Phim nói về người trưởng thành: Sức hút khó cưỡng
Thay vì nội dung phản ánh tình yêu, tuổi trẻ, hành động… thời gian gần đây, các tác phẩm điện ảnh, truyền hình nói về người trưởng thành, tuổi trung niên với những vấn đề thực tế phải đối diện ngày càng được giới nghệ thuật và công chúng quan tâm.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh
Không hẹn mà gặp, những người làm nghề đã tìm được tiếng nói chung khi hướng về phân khúc khán giả lớn tuổi, thay thế những tác phẩm ngôn tình vốn “làm mưa làm gió” trên thị trường suốt thời gian dài.
Hiệu ứng và doanh thu bất ngờ
“Siêu phẩm” Tiệc trăng máu hiện đang chiếu rạp và thu được thành công rực rỡ, chính thức gia nhập “Câu lạc bộ phim trăm tỉ”. Bộ phim kể về bữa tiệc tân gia của cặp vợ chồng Ngọc Quang ( Hứa Vĩ Văn), Nguyệt Ánh (Hồng Ánh) chiêu đãi nhóm bạn thân từ thuở nhỏ. Sự thân mật, gần gũi của bữa tiệc dần trở nên căng thẳng khi Nguyệt Ánh đề nghị mọi người tham gia một trò chơi: Ai nấy đều phải để điện thoại lên bàn, sau đó công khai tất cả tin nhắn, email, cuộc gọi… Và xung đột bắt đầu bùng nổ từ đây.
Kịch bản gốc của Italia nhưng biên kịch tài năng Bình Bồng Bột cùng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã khéo léo đề cập tới rất nhiều vấn đề người trưởng thành ở Việt Nam đang phải đối diện, có thể kể đến như: Giữ lửa hôn nhân, ngoại tình, khẳng định vị trí trong xã hội, bất đồng trong việc gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão, vấn đề dạy con, sống thật với giới tính… Phần thoại gần gũi, truyền tải được câu chuyện đúng chất Việt Nam khiến khán giả ai cũng thấy mình trong đó.
Ở lĩnh vực truyền hình, những bộ phim được khán giả yêu mến vừa qua như Hoa hồng trên ngực trái, Đừng bắt em phải quên cũng nhắm tới đối tượng là người trưởng thành đã bước vào hôn nhân từ 10 đến 15 năm. Câu chuyện phim đặt ra những vấn đề hiện thực nóng hổi như: Phụ nữ hy sinh bản thân cho chồng con, chuyện ngoại tình, khúc
mắc tình cảm trong quá khứ kéo dài tới hiện tại, mối quan hệ giữa vợ – chồng với người yêu cũ, ly hôn, hàn gắn, những vết sẹo khó lành sau tổn thương, chuyện nuôi dạy con cái…
Không chỉ ở thị trường Việt Nam, những tác phẩm phim ảnh của một số “ông lớn” như Hàn Quốc, Trung Quốc gây chú ý thời gian gần đây cũng hướng tới đối tượng khán giả lớn tuổi. Tác phẩm truyền hình Trung Quốc đang gây “sốt” là 30 chưa phải là hết xoay quanh ba nhân vật chính ở tuổi 30 với cuộc sống chưa trọn vẹn, có người cứ mãi loay hoay với sự nghiệp, có người vướng đổ vỡ hôn nhân và có người vẫn chưa tìm thấy “một nửa” của mình. Ngoài ra, các phim Thế giới hôn nhân khai thác sâu chuyện ngoại tình với những tổn thương của người trong cuộc và con cái; Cuộc chiến thượng lưu lại xoáy sâu vào những mâu thuẫn, tranh đấu bảo vệ quyền lực, khẳng định vị trí của bản thân và các hình thức thể hiện, khoe mẽ bản thân.
“Tiệc trăng máu” nhanh chóng cán mốc doanh thu 100 tỉ đồng
Trailer phim
Đổi mới để không đối tượng nào bị bỏ quên
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết, ở Tiệc trăng máu, anh được làm những thứ chưa từng làm, đó là một bộ phim hoàn toàn là những nhân vật ở độ tuổi 40. Anh thấy hứng thú bởi cho dù chỉ xoay quanh 7 nhân vật trên bàn tiệc, nhưng lại bộc lộ hết những mâu thuẫn thú vị, khiến khán giả xem phim sẽ có suy ngẫm ở một tầng sâu hơn. “Thị trường phim Việt còn thiếu những bộ phim dành cho lứa khán giả trung niên. Cuộc sống chứa đựng muôn vàn vấn đề dành cho nhiều độ tuổi khác nhau, và đối tượng nào cũng có “ngóc ngách” riêng để đạo diễn khai phá, quan trọng là mình có tìm được chìa khóa để làm nên một bộ phim hay”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ.
Cùng quan điểm này, đạo diễn, nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh cũng cho rằng, đối tượng khán giả lớn tuổi có nhiều vấn đề hấp dẫn có thể khai thác. “Thực tế, khán giả Việt Nam luôn hào hứng với những “drama” tràn lan trên màn ảnh như: Chuyện người thứ ba, đánh ghen, start-up, bán hàng đa cấp, làm giàu nhanh, chuyện làm ăn đổ vỡ, rồi thị phi giới tính, nuôi dạy con và giữ lửa gia đình… Những câu chuyện đó chính là cuộc sống thực của chúng ta mỗi ngày chứ không phải chỉ có trên mặt báo”, anh nói.
