi vừa xem chương trình nghệ thuật Trọng Tấn Concert. Khán phòng Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội kín đặc. Chương trình cháy vé. Trọng Tấn nói xin cảm ơn khán giả vì chương trình đã… bán hết vé. Đó là một chương trình ca nhạc gây xúc động và phấn khích. Khán giả ra về trong vui vẻ, sung sướng, thỏa mãn. Ai đó bảo, “thật đáng đồng tiền bát gạo”. Một điều hiếm hoi.
Ấy vậy mà nội dung thì theo luận điệu của vị đạo diễn trên là khán giả sẽ thờ ơ và quay lưng. Cả chương trình toàn là quê hương, đất nước, chiến tranh, về Đảng, Bác Hồ, nhạc cách mạng chính thống đấy. Nếu quan tâm đến khán giả, họ sẽ quan tâm lại đến bạn. Tôi không ủng hộ những người thất bại đổ lỗi cho người khác hoặc cho những điều gì gì khác mà không chịu rút kinh nghiệm từ thất bại của chính mình. Không chỉ thế, những người như vậy còn hay truyền nhiễm sự thất bại cho môi trường xung quanh.
Tôi cho là phát ngôn duy nhất lúc này nên có là đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hãy xin lỗi công chúng. “Xin lỗi vì đã dùng tiền của quý vị mà không phục vụ được cho quý vị một tí nào”. Lúc này, công chúng rất muốn thấy cái văn hóa ấy ở người làm văn hóa – văn hóa xin lỗi. Ít nhất là như vậy.
Công chúng chưa bao giờ quay lưng, thờ ơ với dòng nghệ thuật chính thống. Lại nói về đêm nhạc của ca sĩ Trọng Tấn là một minh chứng nóng hổi và cụ thể nhất. Thành công về nghệ thuật, về tiền bạc và đương nhiên thành công về phục vụ nữa. Họ tự bỏ tiền túi ra làm thì kết quả là như vậy. Họ chọn nghệ sĩ tài năng, nhà sản xuất chuyên nghiệp, tất cả họ có những cái đầu đổi mới của cơ chế thị trường. Và họ đã thành công. Chẳng có ai rót tiền cho họ. Họ tự đầu tư một cách thông minh và đó là kết quả tất yếu.
Có người đưa cho 21 tỷ đồng vào tay, đã bao giờ trong những nhà làm phim bảo thủ kia nghĩ, giờ ta làm thế nào để biến nó thành 42 tỷ, 100 tỷ…? Tôi tin là trong đầu mấy ông chưa bao giờ có cái ý nghĩ tử tế ấy. Đó chính là cái tâm. Bởi nếu có thì chắc chắn thành quả sẽ khác chứ không phải là những thất bại ê chề như thế này.
Video đang HOT
Một cảnh trong phim Sống cùng lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân.
- Vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi bỏ ra hàng núi tiền cho những bộ phim tuyên truyền mà không có người xem như vậy?
- Nhận tiền tỷ đầu tư của nhà nước mà để xảy ra “thảm họa” như thế là đầu tư không hiệu quả, mất vốn 100%, tiền thuế của nhân dân trôi xuống cống, xuống rãnh. Cảm giác dường như là tiền của dân đang bị các vị làm trò chơi của mình. Ở các ngành khác thì thế là có vấn đề, chiếu theo luật là phải điều tra, có khi truy tố…
Đáng ra từ lâu rồi phải thay đổi cái tư duy quản lý, tư duy nghệ thuật cũ kỹ, cổ hủ ấy bằng tư duy khác, tiến bộ theo quy luật thị trường, là quy luật của tự nhiên cuộc sống.
Nghệ thuật sinh ra là để phục vụ con người và khi nghệ thuật mà không có nghệ thuật thì nó chẳng là cái gì hết. Và nghệ thuật dù là tuyên truyền chỉ thành công khi tác giả của nó là những nghệ sĩ có đủ tâm, tài và tiền.
Thất bại của Sống cùng lịch sử chỉ như “giọt nước làm tràn ly”.
- Không chỉ điện ảnh, một số ngành nghệ thuật khác như sân khấu, văn học, hội họa, nhiếp ảnh… cũng có chuyện lãng phí Ngân sách Nhà nước, tác phẩm làm ra không có công chúng mà không ai phải chịu trách nhiệm. Theo ông, chúng ta phải thay đổi tư duy và cơ chế “bao cấp” nghệ thuật như thế nào?
- Việc tác phẩm làm ra không có công chúng không còn là vấn đề của riêng ngành điện ảnh mà là của toàn thể giới làm văn học nghệ thuật ở nước ta và gây bức xúc từ hàng bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng đỉnh điểm của “bi kịch” này là con số 21 tỷ. Thất bại của Sống cùng lịch sử chỉ như “giọt nước làm tràn ly”.
