Phim “Chủ tịch tỉnh”: Chính luận pha… cải lương
“ Chủ tịch tỉnh” mở đầu khá ấn tượng nhưng càng về cuối, chuyện phim càng loanh quanh não nề kéo dài không cần thiết. Xem ra, tính chính luận của phim bị pha… cải lương quá nhiều.
Đường dài hụt hơi
Bác Lê Đức Tuấn – một khán giả tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Tôi là một khán giả xem phim “Chủ tịch tỉnh” từ những tập đầu tiên, không bỏ sót một chi tiết nào nhưng càng về những tập cuối phim, tôi thấy chán hẳn.”
Tác giả kịch bản, đạo diễn không giữ được tính chính luận của phim, cứ sa đà vào những chuyện lặt vặt rồi kể lể cà kê dê ngỗng. Tôi mong đợi ông Chủ tịch tỉnh Trí Tuệ tiếp tục cuộc đấu tranh với những đồng sự biến chất ở tỉnh Đông Giang, làm cho ra ngô ra khoai chuyện sân golf, chuyện cướp đất làm dự án, đằng này chỉ thấy ông ấy khá giáo điều, toàn những điều tốt đẹp kiểu sách vở.
Cảnh trong phim “Chủ tịch tỉnh”
Nếu phim “Bí thư Tỉnh uỷ” làm nổi bật được công trạng, đóng góp của ông Kim Ngọc, ông làm cho đời sống người nông dân thay đổi hẳn thì phim “Chủ tịch tỉnh” chưa xây dựng được chân dung một nhà lãnh đạo của thời đại mới. Trong phim, dân vẫn mất đất, các quan chức vẫn tham nhũng triền miên và trót lọt”.
Một khán giả khác, ông Chu Tuấn Phong ở quận Cầu Giấy cũng bày tỏ sự bức xúc: “Càng về cuối phim càng lê thê và đi ra ngoài chủ đích ban đầu. Tôi không hiểu đạo diễn có ý tưởng gì mà để cho chi tiết ông Cường – Tổng Biên tập Báo Thời Nay đau khổ khi phát hiện ra cô bồ ca sĩ phản bội mình kéo dài thành một trường đoạn phim dài.
Mối quan hệ của ông Cường- người chuyên ăn tiền để chỉ đạo phóng viên “đánh” người này, tâng bốc người kia với cô bồ ca sĩ chỉ là tiền trao cháo múc, làm gì đến nỗi đau khổ như một tình yêu chân chính để mà phải tạo cảnh thương cảm đến như vậy? Tôi có cảm giác các nhà làm phim đi lạc đường, chẳng biết lúc nào là cần phải phê phán, lúc nào là phải biểu dương nữa”.
Nhiều khán giả cũng cho biết về cuối phim, họ bắt đầu thấy chán với mạch phim chậm, nhiều trường đoạn hồi tưởng quá khứ của kịch bản “Chủ tịch tỉnh”, có những đoạn nhân vật chỉ cần nói một hai lời là xong. Ví dụ thay vì cô nhà báo Hương Bình có thể nói về chồng cũ của mình bằng một câu: “Anh ấy không phải nhà báo chân chính, phản bội vợ lăng nhăng với người tình” thì phim lại dành đến một nửa tập để kể lể về những chuyện trong quá khứ khiến người xem mệt mỏi.
Chỉ là giấc mơ?
Trao đổi với phóng viên, đạo diễn Bùi Huy Thuần cho biết: “Việc những tập cuối của phim dành thời lượng nhiều cho chuyện có con riêng của ông Trí Tuệ là điều đã có sẵn trong kịch bản, không phải đạo diễn cố tình kéo dài phim ra mà do chúng tôi quan niệm: Cần có thêm “đất” để khắc họa phần “đời” của ông Chủ tịch tỉnh bởi cũng có khán giả thắc mắc, ông Trí Tuệ hoàn hảo quá, ông ấy không có tỳ vết gì hay sao”. Thế nhưng, cách giải thích này của đạo diễn chưa hợp lý ở chỗ, dành nhiều “đất” khác với dành nhiều thời lượng chỉ để xới đi xới lại, “dền dứ” mỗi một chi tiết ông Tuệ có con riêng.
Đáng lý kịch bản của 38 tập phim phải tập trung vào để làm nổi bật tài năng lãnh đạo, cách dùng người, cách điều hành công việc, xử lý tình huống của ông Trí Tuệ, đẩy đến cho ông những nước cờ thật khó để ông thể hiện tài trí của mình thì cuối cùng lại bị phân tán quá nhiều, sa đà vào tình tiết lặt vặt, thương vay khóc mướn cho những sai lầm trong cuộc sống riêng tư của ông Sính (có con riêng), ông Hùng (bị bồ lừa tiền), ông Cường (bị bồ lừa tình)…
Thêm vào đó, phim còn nhiều chi tiết phi lý như chuyện nhà ông Bí thư Tỉnh ủy, cô con gái rượu vác cái bụng to tướng sắp đến ngày sinh đi lại trong nhà mà ông bố vẫn không hay biết, thật khó hiểu được một vị lãnh đạo “quan liêu” trong việc tư đến như vậy lại có thể “đi sâu đi sát” trong việc công.
