Phim hay mới “cứu” được điện ảnh Việt hậu COVID-19?
Làm thế nào để phục hồi nền điện ảnh Việt hậu COVID-19, đó là một bài toán đau đầu đối với các nhà làm phim và phát hành ở Việt Nam hiện nay.
Có lẽ, điều duy nhất có thể tạo nên cú hích cho điện ảnh trong thời điểm khó khăn này, không gì khác chính là chất lượng của tác phẩm. Bài toán này, liệu sẽ được giải như thế nào khi phim Việt vẫn đang loay hoay trong “ao làng” nhà mình?
Nghề “chiếu bóng” và hành trình mang phim ảnh lên các bản vùng cao
1.Điện ảnh Việt Nam hai năm qua đã có những khởi sắc khi liên tục các kỷ lục về doanh thu phòng vé được xác lập. Phim Việt dần dần lấy lại thị phần của mình trong bối cảnh phim ngoại đang lấn lướt phòng chiếu. Nhưng từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 tạo nên một cú sốc lớn đánh vào thị trường điện ảnh vốn còn non trẻ. Trong 9 tháng qua, rạp phim “đóng băng”, nhiều phim bị hoãn chiếu, vô số dự án trong quá trình sản xuất buộc phải dừng lại.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc nội dung của CJ CGV, cho biết: “Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một con số rất thấp”. Theo ông Hải, năm 2018, số lượng phim Việt là 40, tổng doanh thu 750 tỷ đồng. Năm 2019, phim Việt có 41 phim, thu về 1253 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng theo doanh thu là 67%.
Các bộ phim trong cuộc đua doanh thu khủng năm nay đều hoãn chiếu, Trạng Tí, Thanh Sói, Lật mặt 5.
Thế nhưng trong 5 phim Việt có doanh thu lớn nhất nửa đầu năm 2020 chỉ có 1 phim hơn 100 tỷ đồng (trong khi năm ngoái, có 5 phim đều trên 100 tỷ đồng). Trong 3 tháng mùa dịch, số lượng vé bán ra tại các cụm rạp đã bị ảnh hưởng rất lớn. “Lộ trình đã vạch ra và đang thực hiện hướng đến mục tiêu điện ảnh Việt Nam sẽ có vị trí cao trên bản đồ thế giới vào năm 2025 với 120 triệu lượt khán giả đến rạp, 50% thị phần là phim Việt Nam, nay có thể bị đổ nếu tiếp diễn tình trạng này”.
Nhìn ra hai nền điện ảnh lớn trong khu vực đang phục hồi mạnh mẽ, là Trung Quốc và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhưng hai bộ phim nội địa chứ không phải phim bom tấn nước ngoài đã giúp họ “giải cứu khủng hoảng phòng vé”. Ở Hàn Quốc, bộ phim “Ác quỷ đối đầu” ( Deliver Us From Evil) vượt mặt bom tấn nước ngoài ở cuộc đua phòng vé.
Trong khi đó, bộ phim “Bát Bách” (The Eight Hundred) được xem là cứu tinh của điện ảnh Trung Quốc thời hậu COVID-19. Sau 1 tháng chiếu, “Bát Bách” không chỉ ăn khách nhất Trung Quốc năm nay mà vọt lên top 1 toàn cầu với doanh thu khủng. Rõ ràng không cần phim bom tấn Hoollywod để kích cầu thị trường.
2.Vấn đề được các nhà làm phim và quản lý ở Việt Nam quan tâm hiện nay là liệu chúng ta sẽ có những giải pháp nào để phục hồi nền điện ảnh trong bối cảnh khó khăn hiện nay? Ông Lương Công Hiếu, Tổng Giám đốc của Galaxy kêu gọi các nhà làm phim hãy dũng cảm đưa phim ra rạp bởi trong bối cảnh hiện nay, chưa có nhiều phim ngoại cạnh tranh.
Nhưng có một vấn đề tồn đọng nhiều năm qua ở thị trường điện ảnh, đó là hệ thống rạp chiếu phim gần như nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, thời gian phát hành, thời điểm chiếu phim đều bị hạn chế và áp đặt theo nhà phát hành. Theo nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh: “Để phim Việt ra rạp, các cụm rạp cần giảm phí phát hành, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này để đưa phim ra rạp”.
