Phim kinh dị đáng xem của Thái Lan, Hàn Quốc
Trong bài viết ngày 8/11, Insider giới thiệu cho độc giả một số tựa phim kinh dị pha trộn yếu tố tâm lý, sinh tồn đến từ Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia.
Hồi tháng 10, tác phẩm kinh dị The Medium do Thái Lan và Hàn Quốc hợp tác sản xuất gây chú ý khán giả toàn cầu. Bộ phim được dàn dựng dưới hình thức phim tài liệu, kể về đoàn phim đối mặt những sự kiện kỳ lạ khi đi du lịch, trong đó có việc bà đồng phát hiện cháu gái bị ma nhập và tìm cách chữa trị. Theo Insider, phim có doanh thu cao thứ sáu trong năm tại Hàn Quốc sau khi ra rạp. Nếu là người hâm mộ của dòng phim kinh dị theo phong cách phim tài liệu, The Medium là bộ phim không thể bỏ qua. Ảnh: GDH 559.
Impetigore kể về cô gái mang tên Maya ( Tara Basro đóng) và người bạn đến ngôi làng với hy vọng thừa kế tài sản từ gia đình giàu có. Tuy nhiên, cô phát hiện bản thân đang là mục tiêu săn đuổi của dân làng. Họ muốn giết cô để xóa bỏ lời nguyền lâu năm. Theo Insider, Impetigore mang lại cảm giác bí ẩn và kinh hoàng. Tác phẩm của điện ảnh Indonesia là bộ phim đáng xem cho những ai thích cảm giác hồi hộp và gay cấn. Ảnh: Base Entertainment.
Train to Busan kể về chuyến đi sinh tử của Seok Woo ( Gong Yoo) và con gái ( Kim Soo Ahn đóng). Trong chuyến du lịch đến Busan để mừng sinh nhật cho con gái, anh mắc kẹt cùng những zombie đáng sợ. Ngoài yếu tố kinh dị, phim được khen ngợi vì khai thác nội tâm của nhân vật, tình cha con, tình người cảm động. Insider cho rằng đây là phim đáng xem vì có mặt Gong Yoo của Squid Game và Ma Dong Seok của Eternals. Ảnh: Next Entertainment World.
The Host của đạo diễn Bong Joon Ho lồng ghép yếu tố kinh dị và âm mưu chính trị. Việc đổ hóa chất xuống sông Hàn đã tạo ra quái vật đáng sợ tấn công, ăn thịt người dân. Một gia đình quyết chống lại sinh vật sau khi con gái họ bị bắt cóc. “Nếu là người hâm mộ Parasite hay Snowpiercer của Bong Joon Ho, đây là tác phẩm hay trước đó của anh. Phim còn có sự tham gia của Kang Ho Song – người xuất sắc trong vai ông bố của gia đình ‘ký sinh’ trong Parasite“, Insider viết. Ảnh: Chungeorahm Film.
The Pool kể về quá trình sinh tồn của Day dưới hồ bơi sâu 6 m. Trong lần dọn dẹp hồ bơi để chuẩn bị quay một bộ phim, Day vô tình ngủ thiếp đi trên bè. Khi tỉnh lại, anh không có cách thoát ra ngoài vì mực nước đã rút đến đáy. Trong quá trình kêu gọi sự giúp đỡ, Day thu hút sự chú ý của cá sấu hung tợn. “Nếu đang tìm kiếm bộ phim kinh dị, sinh tồn, The Pool sẽ giữ chân bạn với tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa Day và con vật đói khát”, Insider viết. Ảnh: Dark Army Studio.
Video đang HOT
The Wailing nói về ngôi làng mắc căn bệnh lạ sau sự xuất hiện của người đàn ông bí ẩn. Một sĩ quan cảnh sát vô tình bị cuốn vào câu chuyện sau khi con gái anh vào tầm ngắm của thế lực tà ác. Bộ phim được Rotten Tomatoes chấm đến 99%. Nhà phê bình David Ehrlich nhận xét tác phẩm kinh dị mang đến ám ảnh kinh hoàng bằng những màn hù dọa, nỗi sự virus ngoài đời thực có thể xảy ra với bất cứ ai và làm chúng ta mất kiểm soát, sau đó là chết dần. Ảnh: 20th Century Fox.
