Phim ca nhạc Việt nhiều năm vẫn lận đận
Tuy số lượng chỉ mới đếm trên đầu các ngón tay, và chất lượng vẫn còn bấp bênh, song thể loại phim truyện ca nhạc (điện ảnh và truyền hình) “made in Việt Nam” đang tìm được “sức sống” của mình.
Từ phim ca nhạc của thế giới…
Phim ca nhạc là thể loại trong đó những bài hát và vũ đạo đóng vai trò chính, hay nói cách khác, âm nhạc và trình diễn là cách dẫn dắt chính của bộ phim. Tính từ bộ phim đầu tiên Broadway Melody ra đời năm 1929, thể loại phim ca nhạc đã phát triển hơn 80 năm.
So với các thể loại khác, nội dung phim ca nhạc đơn giản, song đậm ý nghĩa nhân văn, cảm động lòng người bởi những màn vũ đạo, ca hát do chính các diễn viên thề hiện. Chắc hẳn, chúng ta không thể quên Sing’ing in the rain, The sound of music, My fair lady… hay gần đây là Moulin Rouge, Chicago, Mamma- Mia, High School Musical… Ngoài Hollywood thì điện ảnh Ấn Độ với kinh đô Bollywood rất chuộng thể loại phim ca nhạc, chiếm số lượng tác phẩm được sản xuất hằng năm.
Mamma – Mia (ảnh trên) và High School Musical (ảnh dưới) là hai trong những phim ca nhạc thành công gần đây.
Đến phim ca nhạc “Made in Việt Nam”
Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước đã xuất hiện một số bộ phim được xem là “phim ca nhạc” như Lương tâm bé bỏng, Em còn nhớ hay em đã quên, Em muốn làm người nổi tiếng, Chuyện tình Sài Gòn (điện ảnh) hay A Cappella, Đam mê… (truyền hình). Đề tài chính của các phim kể trên đều kể về ước mơ, khát vọng trở thành ca sĩ nổi tiếng của các nhân vật. Và tham gia đóng vai chính trong phim thường là các ca sĩ ngoài đời như: Ngô Thanh Vân và Hứa Vĩ Văn – phim Chuyện tình Sài Gò n nhóm AC&M – phim A Cappella, Đan Lê – phim Em muốn là người nổi tiếng, Cao Thái Sơn – phim Đam mê… Nhìn chung, các ca sĩ- diễn viên trên phim thể hiện phần ca hát và vũ đạo tương đối khá nhưng diễn xuất còn non nớt nên không tạo được ấn tượng bất ngờ.
Những nụ hôn rực rỡ và Giải cứu thần chết đều của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, thực hiện theo thể loại phim ca nhạc.
Được ra đời từ sau hiệu ứng quá “đỉnh” của bộ phim High School Music của Mỹ, Giải cứu thần chết (2009) và Những nụ hôn rực rỡ (2010) là hai bộ phim điện ảnh thể loại ca nhạc “made in Việt Nam” do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng dàn dựng đã giành được tình cảm của khán giả trẻ. Tuy một số màn trình diễn trong hai phim này có ý tưởng ảnh hưởng ít nhiều từ phim nước ngoài, song đây vẫn là những tác phẩm được thực hiện khá công phu, hoành tráng từ bối cảnh đến âm nhạc, diễn xuất của các diễn viên. Dù vậy, Giải cứu thần chết và Những nụ hôn rực rỡ mới chỉ tập trung cho các cảnh hát chứ chưa đẩy phần vũ đạo.
Poster phim Vũ điệu đam mê của đạo diễn Nguyễn Đức Việt.
Tiếp sau đó, hai bộ phim điện ảnh Sài Gòn Yo, Vũ điệu đam mê cũng được ra đời sau ảnh hưởng của phim Step up của Mỹ. Tuy tập trung vào phần vũ đạo, nhưng sự mô phỏng và bắt chước hơi nhiều khiến khán giả cảm thấy “quen quen”, nên cả hai phim này vẫn chưa đủ yếu tố để tạo nên độ hấp dẫn, mới lạ.
Bên màn ảnh nhỏ truyền hình, gần đây có các phim ca nhạc Cho một tình yêu (36 tập), Hạnh phúc quanh ta (30 tập), Hát ca bềnh bồng (40 tập) và Vết xước (60 tập)… Trong đó, bộ phim Cho một tình yêu quy tụ các giọng ca nổi tiếng Mỹ Tâm, Quang Dũng, Tuấn Hưng đã không nhận được phản hồi tốt của công chúng vì diễn xuất của các ca sĩ không đạt, thiếu tự nhiên, gượng gạo…
Video đang HOT
Dù có mặt ba ca sĩ đang được yêu thích là Quang Dũng, Mỹ Tâm và Tuấn Hưng nhưng Cho một tình yêu vẫn chưa thành công.
