Phim kinh dị Hàn Quốc xuất ngoại
Theo kênh KBS, nhiều bộ phim điện ảnh kinh dị của Hàn Quốc đang trong giai đoạn chuẩn bị ký hợp đồng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Đầu tiên, bộ phim Warning: Do Not Play (tạm dịch Lời cảnh báo) của đạo diễn Kim Jin-won dù bị cấm trình chiếu ở trong nước, nhưng với đề tài khá độc đáo, thu hút sự kỳ vọng của các phòng chiếu phim ngoài nước.
Bộ phim bắt đầu được công chiếu ở Singapore vào ngày 29-8 và dự kiến sớm ra mắt tại Việt Nam, Malaysia, Myanmar. Hơn thế, bộ phim còn đang được xúc tiến ký kết hợp đồng xuất khẩu ra các nước như Mỹ, Canada, Anh.
Bên cạnh đó, bộ phim Metamorphosis (tạm dịch Lột xác) của đạo diễn Kim Hong-seon, dự kiến ra mắt tại Hàn Quốc vào ngày 21-8, cũng đã được bán ra 45 nước. Đây là bộ phim kinh dị về đề tài gia đình được dự đoán sẽ thu hút sự hưởng ứng của các khán giả trên toàn thế giới.
Theo ggp.org.vn
10 bộ phim kinh dị Hàn Quốc "nặng đô" không thua kém Hollywood, khiến người xem ám ảnh không thể bỏ qua
Khác với các bom tấn của "đế chế kinh dị Hollywood", những bộ phim kinh dị ở Châu Á, và đặc biệt là Hàn Quốc luôn mang đến sự đáng sợ ngay từ cốt truyện và ý nghĩa ẩn sau đó.
Phim kinh dị Hàn Quốc không giống với những bộ phim tình cảm "màu hồng" mà nhiều người vẫn thường nhận định về giới phim ảnh ở xứ sở củ sâm. Nó gây chú ý từ cốt truyện độc đáo, dễ dàng ám ảnh người xem trong một thời gian dài. Và hơn hết, ở Châu Á với đầy những truyền thuyết huyền ảo chính là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim kinh dị thử sức. Những bộ phim kinh dị Hàn Quốc sau đây là minh chứng cụ thể cho điều đó. Không những thu hút người xem bởi hiệu ứng u ám, mà còn tạo nên ấn tượng khó có thể lãng quên mỗi khi xem xong!
Gonjiam: Haunted Asylum (2018) (tạm dịch: Bệnh viện ma ám)
Poster phim "Gonjiam: Haunted Asylum"
Đây được mệnh danh là bộ phim kinh dị đáng sợ bậc nhất Hàn Quốc đã được sản xuất và phát hành năm 2018. Bộ phim Gonjiam: Haunted Asylum lấy chủ đề khai thác về một nhà tị nạn của bệnh nhân tâm thần bị bỏ hoang và lời đồn ma ám.
Bộ phim được xem là một trong những hiện tượng phòng vé dẫn đầu ở Hàn Quốc vào năm 2018 với lợi nhuận thu về gần 20 tỉ won (khoảng 420 tỉ VNĐ) trong thời gian công chiếu với hơn 2.6 triệu khán giả đến rạp. Câu chuyện gây ám ảnh được nói về một nhóm bạn trẻ đã quyết tâm đi khám phá bệnh viện Gonjiam để ghi hình về những hiện tượng siêu nhiên theo lời đồn. Điểm gây chú ý của bộ phim chính là được quay hình ngay tại bệnh viện tâm thần Gonjiam ở Gwangju - nơi nổi tiếng là một trong những địa điểm đàn áp người biểu tình dưới thời độc tài của Park Chung Hee cùng những truyền thuyết về ma quỷ.
The Wailing (2016) (tạm dịch: Tiếng than)
Câu chuyện của "The Wailing" thu hút sự chú ý của nhiều khán giả bởi nó ẩn chứa nhiều khía cạnh về văn hoá Hàn Quốc được hoà trộn rất tự nhiên vào bên trong cốt truyện. Tại Liên hoa phim Cannes 2016, "The Wailing" cũng là một trong 3 bộ phim được trình chiếu tại hạng mục không tranh giải và được khán giả vỗ tay không ngớt sau khi kết thúc.