Trước đây, tỷ lệ ăn chia giữa nhà sản xuất và phát hành phim là 50-50, tỷ lệ này có thể giảm xuống trong bối cảnh hiện nay. Bà Ngô Thị Bích Hiền, Giám đốc BHD lo ngại: “Thời gian tới sẽ có khá nhiều phim ra rạp do đã lên lịch chiếu nhưng bị lùi. Vì thế, điều tôi quan tâm là chủ rạp sẽ lấy phần trăm thế nào, sắp xếp chiếu ra sao trong một ngày, chiếu bao lâu để khuyến khích phim Việt ra rạp lúc này”.
“Ròm” được chọn mở màn cho phim Việt hậu COVID-19.
Nếu các nhà phát hành không thiện chí và hỗ trợ phim Việt thì phim Việt vốn đã khó khăn trên con đường tìm đường đến với khán giả, giờ lại càng khó khăn hơn. Thực tế, trước đây, có một số bộ phim được giới chuyên môn đánh giá cao đã rất chật vật tìm đường đến khán giả, nhất là họ không nhận được sự hỗ trợ thiện chí từ các rạp chiếu phim. Hoặc chuyện phim Việt phát hành vào những khung giờ xấu vẫn thường xuyên diễn ra. Điều này đã được bàn thảo khá nhiều trong các cuộc hội thảo để tiến tới mục tiêu 50% thị phần là phim Việt.
Tuy nhiên, để phục hồi nền điện ảnh, ngoài những vướng mắc về vấn đề trên thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là chất lượng của các bộ phim ra rạp như thế nào. Chúng ta cần phải có những tác phẩm chất lượng, đa dạng hóa về nội dung để thu hút khán giả ra rạp. Dù khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội cho phim Việt, tận dụng quãng thời gian bom tấn nước ngoài chưa đổ bộ vào Việt Nam.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh khẳng định: “Chúng ta không nên truyền thông theo kiểu ôn nghèo, kể khổ rằng phim Việt khó khăn nọ kia, thực tế rất song phẳng. Điều chúng ta cần làm là khảo sát thị trường xem vì sao khán giả vẫn ngần ngại đến rạp. Và điều quan trọng hơn nữa là chúng ta làm những bộ phim thật hay, thu hút khá giả, mang lại niềm vui hay nỗi buồn, chạm đến trái tim khán giả, để họ không thấy phí thời gian đi xem”.
Chất lượng của phim ra rạp, đó là cứu cánh của phim Việt hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là một bài toán đau đầu đối với các nhà làm phim và cũng là một vấn đề tồn tại của điện ảnh Việt nhiều năm qua. Làm sao để phát triển và hội nhập trong khi hàng năm, lượng phim Việt đang tăng lên, nhưng không đồng nghĩa với sự tăng trưởng về chất lượng.
3. Vừa qua, Cục Điện ảnh đã phát động cuộc thi “sáng tác kịch bản phim truyện điện ảnh 2020″. Đây là cuộc thi nhằm tìm kiếm những kịch bản hay, vốn đang khan hiếm của điện ảnh Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Không có kịch bản hay, làm sao có những bộ phim chất lượng cao. Muốn có những bộ phim hay, chúng ta phải cởi trói từ chính khâu kịch bản, không né tránh các đề tài nóng.
Phim Việt nhiều năm nay chỉ loanh quanh các đề tài chiến tranh, cách mạng, thiếu nhi, bi hài, truyện kinh dị… chúng ta cần những cái nhìn gai góc hơn về xã hội đương đại để phản ánh cuộc sống hôm nay. Kịch bản là khâu quan trọng nhất để tạo nên diện mạo mới cho phim Việt trong bối cảnh hiện nay.
Đạo diễn, NSND Nhuệ Giang chia sẻ: “Muốn nâng cao chất lượng phim Việt thì phải kỹ lưỡng và đầu tư hơn nữa trong khâu kịch bản. Chẳng hạn như đề tài chiến tranh, từ lâu thế giới đã chuyển sang làm phim với góc nhìn phản chiến, chúng ta cần nhìn ở con mắt của người đương thời, nhân văn và nhiều chiều hơn, chúng ta cũng cần những tiếng nói về cuộc sống hôm nay, những góc khuất trong đời sống con người đương đại.
Những phim Việt đáng chú ý năm 2019.
