Phim siêu anh hùng Toxic Avenger sẽ được Legendary làm thành một thương hiệu mới
Vị siêu anh hùng Toxie sẽ được chuyển thể lên màn ảnh.
Ảnh: THR
Legendary đã mua được bản quyền để chuyển thể Toxic Avenger, phim cult classic từ công ty sản xuất phim độc lập Troma Entertainment với mục tiêu là sẽ làm thành nguyên một thương hiệu phim.
Nhà sáng lập của Troma, Lloyd Kaufman và Michael Herz, đạo diễn cho phim gốc năm 1984 sẽ sản xuất dự án phim mới.
Phim gốc xoay quanh một người đàn ông tên Melvin bỗng trở thành một “sinh vật” kỳ dị sau khi bị ngã vào một thùng hóa chất độc hại. Anh dùng cơ thể mới của mình để chống lại kẻ xấu. Bộ phim là thành công lớn nhất của Troma, có nhiều phần hậu truyện và thậm chí là phim hoạt hình. Nhân vật này cũng là mascot của Troma.
Hiện chưa có biên kịch và đạo diễn nào được chọn.
Theo moveek.com
Video đang HOT
Thương hiệu quyết định học phí của đại học Mỹ
Mức niêm yết học phí của các đại học Mỹ tỷ lệ thuận với thứ hạng trên bảng xếp hạng và top đầu đều là trường tư.
Theo The Atlantic, người Mỹ có xu hướng nghĩ về đại học như một hệ thống phân cấp rộng lớn chủ yếu dựa trên vị thế và mức độ nhận biết thương hiệu. Ở top đầu là những trường như Harvard hay Stanford, với đội ngũ giảng viên nổi tiếng và những nghiên cứu mang tính đột phá. Ở top cuối là những trường cao đẳng cộng đồng thiếu kinh phí tài trợ và đại học công lập ít tiếng tăm, nơi có những tòa nhà buồn tẻ và nhiều sinh viên đăng ký học bán thời gian.
"Hệ thống phân cấp uy tín" này không chỉ tồn tại ở nước Mỹ. Một minh chứng cho xu hướng này là sự gia tăng của các bảng xếp hạng đại học toàn cầu, gồm bảng xếp hạng công bố hàng năm bởi tờ Times Higher Education (THE) có trụ sở ở Anh. Trong đó, việc đánh giá cao một trường đồng nghĩa với việc khẳng định tầm cỡ của nó.
Để lập bảng xếp hạng cho năm 2018, nhóm nghiên cứu đã khảo sát hơn 10.000 cơ sở giáo dục bậc cao trên 138 quốc gia, đánh giá thông qua những câu hỏi về nghiên cứu và giảng dạy. Bảng xếp hạng THE cũng có những sai sót, nhưng được cho là có sức ảnh hưởng lớn nhất, mục đích chính là so sánh đại học ở các quốc gia khác nhau.
Đa số đại học uy tín nhất nước Mỹ là cơ sở tư thục, không nhận được tài trợ của chính phủ. Ảnh: The Atlantic
Xét 105 trường đầu tiên của danh sách, chỉ có 21 trường là cơ sở tư thục, trong đó 19 trường thuộc Mỹ. Như vậy, ở hầu hết quốc gia ngoài Mỹ, các đại học uy tín nhất đều là trường công lập.
"Có sự phân chia rõ rệt về đại học công lập và đại học tư thục ở Mỹ", cựu nhà báo Phil Baty, người biên tập bảng xếp hạng THE gần một thập niên cho biết. Theo ông, sự phân chia này có thể lý giải tại sao đại học Mỹ sở hữu mức học phí cao nhất thế giới.
Chẳng hạn, trong số trường được liệt kê ở top 10, Mỹ chiếm 8 vị trí, gồm Đại học Harvard, MIT và Stanford, nơi có "giá niêm yết" trong năm học 2018-2019 cho sinh viên đại học lần lượt là 76.650 USD, 70.240 USD và 71.587 USD (gồm học phí, sách, ăn ở, sinh hoạt). Về mặt pháp lý, tất cả đại học ở Mỹ đều được yêu cầu công bố tổng chi phí lên website riêng.
Tính riêng học phí, sinh viên Harvard tốn khoảng 50.000 USD trong năm học này. Trong khi đó, học phí tại Đại học Oxford (xếp thứ 5) khoảng 12.000 USD một năm, chỉ bằng một phần tư.
Princeton, Yale và Đại học Chicago cũng lọt vào top cao nhất, ở vị trí thứ 7, 8, 9. Chỉ hai trong 8 trường Mỹ thuộc top 10 là trường công lập, gồm UC Berkeley (xếp thứ 6) và UCLA (đồng hạng 9). Đây đều là những trường chọn lọc gắt gao và có mức giá ngang ngửa đại học tư thục. Cư dân trong bang California sẽ phải bỏ ra khoảng 35.000 USD cho một năm học 9 tháng ở các trường này.