Video đang HOT
Không giống như những bộ phim kinh dị khai thác về đề tài nhiễm bệnh, "The Wailing" thu hút ánh nhìn của khán giả bởi cái không khí nặng nề đến từ nhiều hình thái từ hình sự, tâm linh, tâm lý tội phạm đến thế giới siêu nhiên của những pháp sư nơi ngôi làng hẻo lánh Gokseong phải chịu đựng. Đây có thể được xem là phim kinh dị mang đậm màu sắc tâm linh văn hoá cổ đại ở Hàn Quốc, cũng là một trong những điều khiến người xem tò mò tìm hiểu mãi không thể dứt ra.
The Silenced (2015) (tạm dịch: Ngôi trường ma quái)
Mọi chuyện trong "The Silenced" bắt đầu diễn ra khi một cô gái vừa chuyển đến ngôi trường nội trú cũ kỹ dưới thời Triều Tiên và cô đột nhiên phát hiện ra sự mất tích bí ẩn của một vài học sinh khác. Bộ phim mở ra nội dung gây ám ảnh khi cô bé gái ấy từ từ tìm hiểu và lần theo dấu vết của những người bạn mình để lại để khám phá bí ẩn đằng sau ngôi trường này.
Bộ phim còn được đề cao khi không chỉ đơn giản là một bộ phim kinh dị ám ảnh thông thường. Mà quan trọng hơn, nó còn đề cập đến những phương pháp thí nghiệm y học vô nhân đạo lên chính những đứa trẻ chỉ để phục vụ cho những tham lam, mục đích cá nhân của người lớn. "The Silenced" nhận được rất nhiều lời khen ngợi vì giá trị nhân văn đằng sau những phân cảnh kinh dị doạ người.
Don't Click (2012) (tạm dịch: Đừng nhấn/ Trò chơi ma quái)
Ngay từ tựa đề của bộ phim, có lẽ nhiều người cũng phần nào đoán được nội dung mà câu chuyện kinh dị này tập trung khai thác. Mặc dù ra đời từ khá sớm nhưng "Don't Click" đã nhắm vào một trong những vấn nạn lớn nhất của xã hội hiện nay, liên quan đến mạng xã hội.
Bộ phim bắt đầu khi một video bí ẩn với nội dung cảnh cáo người xem về cái chết bị nguyền rủa, "Don't Click" đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và cho rằng, đây chính là một bộ phim kinh dị có đầu óc nhất của năm.
White: Melody of the Curse (2011) (tạm dịch: Giai điệu của lời nguyền)
Poster "White: Melody of the Curse"
Sự ghi điểm của "White: Melody of the Curse" chính là nội dung nhắm vào chính nền công nghiệp thần tượng đầy cạnh tranh ở Hàn Quốc. Thế giới Kpop "màu hồng" nhưng đằng sau đó lại ẩn chứa nhiều hiểm nguy đã vô cùng gần gũi với mọi người.
Lấy hình ảnh ẩn dụ về thế giới kinh dị nhưng lại làm bật lên được một cuộc sống không khác nào địa ngục của chính các thần tượng Kpop với những bon chen, ganh ghét, hãm hại lẫn nhau. Bộ phim không những tạo nên những phân cảnh ám ảnh đáng sợ về cái chết của những nữ thần tượng, mà nó còn mang theo bản chất bi thương, lột tả chất nhân văn đầy sống động bên trong nội dung của cốt truyện.
Death Bell (2008) (tạm dịch: Hồi chuông tử thần)
Không kể về những câu chuyện sâu xa hay phức tạp, "Death Bell" chỉ cần một khung cảnh gần gũi như những buổi kiểm tra ở trường cũng đủ khiến khán giả phải thức trắng đêm vì ám ảnh. Dường như sợ hình ảnh về những bài kiểm tra giữa kỳ ở tuổi học sinh chưa đủ tệ, nhà làm phim một lần nữa khếch đại nó ra gấp 10 lần.
Một vụ thảm sát hàng loạt của 20 học sinh trong cùng một lớp học khiến khán giả phải nhiều lần ngẫm nghĩ về những áp lực ngay chính việc học hành thi cử ở trường lớp. Bộ phim thành công khi đưa khán giả đi từ những hồi hộp này đến ám ảnh khác mà không một phút giây nào ngừng nghỉ khiến người xem hầu như đều chìm đắm vào mạch cảm xúc của câu chuyện. Bộ phim đã để lại cho người xem nhiều vấn đề liên quan đến vấn nạn áp lực bài vở đã dẫn đến kết cục bi thương vẫn ngày đêm gây nhức nhối ở Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á khác.
Cinderella (2006) (tạm dịch: Gương mặt giả)
Đây là một trong những bộ phim kinh dị kinh điển ở điện ảnh Hàn Quốc. Bộ phim lấy đề tài về vấn nạn lạm dụng công cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tràn lan để có thể thay đổi dung mạo vốn có. Ngay khi ra mắt, "Cinderella" đã khiến người xem phải thán phục bởi cách khai thác nội dung mới mẻ và đầy táo bạo.