Đó chính là đề tài của điện ảnh nhưng có vẻ như điện ảnh Việt đang xa rời đời sống, chỉ quẩn quanh mấy câu chuyện giản đơn, thậm chí tầm phào”. Tất nhiên, kịch bản tốt, phim hay, còn cần sự hỗ trợ của truyền thông, quảng bá và cần sự chung tay của các nhà phát hành. Những mối quan hệ tổng hòa đó nếu vận hành nhịp nhàng sẽ tạo cơ hội cho điện ảnh Việt trong thời gian tới.
Tín hiệu mừng đầu tiên là việc lựa chọn phim “Ròm” mở màn cho mùa chiếu phim hậu COVID. Phim thắng giải cao nhất tại Liên hoan phim Busan nhưng cũng lúc đó, ở Việt Nam, phim bị chịu án phạt nặng nề và cấm chiếu. “Ròm” đã chính thúc được chiếu rạp và gánh vác trọng trách “cứu tinh” rạp chiếu Việt đang “chết lâm sàng”. Rất khó để Ròm có thể làm nên một bom tấn ở Việt Nam trong thời điểm này như hai bộ phim của Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng sự lựa chọn “Ròm” ra rạp vào thời điểm này sẽ “là cú hích cho phim độc lập ở Việt Nam và mở đường cho dòng phim này tại rạp chiếu”.
Không biết “Ròm” có làm nên hiện tượng phòng vé hay không, nhưng rõ ràng điện ảnh Việt cần những bộ phim chất lượng để hồi phục sau đại dịch. Đó cũng là con đường dài hơi và cần thiết để điện ảnh Việt khởi sắc trong nước và vươn ra khu vực.
"Thằng Ròm" Trần Anh Khoa: "Xém xíu là không có Ròm rồi, sau này nhất định trở về Việt Nam để làm một bộ phim máu lửa như vậy"
Cậu bé Ròm - Trần Anh Khoa với vai diễn quá đỗi ấn tượng ấy đã "chạy" đi đâu trong thời khắc đáng nhớ nhất của Ròm tại quê nhà?
Ngày 23/9 vừa qua, Ròm đã chính thức được công chiếu tại Việt Nam. Trải qua 8 năm sản xuất ròng rã, 1 án phạt 40 triệu đồng, vô số lần kiểm duyệt và đôi lần dời ngày phát hành, Ròm - "đứa con cưng" mang số phận quá lận đận của điện ảnh Việt cuối cùng cũng đi tới đích. Nhưng khi toàn bộ diễn viên, ê-kíp làm phim và cả làng giải trí với những ngôi sao đắt giá nhất cùng đổ về sự kiện ra mắt phim Ròm thì nhân vật quan trọng nhất lại vắng mặt. Đó chính là Trần Anh Khoa - nam diễn viên chính đảm nhận vai Ròm, em trai ruột của đạo diễn Trần Thanh Huy.
Cậu bé Ròm với vai diễn quá đỗi ấn tượng ấy đã "chạy" đi đâu trong thời khắc vinh quang nhất của Ròm tại quê nhà? Trần Anh Khoa đã lên đường sang Úc du học ngành quay phim sau khi kết thúc cấp 3 và không thể trở về Việt Nam ở thời điểm này. Khi ngỏ lời muốn Khoa tự quay hình để trả lời phỏng vấn, không nhận về những hình ảnh sang trọng và đẹp đẽ của một du học sinh giữa trời tây, những gì chúng tôi nhận được còn thú vị hơn nhiều. Có lẽ cảm giác của bạn trong thời khắc bấm "play" clip phỏng vấn Khoa sẽ giống như tôi - reo lên sung sướng và đầy ngạc nhiên: " À! Thằng Ròm gầy gò, ăn nói chậm rãi và nhút nhát, bụi đời trong phim đây rồi!".
Bắt đầu đồng hành cùng Ròm từ phim ngắn 16:30 cho đến cả một bộ phim điện ảnh, nhân vật Ròm có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?
Ròm là một nhân vật rất hiền lành. Một điểm đặc trưng khiến Ròm khác với Phúc là nó sống rất tình cảm, hiểu được giá trị của gia đình và biết được như thế nào là có ba, có mẹ. Kể từ khi Ròm vụt mất mái ấm đó, nó phải mưu sinh ngoài đường trong 5 - 6 năm trời để kiếm đủ tiền đi tìm lại mái ấm từng thuộc về mình. Nhưng không may thằng Ròm là người rất tình cảm nên kèm theo đó, nó có cái tính dễ tin người.
Quá trình "ăn ngủ" và trưởng thành cùng Ròm kéo dài nhiều năm tới như vậy, bạn học được điều gì từ nhân vật của mình?
Quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, biết phân biệt cái nào đúng, cái nào sai. Không được tin người quá nhiều như thằng Ròm. Thêm một điểm mấu chốt, cũng chính là thông điệp mà bộ phim gửi đến cho khán giả là không được đứng, không được dừng. Đừng bao giờ đứng lại vì thời gian trôi rất nhanh. Tôi nghĩ mình không thể đánh mất một tuổi trẻ như thế được.
Kỷ niệm nào là đáng nhớ nhất đối với bạn trong suốt quá trình "chạy" miệt mài cùng Ròm?
8 năm là cả một khoảng thời gian rất dài nên sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp, buồn, vui. Kỷ niệm đáng nhớ nhất ở phim 16:30 là khi tôi quay ở chân cầu Nguyễn Văn Cừ cảnh khóc, dây ná đứt bắn vào chân mình. Thật ra lúc đó còn nhỏ, tôi rất sợ vì anh Huy bảo sẽ cùng tôi cầm hai đầu dây kéo ra hết sức có thể, anh ấy buông tay ra, ná bắn vào tôi là xong. Anh Huy hỏi tôi kéo mạnh chưa, tôi cứ nói là kéo mạnh rồi nhưng sợ muốn chết, có dám kéo đâu? Hên sao khi anh Huy buông tay, dây ná chỉ đập vào gò má thôi chứ chưa vào mắt.
Trước cảnh bắn ná này, tôi phải diễn một cảnh khóc nức nở. Nhưng mọi người đã tìm rất nhiều cách như mua thuốc nhỏ mắt, hành, ớt chà lên mắt tôi mà không được. Sau 1, 2 ngày quay cảnh đó không xong, ê-kíp quyết định để lại đến cuối cùng. Tới ngày quay cuối, anh Huy bảo tôi: " Thôi Khoa, còn có 2 cảnh cuối cùng à, cưng ráng diễn cho xong luôn đi, không né được nữa rồi". Tôi ráng nhớ về những điều làm mình buồn nhất trong cuộc sống, thêm anh Huy ngồi bên cạnh "mồi" thêm chuyện, tôi đã rơi nước mắt thật. Không nhớ anh Huy hay ai hỏi tôi còn diễn được nữa không, tôi vừa khóc lóc vừa trả lời: " Còn diễn được, còn khóc được, tiếp đi".
Phim ngắn 16:30 là thế, còn kỷ niệm đối với phim Ròm đã nằm ở mỗi nơi tôi đi qua: đường ray tàu hoả, cầu Thủ Thiêm, Bình Hưng Hoà hay những khu phố ở quận 8. Các bạn để ý sẽ thấy trong phim Phúc mang giày, Ròm mang dép. Mỗi lần dí thằng Phúc là không thể nào không rớt đôi dép được. Nhưng khi bàn chân chạm xuống đất chứ không phải đôi dép, tôi bị ghẻ, những vết thương cũng xuất hiện nhiều. Tôi cũng bị cận mà không được đeo kính nên chạy ngoài đường như một thử thách vậy. Cứ diễn 1, 2 cảnh lại bị thương, chảy máu một lần đến mức mấy anh trong đoàn bảo: " Tú có bao giờ chảy máu nhiều như Khoa đâu?".
Cuộc sống sinh hoạt thường ngày có ảnh hưởng đến quá trình diễn xuất của bạn không? Bởi theo đạo diễn Trần Thanh Huy, Ròm được xây dựng nên từ câu chuyện của những người dân lao động, từ thực tế cuộc sống xung quanh anh trai bạn rất nhiều.
Tôi nghĩ không nhiều thì ít, những trải nghiệm thực tế có ảnh hưởng đến diễn xuất của tôi, dù tôi không nhớ cụ thể đó là câu chuyện hay trường hợp nào. Nhưng khi làm phim, không được để cảm xúc thực tế ảnh hưởng quá nhiều vì nó sẽ khiến mình không kiểm soát được tốt thứ mình đang làm. Diễn thì phải "bung" cảm xúc nhưng không được "bung" quá đâu, phải có kinh nghiệm điều khiển cảm xúc.
Trở thành diễn viên chính trong một bộ phim do anh trai ruột làm đạo diễn và biên kịch, bạn từng có lợi thế gì không?
