Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đưa khán giả đi qua một cơn mưa rào của tuổ.i thiếu niên trong trẻo bằng câu chuyện vừa mới mẻ vừa hoài niệm.
Với nhiều người, bộ truyện hay phim truyền hình Kính Vạn Hoa đã luôn là một “ốc đảo” bình yên để tìm về mỗi khi cuộc sống tuổ.i trưởng thành bỗng nhiên quá bộn bề. Những trò đùa nghịch cùng bạn bè, những cuộc phiêu lưu, những tâm sự hồn nhiên, mỗi tập truyện hoặc tập phim là những bông hoa thay đổi không ngừng sau mỗi cái lắc tay. Năm nay, một bông hoa khác vừa tươi mới mà cũng vừa hoài niệm xuất hiện trong lăng kính của chiếc kính vạn hoa màu nhiệm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa, chuyển thể từ hai tập truyện “Bắt đền hoa sứ” và “Con mả con ma”, góp thêm một bàn tay đưa chúng ta quay trở lại “ốc đảo” của tuổ.i niên thiếu hồn nhiên thuở nào.
Chuyển thể từ hai tập truyện nổi bật nhất nên có lẽ đa số những ai đã từng quen thuộc với truyện chữ và bản truyền hình sẽ nắm bắt hầu hết toàn bộ nội dung của bản điện ảnh. Đây cũng trở thành một bài toán khó đòi hỏi đạo diễn Võ Thanh Hoà giải đề thật khéo léo để vẫn giữ nguyên tinh thần của Kính Vạn Hoa, đồng thời tạo nên sự hứng thú nơi khán giả. Mở đầu bộ phim là cuộc sống của bộ ba Quý, Long và Hạnh khi đã ở tuổ.i trưởng thành, với những niềm trăn trở riêng. Đây cũng là cánh cửa để chào đón bộ ba diễn viên đã thành công ghi đậm dấu ấn trong lòng người hâm mộ là Ngọc Trai, Vũ Long và Anh Đào tham gia vào thế giới của bản điện ảnh. Sự xuất hiện của họ cùng lát cắt về cuộc sống “làm người lớn thật khó” của bộ ba trong phim nhanh chóng chạm đến tâm tư của nhiều người, khi ta chợt nhận ra dường như mình đã quên mất những ngây thơ năm xưa. Tình huống của cây phượng mang tên cả ba cùng đưa tất cả trở về một mùa hè tuyệt vời của hai mươi năm trước. Câu chuyện của “Bắt đền hoa sứ” và “Con mả con ma” được mở ra một cách khéo léo với sự thay đổi đầu tiên là nhỏ Hạnh cũng tham gia vào chuyến về quê cùng Tiểu Long và Quý ròm.
Bên cạnh những sự kiện quen thuộc như mối bất hoà với Tắc Kè Bông hay cuộc điều tra về con ma trên đồi Cắt Cỏ, phim điện ảnh Kính Vạn hoa đã phát huy tốt đặc trưng của điện ảnh cũng như lợi thế của cách làm phim hiện đại, khi đem đến những khung hình tuyệt đẹp của vùng đất Phú Yên trong những cuộc vui chơi chân chất và hồn nhiên của lũ trẻ, và đặc biệt là lễ hội Kỳ Yên hoành tráng nhưng cũng đầy hoài niệm với lễ rước kiệu, múa rồng và những trò chơi hội chợ. Không gian bối cảnh của quê hương Tiểu Long được mở rộng và chi tiết hơn để khán giả được “xem” nhiều hơn chuyến về quê đã ghi dấu trong lòng Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh, cũng như nhiều độc giả với những tưởng tượng của riêng mình. Điểm nhấn đặc biệt ấn tượng là cảnh lũ trẻ cùng nhau tâm sự bên bờ suối vào đêm trăng, rồi cùng nhau gửi ước nguyện vào ánh sáng đom đóm thắp sáng cả màn đêm. Những ước mơ chân phương năm ấy lại trở thành ánh sáng dẫn đường cho những lạc lối sau này khi chúng trở thành những người lớn và vô tình bị cuốn theo cuộc sống cơm áo gạo tiề.n.