Phan Gia Nhật Linh tâm sự: “Trong những cuộc trà dư tửu hậu, tôi không ít lần nghe chuyện người này có “sugar baby”, người kia có bồ nhí và coi nó như một thứ “bình thường mới” mà với tôi, một người chưa có gia đình thấy thật kỳ lạ. Tôi cũng có những người bạn đi làm ăn, bán hàng đa cấp và lôi kéo cả bạn bè, gia đình mình vào vòng xoáy đó, có người tiền mất tật mang, có người mất hết bạn bè, làng xóm… Với người “có tật giật mình” thì sẽ thấy “may quá chuyện này chưa xảy ra với mình”, với người trong sạch thì có thể thấy hả hê “đáng đời những người gian dối”. Cả chuyện giới tính, bạn nghĩ rằng xã hội đã cởi mở hơn nếu nhìn vào thế giới showbiz, nhưng thật ra, với những người bình thường thì việc có được sự chấp nhận từ gia đình và bạn bè vẫn chưa hề dễ dàng”.
Nói thêm về đề tài này, đạo diễn Mai Hiền cho rằng việc đổi mới đề tài là cần thiết. “Luôn luôn tìm kiếm sự mới mẻ là điều mà chúng tôi, những người làm phim truyền hình hướng tới. Song song với đề tài về hình sự, tuổi trẻ lập nghiệp, chúng ta cũng có những phim đề tài hôn nhân gia đình hấp dẫn bởi sự gần gũi. Không chỉ vậy, chúng tôi cũng đã có kế hoạch sản xuất phim về nhân vật chính là những người già. Phim truyền hình mục đích là hướng tới khán giả đại chúng nên dù nói về đối tượng nào chúng tôi cũng hướng tới cách kể chuyện có thể có được sự đồng cảm và đón nhận của khán giả trẻ. Sẽ không có đối tượng khán giả nào bị bỏ quên”, đạo diễn phim Người phán xử, Hồ sơ cá sấu, khẳng định.
"Tiệc Trăng Máu": Không chỉ có Thu Trang làm "trùm cuối", Hoài Linh - Mỹ Tâm - Lan Ngọc - Ngô Kiến Huy cũng làm cameo
Tuy chỉ lộ giọng nói nhưng các diễn viên khách mời gồm Hoài Linh, Mỹ Tâm, Lan Ngọc, Ngô Kiến Huy vẫn làm khán giả của "Tiệc Trăng Máu" thích thú.
Đúng như kỳ vọng, sau 2 ngày chiếu sớm đầu tiên, "bom tấn" Tiệc Trăng Máu đã làm rung chuyển màn ảnh Việt. Hàng ngàn lời khen từ nghệ sĩ, khán giả đã được gửi đến đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh cùng các diễn viên Thu Trang - Thái Hòa - Kaity Nguyễn - Kiều Minh Tuấn - Hồng Ánh - Hứa Vĩ Văn - Đức Thịnh. Trong đó, Thu Trang với cảnh quay "tốc váy" và những mảng miếng hài duyên dáng là gây ấn tượng nhất.
"Tiệc Trăng Máu" nhận nhiều lời khen vì nội dung hấp dẫn và dàn cast đồng đều.
Thế nhưng không dừng lại ở đó, bộ phim còn là "bữa tiệc" giải trí hấp dẫn với sự tham gia của dàn khách mời (cameo) đều là những tên tuổi hàng đầu showbiz hiện tại. Hữu Châu - Hoài Linh - Mỹ Tâm - Ninh Dương Lan Ngọc - Trúc Nhân - Ngô Kiến Huy là những nghệ sĩ làm cameo cho dự án này.
Các khách mời nổi tiếng lần lượt xuất hiện trong những "vai diễn" giấu mặt, chỉ lộ giọng qua điện thoại nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Những nhân vật phụ như bạn trai cũ, người thân, người yêu giấu mặt, người thứ ba, bạn thân đều là mấu chốt tạo ra mâu thuẫn cho nhóm nhân vật chính, từ đó thúc đẩy tình tiết phim trở nên cao trào và bùng nổ hơn.
Thu Trang.
Đây cũng là lần hiếm hoi mà các nghệ sĩ này nhận lời góp giọng trong một tác phẩm điện ảnh bởi đây đều là những người bạn thân thiết của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trong nhiều năm qua.
"Ngọc nữ" Ninh Dương Lan Ngọc là nhân tố có câu chuyện đầy éo le, gây chia rẽ tình cảm của một cặp đôi trong phim. Danh hài Hoài Linh thủ vai người cha của một trong các nhân vật trên bàn tiệc. Còn "chàng Bắp" Ngô Kiến Huy thì hóa thân trong một vai diễn vô cùng "lầy lội", hứa hẹn đem lại nhiều sự bất ngờ cho khán giả. Ngoài ra, Mỹ Tâm cũng góp giọng với vai diễn Hồ Xuân Hương.
Lan Ngọc.
Hoài Linh.
Mỹ Tâm.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng lý giải việc anh mời nhiều nghệ sĩ nổi tiếng góp giọng trong phim của mình rằng: "Dù đây chỉ là những vai phụ, không lộ diện, tôi vẫn muốn khán giả thích thú khi giọng nói của các nghệ sĩ thân thuộc vang lên. Bởi những đoạn thoại này đều đóng vai trò rất quan trọng trong phim". Anh kỳ vọng với giọng nói truyền cảm của các ngôi sao sẽ khiến những mẩu chuyện hỷ nộ ái ố, vừa bi vừa hài phát ra từ chiếc điện thoại trở nên giàu cảm xúc và lôi cuốn hơn.
Phim Việt: Áp đảo thị trường cuối năm Trái với tình hình ảm đạm tại những thị trường điện ảnh lớn của thế giới như Bắc Mỹ và châu Âu, một loạt bộ phim từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan sẽ "đổ bộ" rạp chiếu Việt Nam vào quý IV/2020. Không nằm ngoài dòng chảy này, nhiều phim Việt đa dạng về chủ đề và màu...