Giới mỹ thuật của tôi cũng vậy. Tài năng hạn chế, tư tưởng bảo thủ lạc hậu. Nhận tiền đầu tư của nhà nước chủ yếu là lo gây dựng phong trào. Đến giờ vẫn đề cao “hay hát hơn hát hay”. Với cách nghĩ cách làm ấy làm sao có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao được. Làm sao mà không “thảm họa” được.
Đừng lặp lại cái điệp khúc cũ rích: Tôi phải hạ thấp tiêu chí nghệ thuật xuống để phục vụ quần chúng và vừa lòng lãnh đạo, chứ tôi tài năng, nghệ thuật của tôi là đích thực, đời này chẳng ai hiểu nữa đâu. Chỉ có điều người ta im lặng. Xin nói thẳng đó là một sự bịp bợm.
Nhà nước đầu tư cho anh tiền tỷ mà anh không bán được lấy một vé, không phục vụ nổi một người. Không thấy xấu hổ và không thấy nhục nhã thì… kinh khủng quá. Kiểu làm ăn đó, cách suy nghĩ ấu trĩ đó không thể để tồn tại nữa. Phải kiên quyết chấm dứt.
Theo Hà Phương/VOV.vn
Bi kịch những bộ phim tiền tỷ của Việt Nam
Đầu tư một số tiền lớn, có khi trên chục tỷ đồng nhưng nhiều bộ phim không thể ra mắt khán giả hoặc đáng buồn hơn, bị chính khán giả quay lưng.
Vụ "chết yểu" của "Sống cùng lịch sử"
Điện ảnh Việt 2014 là một năm khá thăng trầm với nhiều sự kiên khiến dư luận phải dậy sóng. Bộ phim gắn mác 18 "Căn hộ số 69" tạo nên bão dư luận với nhiều ý kiến trong việc kiểm duyệt, phát hành phim tại Việt Nam kéo dài trong nhiều tháng liền và mơi tạm thời lắng xuống. Mới đây, khán giả Việt và có lẽ, ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh đều phải tự đặt câu hỏi về bộ phim "Sống cùng lịch sử" (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Tuấn) không có bóng dáng khán giả vào rạp xem phim.
Môt canh trong phim "Sông cung lich sư"
"Sống cùng lịch sử" do Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, có kinh phí xấp xỉ 1 triệu USD (21 tỷ đông). Đây là một trong những phim có khoản đầu tư "khủng" từ trước đến nay và được cấp hoàn toàn bằng kinh phí nhà nước.
Bộ phim bât ngơ ra rạp và "chết tức tưởi" khi có rât it khán giả theo dõi. Tai rap chiêu phim Quôc Gia va rap Kim Đông, tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân sông kha "lay lăt" khi sô lương khan gia đên xem rât nho be so vơi nhưng bô phim Viêt cua tư nhân ra rap cung thơi điêm như "Mât Xac" hay "Scandal: Hao quang trơ lai". Trươc khi "Sông cung lich sư" ra rap khan gia hoan toan "mu tit" vê thông tin nhưng khi phim co sô lương ngươi xem qua it, nó lại đươc chu y bơi chi phi đâu tư khung nhưng leo teo khan gia ra rap.
Bi kịch của những bộ phim tiên tỷ
Không chỉ có riêng bộ phim "Sống cùng lịch sử", khán giả Việt cũng từng "quay lưng" với bộ phim truyền hình "Thái sư Trần Thủ Độ" nhân dịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tác phẩm cổ trang "tồn kho" trong vòng 3 năm này cuối cùng cũng được phát sóng trên truyền hình. Dù chon đúng thời điểm "giờ vàng" và phát trên kênh VTV1 của đài Quốc Gia nhưng vân không thê đat đươc hiêu qua phat song.
Phim "Thai sư Trân Thu Đô"
Bô phim lây đê tai lich sư, đươc đâu tư công phu va bai ban nhưng lai không tao đươc sưc sông trên song truyên hinh. "Thai sư Trân Thu Đô" được nhà nước đầu tư với số tiền kỷ lục 57 tỷ đồng dường như chưa thể đáp ứng đươc sự kì vọng và mong đợi của khán giả. Du đươc quang ba kha râm rô, gây chu y vơi nhiêu giai thương phim Quôc Gia (giai Canh diêu vang, Đao diên xuât săc nhât, Biên kich xuât săc nhât tai giai Canh diêu 2012). Đên thơi điêm hiên tai, khan gia gân như đa không con lưu dâu đươc nhiêu thông tin vê bô phim nay.
