Phim tài liệu ‘Deep v Heard’: Đằng sau vụ kiện chấn động Hollywood
Các đoạn phim ghi lại phiên tòa Johnny Depp và vợ cũ Amber Heard cùng bình luận từ cộng đồng mạng, giúp phim tài liệu Depp v Heard có góc nhìn trực diện, đa chiều hơn về vụ kiện gây chấn động Hollywood.
Năm 2019, tài tử Johnny Depp đâm đơn kiện vợ cũ Amber Heard đòi bồi thường 50 triệu USD vì hành vi phỉ báng. Lý do là vào năm 2018, Amber Heard nhận mình là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, trong một bài báo do cô viết trên tờ The Sun. Nữ diễn viên không trực tiếp nhắc đến tên Johnny Depp, song sự việc đã khiến danh tiếng của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngược lại, phía Heard cũng kiện Johnny Depp đòi 100 triệu USD với hành vi tương tự.
Từ ngày 11.4 – 1.6.2022, phiên tòa xét xử vụ án diễn ra tại Fairfax (bang Virginia, Mỹ) thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Năm nay, Netflix ra mắt 3 tập phim tài liệu Depp v Heard. Tác phẩm đóng vai trò là bản tóm tắt lời khai của các đương sự, song song với đó là phản ứng của cộng đồng mạng trong thời gian diễn ra phiên tòa. Loạt meme (ảnh hay clip châm biếm), các cảnh phim có Johnny Depp và Amber Heard từng đóng được chèn thêm, tạo yếu tố hài hước cho phim.
Phim tài liệu của Netflix về vụ kiện giữa Johnny Depp với vợ cũ vừa ra mắt vào tháng 8 này. Netflix
Bản tóm tắt đơn giản, trực quan
Có thể nói, Depp v Heard đã làm tốt với vai trò một bộ phim tài liệu. Phim có các lý giải ngắn về việc tại sao lời khai hay bằng chứng này lại có lợi cho bên nguyên đơn hoặc bị đơn. Ngoài ra, phim tóm tắt các mốc thời gian quan trọng trong câu chuyện của Johnny Depp và Amber Heard để người xem dễ theo dõi và hình dung toàn cảnh vụ việc.
Ngoài việc mang đến những góc máy “tươi mới” về diễn biến ngay tại phòng xử án, Depp v Heard cũng nêu được xu hướng ủng hộ của cộng đồng mạng khi theo dõi phiên tòa, bằng cách đưa ra một vài video tiêu biểu trên các nền tảng mạng xã hội. Phim còn lồng ghép thêm các phân tích của chuyên gia về vụ kiện. Điều này giúp Depp v Heard trở nên dễ hiểu, dễ tiếp cận mà không bị khô khan.
Video đang HOT
Cộng đồng mạng theo dõi vụ kiện chấn động Hollywood. Netflix
Sau khi công bố, đại diện Netflix khẳng định trên truyền thông, khán giả xem phim buộc phải đặt câu hỏi về sự thật trong phiên tòa này, liệu mạng xã hội có ảnh hưởng tới phán quyết của tòa án hay không. Mang những thông điệp “đao to búa lớn” là thế, song cuối cùng Depp v Heard lại không làm được điều đó. Những lập luận mà phim đưa ra hầu như là các phân tích đã được biết đến, không hề mang tính đột phá như những gì nhà sản xuất hứa hẹn.
Giá trị của việc chọn lọc thông tin trên mạng xã hội
Được xây dựng dưới dạng phim tài liệu, song Depp v Heard vẫn được cắt ghép một cách có chủ ý nhằm truyền tải các thông điệp khác. Do đó, người xem có thể thấy các video từ mạng xã hội được lồng ghép vào đã thay nhà làm phim nói lên quan điểm của họ về vụ việc.
Nguyên đơn Johnny Depp – người được dư luận hết sức ủng hộ thật ra cũng có những góc khuất không ai nhìn thấy. Dù là nạn nhân nhưng anh đã có những hành vi chưa đúng mực. Trong phim, sau khi Depp khai trước tòa về những thói quen không mấy tốt đẹp của mình thì các video nhằm vào tài tử cũng đã được đưa ra. Nội dung của video ám chỉ việc một bộ phận cư dân mạng – những người có ấn tượng tốt với Depp ngay từ đầu, đã cố tình làm lơ hành vi sử dụng chất gây nghiện, uống rượu và thô lỗ của ông. Điều này giúp bộ phim tạo được tính khách quan, cũng như đặt ra vấn đề về giới hạn cần có của việc ủng hộ nghệ sĩ.
Johnny Depp và những lời khai tiết lộ góc tối của chính mình tại tòa. Netflix
Một thông điệp khác mà Depp v Heard mang lại chính là mặt tối của mạng xã hội. Trong thời đại ngày nay, người dùng mạng chuộng các dạng video tin ngắn hơn so với nguồn tin chính thống. Nội dung càng độc đáo, càng tiêu cực thì càng dễ lên xu hướng. Nhiều người không ngần ngại sử dụng hình thức này để châm biếm và soi mói quá đà những người trong cuộc, gây ra nỗi đau tinh thần cho họ.