Nhưng nếu không xem phim cùng lăng kính của tuổ.i trưởng thành như bộ ba Long, Quý và Hạnh “lớn”, thì câu chuyện tình bạn đậm tính nghĩa hiệp của bộ ba và đám Dế Lửa, Lượm, Tắc Kè Bông, hay cuộc điều tra hấp dẫn về con ma bí ẩn cùng những bài học thấm thía về tình bạn tuổ.i học trò cũng là một “bữa tiệc” dành cho lứa tuổ.i thiếu nhi và thiếu niên. Có lẽ vì vậy mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – tác giả bộ truyện Kính Vạn Hoa – đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho bộ phim: “Tôi dành cho Kính vạn hoa bản điện ảnh một tình cảm rất lớn và sự ủng hộ cũng lớn không kém, vì đây là một trong những bộ phim điện ảnh hiếm hoi dành cho thiếu nhi. Tôi mong bộ phim sẽ chiếm được cảm tình của khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ vốn từ lâu mong đợi một món ăn tinh thần phù hợp với độ tuổ.i của mình trên màn ảnh rộng.”
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bày tỏ sự ủng hộ bộ phim hiếm hoi dành cho lứa tuổ.i học trò tại thời điểm hiện tại
Video đang HOT
Những điểm nhấn tươi mới của bản điện ảnh hẳn phải kể đến bộ ba Quý – Long – Hạnh “nhỏ” do các diễn viên Hùng Anh, Nhật Linh và Phương Duyên đảm nhận. Sự xuất hiện của bộ ba “lớn” cùng câu chuyện ôn lại kỉ niệm xưa phần nào giúp khán giả dễ dàng mở lòng đón nhận bộ ba “nhỏ” sau nhiều năm yêu mến những hình tượng cố định. Dù vậy, sự hợp vai và khả năng diễn xuất của Hùng Anh, Nhật Linh và Phương Duyên mới thật sự là nguyên nhân tạo nên một Kính Vạn Hoa bản điện ảnh đầy sức sống, vừa hoài niệm mà vẫn phù hợp với góc nhìn điện ảnh của lứa khán giả thời đại mới. Là vai diễn đầu tay của cậu học sinh lớp 11 Hùng Anh nên đôi chỗ Quý ròm vẫn còn chưa được tự nhiên so với hai người bạn của mình, nhưng tính cách tuy nhát gan nhưng lại tò mò vì khoa học và tinh thần nghĩa hiệp của Quý ròm đã được Hùng Anh thể hiện trọn vẹn. Bộ ba dù “lớn” hay “nhỏ” đều là chiếc kiềng ba chân tình bạn của Kính Vạn Hoa: Quý tiên phong trong mọi cuộc phiêu lưu, nhỏ Hạnh là cầu nối gắn kết, Tiểu Long là điểm tựa đáng tin cậy.
Kính Vạn Hoa bản điện ảnh như một chuyến dã ngoại dành cho tất cả mọi người, khi người lớn được hít thở bầu không khí trong lành để tìm cho mình một khoảnh khắc thư thả hiếm hoi giữa những bộn bề, còn trẻ con được phiêu lưu và khám phá thỏa thích thiên nhiên kỳ thú xung quanh.
Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma đang khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối
Phần phim điện ảnh 'Kính vạn hoa' chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình 'Bắt đền hoa sứ' và 'Con mả con ma'.
** Bài viết tiết lộ nội dung phim
Phim do vợ chồng Võ Thanh Hòa - Mai Bảo Ngọc đạo diễn kiêm sản xuất, mời lại dàn diễn viên cũ gồm Vũ Long (Tiểu Long), Ngọc Trai (Quý ròm) và Anh Đào (nhỏ Hạnh) trong vai khách mời. Kính vạn hoa: Bắt đền con ma mở đầu bằng cảnh bộ ba đã trưởng thành, mỗi người đều trầy trật trên đường đời. Tiểu Long ôm mộng mở võ đường thì đi bán bảo hiểm, Quý ròm bỏ việc nghiên cứu ở nhà trông con một năm trời, còn Hạnh là nhà văn không được công nhận. Khi nghe tin cây phượng ở trường cấp hai sắp bị đốn hạ, họ quyết định hẹn gặp nhau, từ đó kỷ niệm ùa về.
