Phim cổ trang Việt Nam: Bao giờ hết tùy tiện?
Trước sức hút từ các bộ phim cổ trang của nước ngoài, nhiều nghệ sĩ trẻ trong nước đã và đang chạy theo xu hướng. Tuy nhiên, các sản phẩm có chất lượng khá thấp càng khiến dòng sản phẩm này bị méo mó. Khán giả Việt đang “khát” những thước phim cổ trang ấn tượng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
Phim miễn phí và nỗi lo thẩm mỹ văn hóa
Trong thời gian qua, trước sức hút không thể cưỡng lại từ các bộ phim bom tấn như: Diên Hy công lược(Trung Quốc), Thâm cung kế (Hồng Kông), Nhật ký Saimdang (Hàn Quốc)…, hàng loạt sản phẩm giải trí lấy bối cảnh cổ trang Việt Nam đã được tung ra.
Ngay sau khi diễn viên trẻ Nam Thư phát hành phim Nam Phi liên hoàn kế, các nghệ sĩ trẻ khác như: Ca sĩ Thanh Duy Idol, diễn viên Quang Trung, BB Trần, Hải Triều… cũng tung ra phim Kỳ án cung Diên Thọ.
Một số phim cổ trang Việt Nam còn hời hợt, thiếu chiều sâu.
Sắp tới, nghệ sĩ Thu Trang cũng cho ra mắt phim Bổn cung giá lâm. Nghệ sĩ Thu Trang cho biết: “Ý tưởng ban đầu của series phim này hoàn toàn không có phần cổ trang nhưng chúng tôi đã thống nhất bổ sung phần cổ trang vào trong kịch bản gốc để tăng tính giải trí”.
“Dòng phim cổ trang luôn là một ý tưởng hấp dẫn, không những là vùng đất màu mỡ cho sự sáng tạo, làm phong phú hơn cho câu chuyện mà còn hợp lý hóa những tình huống vô thực, cũng như dễ tạo mảng miếng hài hước”, nữ diễn viên cho biết thêm.
Điểm chung của những sản phẩm này là có sự tham gia của các diễn viên trẻ, có lối diễn hài hước và được phát hành online. Tuy nhiên, chính vì kinh phí thấp nên các bộ phim đều không có sự đầu tư kỹ lưỡng về bối cảnh, phục trang.
Các tình tiết đều dễ dãi, tùy tiện vì không có câu chuyện chỉn chu. Biểu cảm của các diễn viên đa phần đều thiếu nghiêm túc, tung hứng như tấu hài.
Khán giả Giang Thanh, sinh viên tại TP.HCM nhận xét: “Các phim này chỉ có bề nổi, mượn yếu tố cổ trang để hài hước mà không chú ý đầu tư câu chuyện. Vì thế, phim không có điểm nhấn, hài hước rồi chẳng đọng lại gì”.
Còn chị Diệu Loan (nhân viên văn phòng, quận 3, TP.HCM) lại gay gắt hơn khi cho rằng, những bộ phim này được phát hành miễn phí với chất lượng thấp đang khiến giới trẻ hiểu sai về văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Sẽ ra sao nếu các em học sinh nghĩ rằng các nhân vật lịch sử như Nguyên phi Ỷ Lan, Thái hậu Dương Vân Nga,… cũng cư xử tùy tiện như cách các bộ phim thể hiện”, chị Loan nói thêm.
Sáng tạo nhưng không thể bị hiểu nhầm
Nhận định về thực trạng này, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho biết: “Tất cả các sản phẩm giải trí về cổ trang hiện nay đều được làm bằng cảm hứng, cảm xúc nhất thời. Các bạn làm ở mức độ giải trí, như một làn gió mới chứ ít khi nghiên cứu tỉ mỉ, đầu tư bài bản. Còn về lâu dài, văn hóa giải trí có bối cảnh cổ trang cần dựa trên tư liệu lịch sử chính xác”.
“Tôi rất vui mừng và trân quý các bạn nghệ sĩ trẻ tuổi, có ảnh hưởng cộng đồng làm những sản phẩm văn hóa xưa cũ. Nhưng hãy thương thế hệ tương lai bằng cách làm cho đúng, tôn trọng văn hóa và lịch sử chứ đừng chạy theo xu hướng rồi đưa ra thị trường những sản phẩm vô thưởng vô phạt”, nam đạo diễn phân tích thêm.
Cũng theo đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh, điều khó nhất khi làm phim cổ trang ở Việt Nam là yếu tố hư cấu. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố giải trí thì người làm phim cần hiểu rõ tính khoa học và lịch sử.
Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh.
“Sáng tạo nhưng không thể để cho khán giả trẻ hiểu nhầm. Nếu chúng ta chưa có thế mạnh và kinh nghiệm với dòng văn hóa này thì ngay từ đầu phải làm cho đúng. Các bạn nên cảnh báo trên sản phẩm của mình, rằng đây không phải câu chuyện lịch sử có thật, mà được cảm hứng từ thời kỳ nào, giai đoạn nào. Cái đẹp về lịch sử cần phải chính xác, đúng đắn. Nếu không, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, khiến người xem ngộ nhận về lịch sử dân tộc”, anh Huỳnh Tuấn Anh nói.