Môt canh trong phim "Huyên sư Thiên Đô"
Bên cạnh đó, "Huyền sử Thiên Đô" dự kiến sản xuất hơn 70 tập nhưng chỉ phát sóng được 20 tập trong 42 tập đã sản xuất. Bộ phim này có kinh phí hơn 60 tỷ đồng sau khi vâp phai sư lên an gay găt cua bao chi đa chiêu hêt 42 tâp nhưng cuôi cung vân bo ngo 30 tâp phim phia sau chưa san xuât.
Canh trong phim "Ly Công Uân - Đương tơi Thanh Thăng Long"
Chưa hết, "Lý Công Uẩn - Đường tới Thành Thăng Long" bị khán giả quay lưng và phản ứng trai chiêu ngay khi trailer của bộ phim được phát hành trên mạng internet. Dù được đầu tư tới 109 tỷ, đoàn làm phim lặn lội sang tận Trung Quốc thực hiện nhưng vân không thê lam hai long khan gia. Tư nôi dung, phuc trang, đao cu đên cach dân truyên đêu không thê khiên khan gia hai long.
Một nghịch lý khác
Trong khi hàng loạt bộ phim từ kinh phí nhà nước ra măt khan gia kem thanh công va bị chính khán giả quay lưng thì ở phía đối diện, một sản phẩm tư nhân có kinh phí tiến tỷ khác lại không có cơ hội đến với khán giả. "Bụi đời chợ lớn" với dự tham gia của loạt diễn viên Johnny Trí Nguyễn, Hoàng Phúc, Hà Hiền, Long Điền dự kiến ra mắt vào giữa tháng 4 năm 2013 đã không thể đến với khán giả. Ngày 7 tháng 6 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cấm lưu hành bộ phim này vì vi phạm Luật điện ảnh Việt Nam.
Poster phim "Bui đơi chơ lơn"
"Bụi đời chợ lớn" là tâm huyết của Charlie Nguyễn cùng nguồn kinh phí 16 tỷ đồng bi cấm chiếu và rò rỉ phiên bản chưa hoàn chỉnh của bộ phim lên mạng internet. Khán giả đã từng rất hào hứng trước bộ phim, tạo nên những luồng dư luận trái chiều trước và ngay khi thông tin bộ phim bị cấm chiếu.
Vơi dan diên viên nôi tiêng, cac yêu tô truyên thông, quang ba bai ban, "Bui đơi chơ lơn" co thê la môt trong nhưng bô phim hut khan gia khi ra rap. Tuy nhiên, bô phim găp phai trơ ngai bơi vân đê bao lưc qua mưc không thưc sư phu hơp vơi khan gia Viêt.
Vì sao khán giả quay lưng?
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao khán giả lại quay lưng với chính những bộ phim Việt. Đặc biệt, những bộ phim này đều có nguồn kinh phí lơn, khai thác những đề tài hiếm của cả điện ảnh và truyền hình tại Việt Nam.
Nói về loạt phim kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhiều khán giả cho rằng tạo hình, đạo cụ, cốt truyện đều "có vấn đề" và chưa làm nổi bật được hồn cốt của người Việt. Bên canh đo, tâm lý ngại xem phim nội của khán giả Việt là có thực. Tuy nhiên, việc những bộ phim "chết yểu" không thể đổ lỗi cho khán giả bởi tất cả những yếu tố xương sống tạo nên bộ phim hoặc quảng bá cho phim gần như bỏ ngỏ.
Trong khi đó, phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lại quá yêu trong khâu quảng bá. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: "thiếu thông tin thì người ta không thể phiêu lưu mà đi xem phim và với thông tin phim ra rạp không bán nổi một vé thì tìm xem làm gì!".
Du nôi dung cua 2 phim Viêt ra măt trong thơi gian qua la "Mât xac" va "Scandal: Hao quang trơ lai" đêu không qua nôi bât nhưng vơi lơi ich sat sươn, nha san xuât đa dung nhiêu yêu tô truyên thông, quang ba, thâm chi la "chiêu tro" đê thu hut khan gia. Đây cung la 2 phim Viêt kha thanh công khi công chiêu, trong khi đo "Sông cung lich sư" lai thât bai hoan toan khi mang phim ra rap.
Theo Depplus/MASK
Ai chịu trách nhiệm khi phim tiền tỷ không ai xem? Chuyện những bộ phim được nhà nước đầu tư lớn nhưng không trụ nổi vài ngày ở rạp, không bán nổi vé là chuyện không còn mới nhưng tái diễn suốt nhiều năm nay. Đốt tiền tỷ làm phim không ai xem Những ngày qua, dư luận lại một phen sốt ruột về thông tin bộ phim Sống cùng lịch sử của Hãng...