Baty so sánh, ở các nước châu Âu, đại học và cao đẳng tư thục là các trường "làng nhàng" nhất, cơ sở giảng dạy là những tòa nhà ọp ẹp, cung cấp chương trình đào tạo nghề với chi phí thấp. Do vậy, trúng tuyển vào trường công lập hàng đầu như Đại học Oxford không phải chiến tích dễ dàng đạt được. Tỷ lệ chấp nhận vào ngôi trường tồn tại gần một thiên niên kỷ này chỉ khoảng 17%.
Danh tiếng đẩy học phí tăng vọt
Là cơ sở tư thục, phần lớn đại học hàng đầu nước Mỹ theo bảng xếp hạng THE không nhận được tài trợ từ cơ quan lập pháp tiểu bang. Thay vào đó, các trường chủ yếu dựa vào học phí của sinh viên, các khoản trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu, hay hưởng lợi từ khoản quyên góp từ thiện khổng lồ mỗi năm từ các tổ chức, cá nhân, phụ huynh, cựu sinh viên.
Khoảng cách về uy tín giữa đại học công lập và tư thục không phải là hiện tượng mới, nhưng nó trở nên tồi tệ hơn trong những thập niên gần đây. Báo cáo năm 2017 của Trung tâm về Ngân sách và Ưu tiên Chính sách cho thấy, mặc dù có một khoản tài trợ nhỏ trong những năm qua, chi tiêu của tiểu bang cho giáo dục đại học công lập "vẫn thấp hơn mức lịch sử". Trong năm học 2017-2018, mức tài trợ thấp hơn năm 2008 gần 9 tỷ USD. Sự cắt giảm này buộc đại học công lập tìm cách xoay xở bằng cách giảm số lượng giảng viên và khóa học.
Xét từ lịch sử, hệ thống giáo dục đại học của Mỹ hình thành vào những năm 1600 như mạng lưới cơ sở giáo dục dành cho giới thượng lưu. Chính sách được tạo ra đầu những năm 1800 khẳng định sự tự do của các trường đại học, hạn chế sự can thiệp của chính phủ, giúp củng cố quan niệm giáo dục bậc cao là của doanh nghiệp tư nhân.
Đại học công lập chỉ bắt đầu mở cửa đồng loạt vào những năm 1860, khi chính quyền liên bang dành nguồn lực để thành lập những cơ sở giáo dục được quốc gia cấp đất.
Vốn ít danh tiếng hơn đại học tư thục, đại học công lập đang vướng vào vòng luẩn quẩn: Rất khó để thuyết phục cơ quan lập pháp tài trợ cho những tổ chức đang trong tình cảnh chật vật, và cũng rất khó để thu hút sinh viên đến học khi cơ sở còn thiếu thốn. Sự bành trướng của các bảng xếp hạng, liên quan đến khả năng tài chính và uy tín của các trường đại học càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.
Trong năm 2016, 65% sinh viên năm nhất của Mỹ cho biết danh tiếng là "rất quan trọng" khi xem xét lựa chọn một trường đại học. Đó là tỷ lệ gần cao nhất từ trước đến nay, theo cuộc khảo sát sinh viên trên toàn quốc được Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học UCLA thường xuyên thực hiện từ năm 1967.
Khoảng cách lớn về uy tín, theo Baty, khiến một số đại học công lập không thể cạnh tranh để giành giảng viên ưu tú, bởi mức lương thấp hơn và môi trường giảng dạy kém hơn đại học tư thục.
Trên thực tế, hầu hết sinh viên đại học tư thục ở Mỹ không trả toàn bộ "giá niêm yết". Chẳng hạn, một báo cáo gần đây cho thấy, trong năm học 2017-2018, chỉ 11% sinh viên năm nhất toàn thời gian tại các trường tư thục ở Mỹ trả nguyên giá, nhờ hỗ trợ tài chính và các khoản trợ cấp khác. Mức hỗ trợ trung bình lên đến hơn một nửa học phí.
Tuy nhiên, "giá niêm yết" cao chót chót đã tô đậm một trong những nét riêng biệt của giáo dục Mỹ: Các trường đại học hàng đầu được tài trợ thông qua học phí của sinh viên, chứ không phải chính phủ. Điều này góp phần đẩy học phí ngày càng tăng vọt, không có điểm dừng.
Thùy Linh
Theo VNE
7 mẫu xe nổi bật ra mắt tại VMS 2018 Việc VAMA và VIVA bất ngờ "hợp nhất" giúp Triển lãm ô tô Việt Nam (VMS) 2018 trở thành "sàn diễn" duy nhất, quy tụ hàng loạt mẫu xe mới, trong đó 7 cái tên dưới đây rất đáng để khách hàng chờ đợi Đến hẹn lại lên, triển lãm ô tô Việt Nam sẽ chính thức trở lại từ ngày 24 đến...