Phụ đề phim của Netflix xuống cấp
Sự ra đời của dịch vụ phát trực tuyến kéo theo nghề biên dịch phim phát triển. Tuy nhiên, chất lượng phụ đề phim xuống cấp vì lương thấp, thiếu chuyên nghiệp.
Theo Hollywood Reporter, sự phát triển như vũ bão của dịch vụ phát trực tuyến, loạt phim thành công như Squid Game kéo theo nghề làm phụ đề phim ăn nên làm ra.
Hiện tại, ngành công nghiệp phụ đề phim bận rộn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi số lượng phim, các chương trình truyền hình gia tăng, việc phụ đề gặp nhiều khó khăn. Bởi, không phải ai cũng am hiểu văn hóa, thuật ngữ chuyên ngành của các quốc gia khác.
Chất lượng phụ đề phim xuống cấp
Hollywood Reporter đưa tin các nền tảng phát trực tuyến đa quốc gia đang chi số tiền lớn vào phim nước ngoài. Chỉ tính riêng phim Hàn Quốc, ông lớn phát trực tuyến chi hơn nửa tỷ USD để đầu tư. Trong khi đó, HBO Max tăng lượng lớn phim quốc tế, đảm bảo khán giả toàn cầu tiếp cận phim của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Không sai khi nói dịch vụ phát trực tuyến thúc đẩy sự giao lưu quốc tế, đặc biệt văn hóa nước khác tại thị trường sử dụng tiếng Anh.
Tuy nhiên, những người trong ngành công nghiệp cho rằng chính các ông lớn phát trực tuyến khiến thị trường phụ đề xuống cấp. Lương thấp, lượng công việc lớn dẫn đến chất lượng phụ đề các phim giảm.
Chính điều đó dẫn đến hệ lụy dịch sai nội dung phim, ý nghĩa câu nói và gây phản cảm với khán giả rành về bộ phim, văn hóa của quốc gia đó.
Khi được hỏi về việc kiểm soát chất lượng phụ đề, đại diện của Netflix nói: "Chúng tôi thừa nhận phần phụ đề và lồng tiếng của Netflix chưa phải là tuyệt vời. Chúng tôi không ngừng làm việc để cải thiện".
Người trong ngành lại cho rằng người làm phụ đề luôn đối mặt thách thức. Thông thường, họ phải dịch câu thoại với số lượng chữ tương tự, khớp với phần tiếng, đồng thời phải đảm bảo ý nghĩa, không làm ảnh hưởng đến hành động của nhân vật.
Cảnh tách kẹo nổi tiếng trong bộ phim Squid Game. Ảnh: Netflix.
Điều đó tưởng là dễ nhưng thực tế không phải. Khi dịch phim nước ngoài, người làm phụ đề khó khăn vì không am hiểu văn hóa quốc gia đó.
Tại các quốc gia châu Á, họ có cách xưng hô riêng dành cho anh chị em, cô dì chú bác. Những đại từ xưng hô đó đôi khi cũng áp dụng cho người ngoài gia đình. Điều đó gây đau đầu cho đội dịch thuật khi muốn chuyển sang tiếng Anh.
Điều đó xảy ra với Squid Game. Trong tiếng Hàn, "oppa" được phụ nữ dùng để gọi anh trai, người đàn ông lớn tuổi hơn, đôi khi từ này có thể gọi người già, trẻ em. Trong khi đó, "ajumma" dùng để chỉ người phụ nữ trung niên đã kết hôn, đôi khi dịch sang tiếng Anh là "bà".
Với thành công của Squid Game, Netflix buộc phải chịu cảnh bị soi xét. Siêu phẩm của ông lớn phát trực tuyến làm nhớ đến thành công của Parasite.
Để giới thiệu phim ở Hollywood, đạo diễn Bong Joon Ho mời Darcy Paquet - nhà phê bình phim, giảng viên và diễn viên thành thạo hai ngôn ngữ, hiểu rõ văn hóa Hàn Quốc - để hỗ trợ phần phụ đề phim.
"Tôi thảo luận nhiều với Bong Joon Ho khi dịch phim Parasite. Anh ấy hiểu rõ tầm quan trọng của việc dịch đúng nghĩa nên chúng tôi cùng thảo luận, xem đoạn nào cần nhấn mạnh nhưng đảm bảo ý nghĩa câu thoại", Paquet nói.