Đương nhiên 2 anh em chúng tôi đều giúp đỡ lẫn nhau để làm xong việc. Ở phần tiền kỳ, tôi cũng phụ anh Huy đi tìm bối cảnh, diễn viên. Sau khi đóng phim xong, tôi phụ anh ấy làm phần hậu kỳ. Tất cả quá trình đó nhằm đi đến bước quan trọng nhất là dựng thành những thước phim mà các bạn xem bây giờ.
Cái lợi ích tôi thích nhất là vì ông anh mình làm đạo diễn, nếu tò mò cái này, cái kia trong đoàn phim thì cũng dễ dàng, thoải mái tìm hiểu hơn. Ví dụ tôi tới xin mượn, mày mò, ngắm thử máy quay phim Ròm. Phim Ròm có rất nhiều máy quay khác nhau vào các thời điểm, đó là những thiết bị mà chắc chắn sau này tôi sẽ sử dụng khi làm nghề.
Thế còn gia đình thì sao? Ba mẹ bạn có phản đối khi hai anh em theo đuổi một dự án dài hơi... hơn mức cho phép như Ròm.
Vào khoảng thời gian chúng tôi làm 16:30 và Ròm thì gia đình đã chấp nhận cho anh Huy làm nghề đạo diễn và tôi được theo nghề rồi. Trước đó, anh Huy đã phải vượt qua khó khăn và định kiến của những người lớn tuổi trong nhà về nghề đạo diễn, diễn viên. Mẹ luôn là người ở bên anh Huy, lắng nghe con mình thật sự muốn làm nghề gì, sẽ thành công trong nghề gì chứ không bắt buộc con cái phải theo ý mình.
Hồi xưa xém xíu nữa là nhà nội cho anh Huy đi học đá banh, làm cầu thủ rồi. Nhưng mẹ tôi thấy anh Huy không thích nên tự đi tìm hiểu nghề này. Có một câu chuyện rất vui là mẹ tôi đã kiếm mấy vai quần chúng đóng thử, còn rủ bạn thân xuống Vũng Tàu quay 2, 3 bộ phim lận. Phim còn nổi tiếng và được chiếu trên TV đấy! Sau khi đóng vai quần chúng, mẹ tôi thấy nghề này đáng làm và có thể phát triển từ thời điểm ấy, nên mẹ quyết định cho anh Huy đi học đạo diễn luôn.
Hiện tại, bạn đang theo học ngành quay phim tại Úc. Quá trình tham gia Ròm chắc hẳn cũng ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của bạn?
Từ lúc tham gia đóng phim 16:30, tôi đã bị ảnh hưởng rồi. Tôi được tiếp xúc với đoàn làm phim và biết về cơ bản mọi người sẽ làm như thế nào từ rất sớm. Ngay lúc ấy, tôi đưa ra quyết định liền: " Anh Huy ơi, em thích làm quay phim quá, chắc mai mốt em làm quay phim hoặc một nhà làm phim gì đó chứ em không làm diễn viên đâu".
Dự định của bạn trong tương lai có phải là làm một bộ phim đầy nhiệt huyết cho "đã" một tuổi trẻ như cách anh trai mình làm Ròm?
Chắc chắn tôi sẽ làm một bộ phim đầy máu lửa như Ròm. Tôi hi vọng sẽ được làm phim từ những câu chuyện tôi tâm đắc nhất hoặc giúp những người bạn kể về chuyện của họ. Những người quyết định học ngành phim đều có một câu chuyện sâu sắc muốn kể và muốn mọi người đồng cảm với thước phim ấy. Chắc chắn tôi sẽ làm một bộ phim ấn tượng trong trái tim mình chứ!
Vậy bạn có quay về Việt Nam để thực hiện dự định ấy?
Chắc chắn tôi sẽ quay về Việt Nam để làm phim của mình. Những nơi tôi thấy tâm đắc để quay phim đều ở Việt Nam cả. Việt Nam cũng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm dành cho tôi. Những con người, những câu chuyện tôi trải qua, đặc biệt là thành phố mà tôi lớn lên đã cho tôi rất nhiều thứ. Nếu muốn không bao giờ quên được những điều đó thì phải làm phim để xem lại.
Cám ơn những chia sẻ của Trần Anh Khoa!
Giải pháp nào cho điện ảnh Việt sau dịch Covid-19? Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhận định việc kéo khán giả quay trở lại rạp chiếu phim phụ thuộc vào nhà sản xuất cùng đơn vị phát hành. 9 tháng qua, điện ảnh thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ở trong nước, các cụm rạp đồng loạt đóng cửa, dự án...