Có dám đi mới thành đường
Đạo diễn Vương Quang Hùng của phim Vết xước chia sẻ: “Làm phim ca nhạc phải đầu tư nhiều hơn thể loại phim tâm lý tình cảm. Ví dụ, nhà sản xuất phim Vết xước đã phải bỏ thêm khoản chi phí không nhỏ cho phòng thu, phối nhạc và trả tác quyền 120 bài hát (từ sáng tác mới đến ca khúc cũ) sử dụng trong phim, dù có bài chỉ hát vài câu thôi. Còn đạo diễn thì phải suy nghĩ, cân nhắc xem chọn bài hát như thế nào cho phù hợp, cài bài hát vào tình huống nào, đưa nhạc len lỏi ra sao cho dễ chịu để khán giả đỡ “sốc”, bởi có các nhân vật có thể hát bất cứ lúc nào để thay cho thoại”.
Tương tự, bộ phim Hạnh phúc quanh đây đầu tư tới 160 ca khúc, trong đó có đến 50% là sáng tác mới của nhiều nhạc sĩ với nhiều cảm xúc theo từng cung bậc khác nhau của mỗi nhân vật. Bộ phim Hát ca bềnh bồng có 120 bài hát, trung bình 3 bài hát/tập với đủ các thể loại nhạc từ rock, pop ballad đến dân ca, vọng cổ hoặc kết hợp giữa hò và đọc rap… Có thể nói kinh phí đầu tư cho phần âm nhạc đã khiến một bộ phim ca nhạc có giá thành sản xuất cao hơn rất nhiều.
Bộ phim truyền hình Hát ca bềnh bồng có 120 bài hát, trung bình 3 bài hát/tập với đủ các thể loại nhạc.
Một trong những công việc gian nan cho các nhà làm phim ca nhạc là chọn diễn viên. Nếu chọn diễn viên hay người mẫu có thể diễn xuất tốt nhưng họ lại hát không hay hoặc không biết hát ngược lại chọn ca sĩ hát hay chưa chắc đã diễn xuất giỏi. Trường hợp của Quang Dũng, Mỹ Tâm trong phim Cho một tình yêu là ví dụ về chuyện ca sĩ hát hay mà diễn xuất còn yếu.
Khi làm phim Những nụ hôn rực rỡ, nhà sản xuất BHD đã tuyển chọn 4 chàng trai cho nhóm ca nhạc 4U từ hàng trăm thí sinh của cuộc thi Nốt nhạc ngôi sao trong suốt gần một năm, kết quả hình thức và giọng hát của nhóm 4U vẫn không được như mong đợi. Còn “chân dài” Thanh Hằng đóng vai nữ chính của phim này thì tốn công đi luyện thanh và tập vũ đạo trong mấy tháng ròng, để có thể tự ca hát và nhảy múa đôi chút. Trong phim Vết xước, nhân vật nào cũng phải hát, từ người lớn tuổi đến cả con nít. Các diễn viên trẻ đóng vai chính như Lân Nhã, Hồng Kim Hạnh… ngoài đời là ca sĩ nên vừa diễn xuất vừa ca hát khá ổn. NSƯT Văn Hiệp rất phù hợp với vai trưởng thôn, song bắt “trưởng thôn” ca hát một cách thoải mái thì không dễ chút nào.
Nhà sản xuất phim Vết xước đã phải bỏ thêm khoản chi phí không nhỏ cho phòng thu, phối nhạc và trả tác quyền 120 bài hát.
Theo đánh giá của đại diện nhà sản xuất Đạt Film: hiện nay trong khi các thể loại phim khác đang chạm tới mức “bội thực” thì phim ca nhạc vẫn còn là một trong số ít “mảnh đất giàu tiềm năng” thu hút được đông đảo khán giả. Tuy nhiên, do kinh phí sản xuất bị đội lên cao hơn nhiều, cùng nhiều khó khăn khác, mà phim ca nhạc”made in Việt” đang ở giai đoạn khai mở một con đường. Mặc dù còn nhiều gian nan nhưng phải có người dám bước đi thì mới thành đường!
Theo Infonet
Sao Việt so tài vũ đạo trong phim
Từ phần vũ đạo bài bản do nghệ sỹ có kinh nghiệm Kim Phượng thể hiện cho tới màn biểu diễn tinh nghịch của "cây hài" Hoài Linh... đều mang đến cho khán giả những trải nghiệm mới mẻ.