Tiếp theo ấn tượng tốt về tính chính luận của hàng loạt phim do VFC sản xuất như “Luật đời”, “Chạy án”, “Bí thư Tỉnh ủy”… nhiều người kỳ vọng “Chủ tịch tỉnh” sẽ nối tiếp được mạch này, tạo nên một hình mẫu người lãnh đạo của thời đại mới, dám đấu tranh đến cùng với cái xấu và bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của người dân. Thế nhưng càng xem thì càng thấy, mẫu hình đó cũng chỉ là một giấc mơ chưa thành mà thôi.
Video đang HOT
Khép lại một bộ phim được nhiều kỳ vọng, ấn tượng tốt nhất mà phim tạo được là diễn xuất của dàn diễn viên gạo cội với các nghệ sĩ tài năng như Phạm Cường, Minh Hằng, Minh Hòa… và để lại thật nhiều nuối tiếc cho khán giả.
Theo Báo Đất Việt
Xem trước Chủ tịch tỉnh qua ảnh
Chủ tịch tỉnh - bộ phim truyền hình chính luận dài 38 tập chính thức lên sóng từ ngày 6/6 trên VTV1
Qua Chủ tịch tỉnh, khán giả sẽ có cơ hội được tiếp cận một cách chân thực cuộc đấu tranh quyết liệt chóng tham nhũng ở 1 tỉnh miền Bắc những năm gần đây
Phim sẽ bóc trần những mảng tối trong hàng ngũ cán bộ quan chức tha hóa về phẩm chất đạo đức và những mối quan hệ phức tạp, những số phận cay đắng, những tình huống nghẹt thở
Thông qua phim, người xem cũng thấy được phẩm chất cao quý của những con người dám xả thân vì nghĩa, trung thực, những cán bộ có tài, có tâm
Nhân vật chính trong phim là vị chủ tịch tỉnh hết lòng lo cho dân, vì dân, dám làm, dám chịu nhưng cũng mắc những sai lầm trong cuộc sống đời tư, sai lầm trong cách điều hành công việc.
Đảm nhận vai diễn nặng kí lần này là NSUT Phạm Cường với vai chủ tịch tỉnh Trí Tuệ. Tuy nhiên, cương vị này trước đó là do ông Sính đảm nhận
Chủ tịch Sính là người khởi xướng tiến trình đổi mới ở địa phương
Ông được cán bộ nhân dân tin tưởng và được xem là hình ảnh mẫu mực trong mắt người dân tỉnh Đông Giang. Ngay cả vợ ông cũng coi chồng mình là thần tượng về sự thanh liêm, đạo đức.
Mọi chuyện bắt đầu hé lộ khi ông gặp tai nạn và ra đi đột ngột. Ông từng có con riêng với người yêu của cậu lái xe, có đất đai đứng tên những người khác
Thêm vào đó, trong tủ riêng của ông ở nhà công vụ còn vô số tài sản là tiền, đô la, vàng, phong bì...
Mâu thuẫn và những xáo trộn về mặt tổ chức đặt ra yêu cầu phải có người thay thế chiếc ghế đó với vô vàn những chuyển động tế nhị mà bạo liệt, nhu nhược mà ma mãnh...
Một cuộc thay máu xảy ra trong đó nhiều người chạy chọt để có được chiếc ghế chủ tịch đó trong khi nhiều kẻ khác cũng bày mưu tính kế
Thông qua tất cả những tình tiết đó cho thấy lí do tại sao người ta ham hố chức quyền đến vấy bất chấp luân thường đạo lí với tuyên ngôn: có chức mới có quyền và có quyền mới có lộc.
Bất ngờ được đưa ra đó là người thế chân vị trí này không phải Phó chủ tịch thường trực với những tham vọng và nhiều mối quan hệ mà lại là một thạc sĩ tuổi đời còn khá trẻ - Trí Tuệ (nhân vật của NSUT Phạm Cường)
Trí Tuệ có tố chất của nhà lãnh đạo dám đương đầu với tiêu cực, với phương châm lợi dân, lợi cho sự phát triển của tỉnh mới làm.
Chính sự nhay nhạy, không ngại va chạm của Trí Tuệ lại động chạm đến quyền lợi của không ít người và họ đã ngấm ngầm hạn chế quyền lực của anh
Tuy trải qua những khó khăn và thành công nhưng đời tư anh cũng là người bình thường, cũng có những phút không giữ được mình và sau 30 năm anh mới biết mình có con gái riêng.
Trớ trêu thay con trai hiện tại của anh lại đem lòng yêu thương chính cô gái đó vì cả hai không hề hay biết họ là anh em cùng cha khác mẹ
Có thể nói, thông qua phim mọi chuyện chung -riêng, quyền lực - đồng tiên, tốt - xấu đều được thể hiện một cách đầy đủ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anna Chapman làm tổng biên tập báo kinh tế Anna Chapman, nữ điệp viên Nga từng bị bắt ở Mỹ năm ngoái, vừa được chọn làm Tổng biên tập của Báo Doanh nghiệp tại Nga. Anna Chapman đang bước chân sang lĩnh vực báo chí. "Tôi vừa trở thành một tổng biên tập. Đó chỉ là một tờ báo nhỏ thôi", Chapman nói với hãng tin Ria Novosti. Nữ điệp viên xinh...