Phim hay nhất Oscar 2014 chính thức ra rạp Việt
“ 12 Years a Slave” chính thức có mặt tại rạp chiếu Việt Nam vào ngày 23/5 tới.
Sau khi giành giải thưởng lớn nhất Oscar 2014 cùng vô số giải thưởng khác trong năm vừa qua, bộ phim 12 Years a Slave (12 năm nô lệ) của đạo diễn Steve McQueen sẽ chính thức có mặt tại các rạp chiếu Việt vào cuối tháng 5 này.
Phim được xây dựng dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên kể về cuộc đời của Solomon Northup, một người đàn ông da đen tự do bị bắt cóc ở Washington và trở thành nô lệ trên một đồn điền thuộc bang Louisiana trong suốt 12 năm. Trong quãng thời gian dài sống cuộc sống một người nô lệ, bị tước đi hầu hết các nhân quyền tối thiểu và chịu đựng vô số đòn roi đến từ những địa chủ da trắng, Solomon Northup đã thay đổi từ một người đàn ông hiền lành trở thành một người đầy ắp nỗi đau lẫn mong muốn tự do.
“Tôi từng là một người tự do” – câu nói mà ông dùng để miêu tả mình thể hiện sự cay đắng lẫn oán hận những kẻ đã cướp đi cuộc sống vốn dĩ thuộc về ông, nhưng đồng thời cũng thể hiện khát khao mãnh liệt muốn trở lại những tháng năm được sống theo mong muốn của chính mình, thay vì tồn tại dưới ách áp bức của những chủ nhân vô cảm.
12 Years a Slave không chỉ được tụng ca là bộ phim hay nhất về đề tài nô lệ trong nhiều năm qua, mà còn giúp khai sinh ra tên tuổi nữ diễn viên da màu Lupita Nyong’o – cô gái dã khiến cả Hollywood sửng sốt ở Oscar 2014 khi nhận giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất – bên cạnh một bài phát biểu vô cùng xúc động.
Với tất cả những điều trên, 12 năm nô lệ hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm vừa cổ điển, vừa sâu lắng, mạnh mẽ và đầy tính nghệ thuật cho khán giả. Phim sẽ được khởi chiếu từ ngày 23/5.
Video đang HOT
Một số hình ảnh đẹp từ “12 năm nô lệ”
Theo Trithuctre
Giải mã thành công của nhà vô địch Oscar 2014: "12 Years a Slave"
"12 Years a Slave" là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới trong thời gian qua không phải vì hàng tá giải thưởng, trong đó có Oscar 2014, mà vì sức lay động kinh người, chạm đến trái tim khán giả.
Cho dù Abraham Lincoln - tổng thống đời thứ 16 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bãi bỏ chế độ nô lệ từ thế kỷ thứ 19, rồi sau này các cá nhân kiệt xuất như Martin Luther King, Malcolm X đã đấu tranh không biết mệt mỏi cho người da màu, nhưng đến tận ngày hôm nay nạn phân biệt chủng tộc vẫn là nỗi đau nhức nhối ngay trong lòng nước Mỹ. Năm 2013 vừa qua, chẳng phải ngẫu nhiên mà có tới ít nhất ba tác phẩm điện ảnh cùng nói về vấn đề chủng tộc hoặc liên quan tới người da màu là Lee Daniels' The Butler, Mandela: Long Walk to Freedom và 12 Years a Slave.
Sau khi đoạt giải cao nhất tại LHP Toronto hồi tháng 9 năm ngoái, rồi cùng hàng loạt giải thưởng quan trọng khác như giải Quả cầu vàng, Giải tinh thần độc lập và đặc biệt là giải Oscar, 12 Years a Slavemau chóng trở thành một trong những tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới. Quả thực, không phải vì hàng tá giải thưởng kể trên, không chỉ vì dàn diễn viên thượng thặng tham gia mà còn vì bộ phim có sức lay động kinh người, chạm đến trái tim của khán giả.
Là một người tự do, được người dân trong vùng kính trọng vì nhân cách cũng như tài năng nhưng trong một lần tới Washington biểu diễn violin, Solomon Northup (Chiwetel Ejiofor) bị lừa bán trở thành nô lệ. Bộ phim kể về cuộc hành trình giành lại sự tự do của Solomon Northup trong suốt quãng thời gian không tưởng 12 năm. Hơn một thập kỷ đó, anh làm việc, phục vụ cho rất nhiều người chủ, trải qua vô vàn gian khổ, chứng kiến không biết bao nhiêu sự việc chết chóc, đồng cảm với số phận của những con người bất hạnh.
Chân thực, đáng sợ nhưng cũng đầy rung động, bộ phim đưa người xem đi từ cung bậc cảm xúc này tới cung bậc cảm xúc khác. Vốn thuộc thể loại tiểu sử nhưng 12 Years a Slave cũng mang yếu tố lịch sử do bối cảnh được diễn ra trong một quãng thời gian dài, vô cùng hà khắc và tàn khốc đối với người da màu.
12 Years a Slave có nhiều cảnh lột tả trần trụi về chế độ nô lệ. Tính mạng của con người thậm chí chẳng đáng giá một xu, chẳng bằng một con vật nuôi. Không gì có sức lay động hơn, đánh vào tâm trí người xem hiệu quả hơn những cảnh miêu tả chân thực.
Điểm đặc biệt ở 12 Years a Slave là cách đạo diễn Steve McQueen xây dựng nhịp điệu riêng cho bộ phim. Nếu như trong các tác phẩm khác, người đạo diễn có thể lấy các chi tiết trong câu chuyện, âm nhạc, ánh sáng để xây dựng không khí thì ở 12 Years a Slave, Steve McQueen lại sử dụng đến tiếng động, lời thoại, bài hát để tạo nên nhịp điệu. Trường đoạn khi Solomon làm việc trên tàu chứng kiến cái chết của người bạn mới quen hay trường đoạn anh làm việc cho ông chủ Ford, Edwin Epps đều có điểm nhấn riêng biệt về tiếng động, thoại.
Hiếm có một tác phẩm nào quy tụ một dàn diễn viên hùng hậu mà diễn xuất đồng đều như 12 Years a Slave. Từ diễn viên chính Chiwetel Ejiofor cho tới các diễn viên phụ như Michael Fassbender, Lupita Nyong'o, Pau Dano, Benedict Cumberbatch đều vào vai cực tốt. Bên cạnh tài năng của chính diễn viên thì có thể thấy vai trò chỉ đạo diễn xuất của Steve McQueen giỏi đến thế nào.
Ở12 Years a Slave có một sức mạnh đáng sợ. Sức mạnh khiến mọi đối thủ khác phải chùn chân ở mọi cuộc đua giải thưởng. Sức mạnh từ nội dung của bộ phim và đặc biệt là sức mạnh của nhân vật chính Solomon trong việc giành lại tự do.
12 Years a Slave là tuyệt phẩm không thể bỏ qua.
Theo Trí thức trẻ
"12 Years a Slave": Ai cũng xứng đáng được sống! "12 Years a Slave" đã gây tiếng vang khi giành giải Phim hay nhất tại Oscar 2014. "Ai cũng xứng đáng được sống, chứ không chỉ là tồn tại" - lời phát biểu trong xúc động của đạo diễn Steve McQueen khi nhận giải Phim xuất sắc nhất Oscar 2014 cũng chính là thông điệp xuyên suốt của 12 Years a Slave. Tác...