Ở thời cấp hai, bộ ba từng về quê Tiểu Long (Nhật Linh) chơi trong dịp hè. Trong chuyến hành trình, Hạnh (Phương Duyên) mong muốn cả ba có dịp chơi đùa nhiều hơn, vì đây có thể là mùa hè cuối cùng họ ở bên nhau. Quý ròm (Hùng Anh) cố gắng tìm đề tài hấp dẫn để chiến thắng cuộc thi viết văn ở lớp. Tiểu Long thì có dịp gặp lại người ông yêu quý. Cao trào diễn ra khi họ đụng độ băng đảng của Tắc Kè Bông, cũng như chạm trán "hồn ma" trên đồi cắt cỏ.
Võ Thanh Hòa kể lại hai tập phim nổi tiếng của thương hiệu Kính vạn hoa với dàn diễn viên mới. Ảnh: Galaxy
Thế mạnh ở phần nhìn
Thuộc thế hệ 8X - 9X, Võ Thanh Hòa chủ ý lồng ghép những chi tiết gợi nhắc hoài niệm tuổ.i thơ, giúp những khán giả đồng trang lứa với anh dễ đồng cảm. Trong phim, ngoài các "trứng phục sinh" liên quan đến loạt phim truyền hình năm 2004, những bộ phim "gối đầu giường" của thiếu nhi thời đó như cải lương Hoàng hậu không đầu, Hugo, Những cuộc phiêu lưu của Sinbad, Thám tử lừng danh Conan,... được cài cắm trong một số tiểu tiết.
Cùng với đó, hình ảnh của bản điện ảnh nhờ sử dụng phương tiện quay dựng hiện đại nên chỉn chu, sắc nét hơn bản truyền hình. Cụ thể, bối cảnh vùng quê miền Trung được thể hiện trọn vẹn với đầy đủ độ sâu - rộng, kết hợp cùng góc quay nịnh mắt mang đến cho khán giả một trải nghiệm đậm chất điện ảnh.
Hình ảnh là thế mạnh của bản điện ảnh. Ảnh: Galaxy
Đặc biệt, cảnh đối đầu kinh điển giữa Tiểu Long và Tắc Kè Bông - Dế Lửa cũng góp mặt trong phần mới. Lần này, các chiêu thức ra đòn có "lực" hơn, không còn mang tính ước lệ nữa. Tuy nhiên, việc các cảnh chiến đấu tương đối hoa mỹ lại khiến phim bớt chất hồn nhiên.
Tiếp nối tinh thần từ Quỷ cẩu - Linh miêu, Kính vạn hoa: Bắt đền con ma khắc họa rõ nét các giá trị văn hóa vùng miền, từ các món ăn dân dã của đám trẻ quê, đến lễ hội Kỳ yên cầu mưa thuận gió hòa. Đây là loạt chi tiết có xuất hiện trong nguyên tác, song ít thấy ở bản truyền hình do vấn đề kinh phí.
Long - Quý - Hạnh 'Gen Z' diễn xuất ra sao?
Nhà làm phim chọn cách kể lại hai đầu truyện nổi tiếng trong loạt Kính vạn hoa, thay vì kể tiếp hành trình của nhóm bạn phiên bản trưởng thành. Trên thực tế, thời lượng bộ ba Vũ Long, Ngọc Trai, Anh Đào xuất hiện rất ít, chỉ dừng ở mức mở đầu câu chuyện. Những ai mong đợi nội dung phim sẽ song song hai mốc thời gian quá khứ - hiện tại sẽ dễ thất vọng.