Cũng theo đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh, phim ảnh là một phần của văn hóa. Vì thế, muốn có phim cổ trang tạo được ấn tượng thì phong trào “cổ phong” phải phát triển, đáp ứng được những chất liệu về trang phục, ẩm thực, nghi thức,…
“Chúng ta đang làm phim ảnh cổ trang theo cách rất manh mún, tạm bợ. Nhiều nhà sản xuất có tiền nhưng chưa biết cách làm cho bài bản. Phía các cơ quan Nhà nước cũng chưa có phương hướng quản lý cụ thể cho thể loại văn hóa này. Chính vì thế, chúng ta thiếu kết nối với nhau. Nếu phía Nhà nước có chủ trương phát triển văn hóa cổ trang để tạo bản sắc cho đất nước, đầu tư các sản phẩm cổ trang để quảng bá nét đẹp văn hóa, con người, phong tục,.. thì mọi chuyện sẽ có tiến triển hơn”, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh đánh giá.
Theo Nguoiduatin.vn
Rộ tin đồn Tam Sinh Tam Thế phiên bản Việt Nam, cư dân mạng không khỏi xôn xao
Hậu Duệ Mặt Trời phiên bản Việt vừa mới phát sóng những tập đầu tiên, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và khiến cư dân mạng xôn xao những ngày nay. Trong khi bộ phim remake này vẫn còn chưa hạ nhiệt, thì lại có thêm tin đồn về một tác phẩm remake khác khiến cư dân mạng điên đảo không kém - Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa.
Đây là tác phẩm từng "làm mưa làm gió" hồi đầu năm 2017, được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình cùng tên của tác giả Đường Thất Công Tử. Phim kể về chuyện tình kéo dài ba đời ba kiếp của Nữ Đế Thanh Khâu - Bạch Thiển Thượng Thần (Dương Mịch) và Thái tử Cửu Trùng Thiên Dạ Hoa (Triệu Hựu Đình). Phim được phát sóng vào đầu năm 2017 và đạt trên 30 tỉ lượt xem trực tuyến tại Trung Quốc. Qua bộ phim này, tên tuổi của Dương Mịch và Triệu Hựu Đình ngày càng được nhiều người biết đến. Còn những diễn viên trẻ như Địch Lệ Nhiệt Ba, Cao Vỹ Quang, Trương Bân Bân... thì có bước đầu thành công trong sự nghiệp diễn xuất.
Ngoài bản truyền hình thì tiểu thuyết này còn được chuyển thể thành bản điện ảnh do Lưu Diệc Phi và Dương Dương đảm vai chính được ra mắt vào tháng 08.2017. Tuy nhiên, bản điện ảnh này không được thực hiện tốt cho lắm và bị khán giả chê tơi tả.
Bản điện ảnh từng bị khán giả chê tơi tả. Nguồn ảnh: Youtube
Thành công của bản truyền hình đã khiến các nhà làm phim xứ Kim Chi để mắt đến và nhăm nhe mua kịch bản về remake. Và không chỉ có Hàn Quốc mà có tin tức phía các nhà làm phim Việt Nam cũng mạnh tay chi tiền mua bản quyền bộ phim này.
Khi tin đồn nổ ra thì cư dân mạng còn lên hẳn danh sách đề cử diễn viên cho bộ phim. Trong đó, vai Thái tử Dạ Hoa có 3 ứng cử viên là Isaac, Huỳnh Anh và Hữu Vi.
Nguồn ảnh: Ngôn Tình Club
Còn Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My và Phương Oanh được đề cử cho vai Bạch Thiển.
Nguồn ảnh: Ngôn Tình Club
Những ứng cử viên khác gồm có:
Sơn Tùng, Ngô Kiến Huy và Hứa Vĩ Văn: vai Đông Hoa Đế Quân
Nguồn ảnh: Ngôn Tình Club
Nhã Phương, Phanh Lee và Khả Ngân: vai Bạch Phượng Cửu
Nguồn ảnh: Ngôn Tình Club
Thu Quỳnh, Thuý Ngân và Tú Vi: vai Huyền Nữ
Nguồn: Ngôn Tình Club
Trang Cherry, Phương Linh Jolie và Tam Triều Dâng: vai Tố Cẩm
Nguồn: Ngôn Tình Club
Đây chỉ là thông tin được cư dân mạng đồn đại và chưa có bên nào xác nhận thông tin chính thức. Nhưng nếu như đây là sự thật thì chắc chắn khán giả Việt lại có thêm một phen "chao đảo" bởi tất cả các phim trước đó do Việt Nam remake đều thất bại thảm hại như Ngày Ấy Mình Đã Yêu (remake từ Discovery of Love), Glee Việt Nam và Hậu Duệ Mặt Trời đang được phát sóng.
Theo moveek.com
Phim Việt "hốt" trăm tỷ khi công chiếu: Doanh thu cao, chất lượng có cao? 4 phim Việt có doanh thu trăm tỷ đều thuộc dòng phim hài, tình cảm vốn được khán giả Việt ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải phim nào có doanh thu cao thì chất lượng phim cũng được đánh giá cao. 4 phim Việt có doanh thu trăm tỷ Cách đây 4 năm, "Để Mai tính 2" trở thành bộ phim Việt đầu...