Do đó, khi chiếu các lời khai song song với các video từ mạng xã hội, có thể thấy mạng xã hội đã không phản ánh hoàn toàn chính xác vụ việc. Vì vậy khi xem Depp v Heard và được tiếp xúc vụ án dưới các góc nhìn khác nhau, khán giả càng hiểu rõ giá trị lớn lao của việc chọn lọc thông tin trên mạng xã hội.
Ảnh hưởng của vụ việc trên mạng xã hội. Netflix
Ngoài ra, các vấn đề khác như phổ cập kiến thức pháp luật đến người dân hay ảnh hưởng của vụ án đến việc chống lại định kiến giới cũng được Depp v Heard tóm gọn lại một cách tương đối đầy đủ trong 3 tập phim của mình.
Tuy nhiên, dẫn chứng từ mạng xã hội được sử dụng trong phim lại chiếm thời lượng khá nhiều so với các thông tin chính thống. Thậm chí ở một vài phân cảnh, các video phân tích được lồng ghép vào hoàn toàn chỉ đến từ các YouTuber, người sáng tạo nội dung TikTok. Mặc dù điều này giúp nói lên quan điểm của đạo diễn, nhưng lại khiến bộ phim thiếu đi tính thuyết phục trong mắt người xem.
Nhìn chung, với những ai không có đủ thời gian để theo dõi toàn bộ phiên tòa thì Depp v Heard là một phim tài liệu đáng xem. Tuy nhiên, tác phẩm thiếu sự sáng tạo, tính gây tò mò mà các phim tài liệu trước của Netflix từng làm được. Netflix từng kể những câu chuyện sinh động, đầy hứng khởi qua Don’t F**K with Cats hay The Tinder Swindler; song Depp v Heard không thừa hưởng được tinh thần đó từ các tác phẩm tiền nhiệm.
'Kẻ hủy diệt' Arnold Schwarzenegger nhìn nhận việc sờ soạng phụ nữ là sai
Trong series phim tài liệu về Arnold Schwarzenegger sắp ra mắt của Netflix mang tên Arnold, nam diễn viên và cựu Thống đốc bang California (Mỹ) đã xin lỗi vì từng sờ mó phụ nữ trong quá khứ.
Năm ngày trước cuộc bầu cử Thống đốc California năm 2003, tờ Los Angeles Times đã đăng một bài báo trong đó nêu rõ 6 phụ nữ cáo buộc Arnold Schwarzenegger sờ soạng và làm nhục họ. Nam diễn viên cho biết vào thời điểm đó các bài báo là "bịa đặt" và ông "không bao giờ tóm lấy bất cứ ai", mặc dù ông cũng thừa nhận mình "đôi khi cư xử tồi tệ" trong quá khứ.
Ngôi sao phim hành động Arnold Schwarzenegger. VARIETY
Giờ đây Arnold Schwarzenegger nói trong loạt phim tài liệu ba phần của Netflix rằng: "Phản ứng của tôi lúc đầu mang tâm lý... phòng thủ. Hôm nay, tôi có thể nhìn lại. Nếu đó là những ngày của 40 năm trước, hoặc ngày nay, thì điều này vẫn hoàn toàn sai. Đó là chuyện nhảm nhí. Quên tất cả những lời bào chữa đi, đó là sai lầm của tôi".
Bất chấp những cáo buộc, Arnold Schwarzenegger vẫn thắng cử. Cuộc điều tra của Los Angeles Times kết thúc không ảnh hưởng đến các cuộc thăm dò hay thậm chí là sự nghiệp của ngôi sao Hollywood.
Arnold Schwarzenegger trong phim tài liệu Arnold. NETFLIX
"Cá nhân tôi rất ngạc nhiên khi chuyện đó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc bầu cử. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều người cảm thấy bị xúc phạm", phóng viên Carla Hall của tờ Los Angeles Times nói trong bộ phim tài liệu.
"Khi Schwarzenegger tuyên bố tranh cử thống đốc, các phóng viên của Los Angeles Times ngay lập tức bắt đầu tìm hiểu những câu chuyện mà chúng tôi đã nghe trong nhiều năm, nhưng không ai thực sự điều tra chúng một cách đầy đủ", Hall nói thêm. "Chúng tôi chỉ có 6 tuần để làm việc này và chúng tôi bắt đầu nói chuyện với các phụ nữ bị lạm dụng".
Arnold kể về cuộc đời Arnold Schwarzenegger ra mắt vào ngày 7.6 trên Netflix. NETFLIX
Phim tài liệu Arnold được phát hành như phần tiếp theo của loạt phim hài hành động Fubar trên Netflix của Arnold Schwarzenegger, đánh dấu sự trở lại vai chính của biểu tượng phim hành động một thời.
Arnold kể về cuộc đời Arnold Schwarzenegger, ra mắt vào ngày 7.6 trên Netflix, trong khi Fubar hiện đang phát trực tuyến.
Hình tượng Cleopatra da đen trên phim của Netflix gây tranh cãi Bộ phim tài liệu Queen Cleopatra của Netflix làm dấy lên làn sóng tranh cãi khi xây dựng hình tượng và giới thiệu vị nữ hoàng nổi tiếng này là người da đen. Queen Cleopatra là phim tài liệu do Jada Pinkett Smith - vợ của Will Smith điều hành sản xuất, dự kiến phát sóng trên Netflix vào tháng 5 tới đây....