Công bằng mà nói, cách làm phim trên giúp bộ ba diễn viên thế hệ mới nhiều đất diễn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng tạo nên áp lực vô hình cho Nhật Linh, Hùng Anh, Phương Duyên, khi mỗi tình tiết và lời thoại đều có thể bị đặt lên bàn cân so sánh. Người xem dễ nhận ra cách nhả thoại còn gượng, thiếu tự tin của Nhật Linh và Hùng Anh ở nửa phần phim; không tự nhiên như Tiểu Long và Ngọc Trai ngày xưa. May mắn là ở nửa sau tác phẩm, cả Long và Quý đều có những khoảnh khắc tỏa sáng.
Ba diễn viên Gen Z diễn xuất tròn trịa, song không có sự đột phá. Ảnh: Galaxy
Phương Duyên diễn ổn nhất trong bộ ba, dễ hiểu vì c.ô b.é đã hoạt động trong ngành giải trí từ trước, quen với ống kính hơn hai bạn nam. Song, "gánh nặng" của bạn thân ca sỹ Phương Mỹ Chi nằm ở phần thoại "sáo", đặc sệt văn viết. Khán giả cảm thấy dễ chịu với biểu cảm gương mặt của Phương Duyên, nhưng có thể sẽ phải chau mày mỗi khi nhỏ Hạnh trích dẫn danh ngôn, sách vở.
Riêng các trường đoạn chung khung hình, nhóm diễn viên Gen Z có sự tung hứng ăn ý. Tuy nhiên, diễn xuất của ba "kép chính" thường xuyên bị lép vế trước các vai phụ, như thằng Lượm, Tắc Kè Bông hay Dế Lửa.
Kịch bản còn an toàn
Thông điệp chính của phim, giống với nguyên tác và bản truyền hình, là niềm trân trọng dành cho tình bạn và thanh xuân. Tuy nhiên, do tính chất phim điện ảnh khó có thể dàn trải, nên một số tình tiết bị đẩy nhanh, khiến cảm xúc người xem khó trọn vẹn.
Ở một cảnh quan trọng, mâu thuẫn khiến nhóm bạn có nguy cơ tan vỡ không thuyết phục. Bộ ba được giới thiệu là bạn thân lâu năm, hiểu rõ sở trường - sở đoản của nhau, nhưng lại chọn cách cãi vã khi một người trong số họ lộ tín.h xấ.u. Tình tiết nhóm bạn giảng hòa ngược lại diễn ra một cách sắp đặt, vội vã.
Khi xem trailer, không ít khán giả mong đợi được xem hai câu chuyện song song giữa quá khứ - hiện tại. Không chỉ tr.ẻ e.m cần được giải trí, người lớn cũng muốn thấy mình trong hình ảnh các nhân vật chính khi đã trưởng thành, đối diện với hiện thực nghiệt ngã của đời sống. Tuy nhiên, nhà làm phim chỉ chọn vẽ lại bức tranh cũ bằng màu sơn mới, mà thiếu đi những góp nhặt, trải nghiệm riêng.
Tác phẩm thiếu góc nhìn của người trưởng thành. Ảnh: Galaxy
Ở đoạn kết, khán giả buộc phải hiểu rằng nhóm bạn nhờ ôn lại kỷ niệm xưa nên tìm được hướng đi riêng, chứ không nói rõ họ làm cách nào để nuôi lại ước mơ của mình. Giả sử Kính vạn hoa: Bắt đền con ma cắt đi các cảnh có sự xuất hiện của Long - Quý - Hạnh phiên bản lớn, thì mạch truyện cũng không bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, Kính vạn hoa: Bắt đền con ma là một chuyển thể chỉn chu, có phần an toàn, của bộ truyện nổi tiếng. Phim dễ chiếm cảm tình khán giả nhỏ tuổ.i, song khó tìm được điểm chạm với những ai là fan lâu năm của bản truyền hình.
Kính Vạn Hoa bản điện ảnh và những mùa hè bị "lãng quên" Bằng những thước phim trong trẻo, mộc mạc về thôn quê Việt trong ngày hè rực nắng, phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đã dẫn dắt khán giả quay về miền tuổ.i thơ dung dị. Kính Vạn Hoa là bộ phim điện ảnh được cải biên từ hai tập truyện Bắt đền hoa sứ và Con ma trên đồi cắt cỏ thuộc bộ...