Bộ phim đánh động đến suy nghĩ của khán giả về những giá trị lớn lao của dung mạo tự nhiên con người và sự trả giá cho một sự xinh đẹp giả tạo gây ám ảnh. Sự ám ảnh của nhân vật chính về câu nói: "Tôi sẽ làm cho bạn trở nên xinh đẹp"cũng chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Witch Board (2004) (tạm dịch: Bút tiên)
Ngoài cái tên "Witch Board", bộ phim còn được biết đến cái tên gọi "Bunshinsaba" là một loạt phim liên quan đến vấn đề tâm linh cầu cơ nổi tiếng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn cả các nước Châu Á khác.
Bộ phim được thực hiện dưới bàn tay tài hoa của vị đạo diễn Ahn Byeong Ki, người từng đứng sau bộ phim kinh dị The Phone 2. Bộ phim xoay quanh câu chuyện của một nữ sinh vừa chuyển đến ngôi trường mới và trở thành trò đùa của các bạn học. Vì oán hận, cô đã tìm cách lập nên lời thề để có thể nguyền rủa những người bạn đó và những cái chết tàn khóc, hàng loạt bắt đầu diễn ra. "Witch Board" đề cập đến văn hoá tín ngưỡng tâm linh huyền bí của người dân Châu Á, đó là cầu cơ người chết khiến nhiều người ám ảnh trong thời gian dài.
A Tale of Two Sisters (2003) (tạm dịch: Câu chuyện hai chị em)
Poster "A Tale of Two Sisters"
Bộ phim này là một trong những bom tấn kinh dị dẫn đầu ở điện ảnh Hàn Quốc cho đến tận ngày nay mặc dù đã hơn 10 năm kể từ ngày công chiếu. Bộ phim gây ám ảnh với những tình tiết giật mình thót tim, lại vừa để lại ấn tượng sâu đậm bởi chất nhân văn bên trong đó. Đây cũng là bộ phim kinh điển ở Hàn Quốc đã thu về 12 giải thưởng lớn nhỏ tại Hàn Quốc và cả quốc tế.
"A Tale of Two Sisters" lấy cốt truyện từ một câu chuyện ở dân gian, nói về những nỗi lo ngại của một gia đình kỳ dị. 2 chị em ấy phải sống trong một căn nhà với người cha ruột và mẹ kế đều có gương mặt lạnh nhạt, vô cảm. Cùng với sự xuất hiện chập chờn của một bóng ma là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn và sự việc đau lòng giữa các nhân vật. Bộ phim cũng được làm lại thành một phiên bản khác ở Mỹ.
Whispering Corridors (1998) (tạm dịch: Lời thề)
Tại thời điểm 1998, "Whispering Corridors" là một trong những dự án thuộc thể loại kinh dị thu hút sự chú ý nhiều nhất của khán giả. Sau sự thành công đáng kinh ngạc ở phầnd đầu tiên, bộ phim đã được tiếp tục sản xuất và trở thành một series phim kinh dị nổi tiếng ở Hàn Quốc cho đến tận ngày hôm nay.
Bối cảnh của bộ phim cũng xoay quanh hình ảnh trường nữ sinh vốn quen thuộc ở Hàn Quốc và những bí ẩn về cái chết của một cô bé nữ sinh trong phòng mỹ thuật nhiều năm về trước. Từ hành trình khám phá bí ẩn, các nữ sinh đã dần tìm ra được sự thật ám ảnh kinh hoàng đằng sau đó cùng với những cái chết bất ngờ đầy u ám của các nhân vật có liên quan đến câu chuyện khiến khán giả phải rợn tóc gáy sau khi xem xong. Ý nghĩa ẩn ý đằng sau của bộ phim kinh dị này cũng khiến nhiều người suy ngẫm về những tệ nạn trong hệ thống trường học của một đất nước.
Theo yeah1.vn
'I Wanna Hear Your Song': Xuýt xoa trước vẻ đẹp sang chảnh của Park Ji Yeon (T-ARA) ở tuổi 26 Dành thời gian ngắm nhìn dung nhan tuyệt mỹ của Park Ji Yeon trong drama I Wanna Hear Your Song dưới bài viết này! Mới đây, công ty quản lý PARTNERS Park đã phát hành bộ ảnh mới về nhân vật của Park Ji Yeon (T-ara) trên cổng thông tin Naver. Hiện tại, nữ ngôi sao đang tham gia phim truyền hình I...