Tuy nhiên, sự chú ý từng chi tiết, sự hợp tác giữa đội dịch thuật và đạo diễn là điều hiếm thấy, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển mạnh của dịch vụ phát trực tuyến.
"Các công ty thường chú ý đến những loạt phim có tiềm năng thành công. Tuy nhiên, với lượng lớn phim khổng lồ đang phân phối, họ không thể duy trì chất lượng cho mọi sản phẩm", một biên dịch viên người Hàn Quốc nói.
"Điều đó dễ nhìn thấy ở Kingdom - Vương triều xác sống. Sau khi phần một lan tỏa toàn cầu, chất lượng dịch thuật ở phần hai tốt hơn hẳn", cô nói thêm.
Biên dịch viên được trả 225 USD cho một bộ phim địa phương phát trực tuyến dài 110 phút. Theo cô, với mức lương thấp như vậy, phần dịch thuật kém chất lượng là điều dễ hiểu.
Bất cập của nghề biên dịch
Theo Jason Gray, nhà sản xuất làm việc tại Loaded Films, phụ đề ở Nhật Bản được xem là bộ phận then chốt để kiếm tiền từ khán giả. Tuy nhiên, từ khi Netflix ra mắt ở Nhật năm 2015, số tiền trả cho đội biên dịch giảm mạnh, kéo theo chất lượng giảm.
Cựu biên dịch viên (giấu tên), người hiện là giảng viên phụ đề tại trường cao đẳng ở Tokyo nói: "Người có kinh nghiệm lâu năm bị giảm 25% lương, trong khi dân tập sự bị giảm một nửa số tiền phụ đề cho một bộ phim. Biên dịch viên được trả khoảng 300 USD/tập phim dài một giờ, trong khi trước đây là gấp đôi".
Tại Nhật Bản, lượng lớn người làm phụ đề là cộng tác viên thuê ngoài, người làm biên dịch tự do. Điều đó dẫn đến tình trạng trả phí thấp cho nhân công, làm chất lượng dịch thuật giảm.
"Tại sao tập đoàn trị giá hàng tỷ USD như Netflix lại thuê nhân công ngoài thay vì tuyển nhóm có chuyên môn để đảm bảo chất lượng phim?", một người trong ngành nói.
Tạo hình của Ju Ji Hoon trong Vương triều xác sống. Ảnh: Netflix.
Tại Pháp, luật điện ảnh, truyền hình quy định người làm phụ đề được thừa nhận và xuất hiện trong phần danh đề ở cuối phim. Họ được tôn trọng và được xem là người sáng tạo tác phẩm, mang về doanh thu nhờ dịch sang tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên, quốc gia châu Âu không thoát khỏi vòng xoáy của dịch vụ phát trực tuyến. Sự phát triển mạnh mẽ của Netflix, HBO Max... làm ảnh hưởng đến ngành phụ đề.
Isabelle Miller, chủ tịch ATAA - Hiệp hội các dịch giả lồng tiếng và phụ đề ở Pháp - nói: "Phát trực tuyến mang lại nhiều việc hơn nhưng lương giảm và chất lượng cũng đi xuống".
Với phim của các quốc gia có ngôn ngữ chưa phổ biến, tiêu biểu là Hàn Quốc, bản dịch của các tác phẩm thường dịch lại từ bản dịch tiếng Anh.
Khi chiếu tại Pháp, Squid Game được dịch từ bản tiếng Anh. Điều đó khiến bản tiếng Pháp không thể tránh khỏi sai sót. "Tất nhiên, mọi sai sót đều bị đổ lỗi cho người Pháp", Miller nói.
Theo Miller, Netflix và các công ty lớn không tốn nhiều chi phí cho các bản dịch chất lượng cao. "Nếu không trả tiền cao hơn cho đội ngũ biên dịch để họ dịch đúng cách, thì họ có đáng sản xuất phim không?", Miller nói.
'The Medium' - phim về văn hóa tâm linh Thái Lan Phim kinh dị gây ám ảnh người xem bằng những thước phim giả tư liệu, khai thác hoạt động tâm linh ở vùng ngoại ô Thái Lan. Tác phẩm được ra mắt vào mùa hè 2021 với sự tham gia của nhà sản xuất, biên kịch người Hàn Na Hong Jin - đạo diễn của The Wailing - và nhà làm phim Thái...