Mặc dù không phải là thể loại quen thuộc nhất với khán giả nhưng phim ca nhạc vẫn thường xuyên xuất hiện tại thị trường nhiều nước trên thế giới. Những năm gần đây, High School Musical và Mama mia đã tạo nên "cơn sốt" đình đám, dẫn đến sự ra đời của một số tác phẩm tại Việt Nam như Giải cứu thần chết, Những nụ hôn rực rỡ, Cho một tình yêu... Đành rằng đối với một bộ phim ca nhạc, nội dung kịch bản có thể ít được chăm chút hơn so với phần vũ đạo, ca hát nhưng nếu lấy ví dụ bất cứ bộ phim nào trong số tác phẩm vừa kể trên, khán giả cũng chưa thể hài lòng với cách làm khá sơ sài và thiếu chuyên nghiệp.
Những nụ hôn rực rỡ và Cho 1 tình yêu đều chưa "đủ" để gọi là Phim ca nhạc chuyên nghiệp
Nếu bình luận về lý do thành công của một bộ phim, người ta có thể đưa ra những khen ngợi cho diễn xuất, kịch bản hay đạo diễn.. còn nếu để phê phán hay chê bai một tác phẩm nào đó thì quả là có vô vàn yếu tố có thể liệt kê. Chúng ta sẽ không đi sâu "mổ xẻ" điểm thất bại của các tác phẩm trên mà hãy nhìn vào những gì nghệ sỹ Việt đã làm được với thể loại phim khá mới mẻ này.
Lấy ví dụ một số bộ phim điển hình trong thời gian gần đây, người viết muốn đem tới cho độc giả những cảm nhận khác nhau khi thưởng thức vũ đạo trong phim Việt. Khi "đụng độ" ý tưởng về điệu vũ, phong cách chuyên nghiệp của Kim Phượng hay sự hài hước của Hoài Linh sẽ được yêu thích hơn? Và nếu cùng là màn biểu diễn hip hop, Sài Gòn Yo và Vũ điệu đam mê - đối thủ nào sẽ được khán giả ưu ái?
Kim Phượng và Hoài Linh
Kim Phượng tăng độ "nóng" cho Vũ điệu đường cong
Vũ điệu đường cong không chỉ là bộ phim đầu tiên của Việt Nam khai thác đề tài belly dance mà còn gây ấn tượng mạnh với cách dàn dựng kiểu "phim lồng trong phim". Hội tụ đủ ba vị: hài, lãng mạn và chút xúc động, bộ phim này dễ dàng thu hút được khán giả mọi lứa tuổi. Ngoài việc tập trung khai thác những màn múa bụng Ả rập sexy huyền ảo với âm nhạc mang phong cách Trung Đông, đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa cũng rất khéo léo thể hiện những "đường cong" muôn màu của tình yêu, tình bạn trong cuộc sống giới trẻ.
Và một điều gây chú ý nhất là trong phim còn có sự tham gia diễn xuất của vợ đạo diễn - nữ diễn viên từng được biết đến qua các phim Dollar trắng, Những đứa con biệt động Sài Gòn... Kim Phượng có khả năng múa bụng như các vũ công chuyên nghiệp nên việc hoàn thành những cảnh quay cho nhân vật Trâm đối với cô chỉ như một màn biểu diễn ngẫu hứng.
Trong khi đó, để diễn đạt cảnh vũ đạo gợi cảm cùng các vũ công trong bộ phim Tết 2012 Hello cô Ba, Hoài Linh đã phải tốn không ít công sức luyện tập. Đầu tiên, anh phải hóa thân thành "bom sex huyền thoại" và sau đó thực hiện những động tác mềm mại nữ tính.
Nói về cảnh quay này, "cây hài" nổi tiếng đã tâm sự: "Trước đây, tôi đã nhiều lần giả gái và khiêu vũ cùng Chí Tài trên sân khấu nhưng đây là lần đầu khiêu vũ một cách bài bản nhất trong hình hài của Marylin Monroe. Vì vậy, tôi cố gắng sao cho khuôn mặt của mình biểu cảm nhất khi luyện tập cùng nhóm múa. Thực sự đó là điều không dễ, vì có lúc, do quá tập trung vào khuôn mặt mà tôi quên động tác tay chân".
Hoài Linh nhảy múa trong Hello cô Ba
Ngoài tạo hình Marylin Monroe, trong bộ phim này Hoài Linh còn được đầu tư rất chu đáo cho tạo hình nữ hoàng Ai Cập, công chúa Ấn Độ và nhân vật "gốc" Tư Lặn. Với vai này, lần đầu tiên Hoài Linh thể hiện khả năng giả gái tài tình của anh trên màn ảnh rộng.
Sài Gòn Yo vs Vũ điệu đam mê
Dàn diễn viên trẻ của Saigon Yo
Với mục đích chứng tỏ là bộ phim về đề tài hiphop của Việt Nam đúng nghĩa và đậm chất của những người trẻ đam mê hiphop, đạo diễn của Saigon Yo đã đưa khá nhiều trường đoạn vũ đạo vào trong tác phẩm. Ngoài ra, bộ phim còn hết sức khéo léo pha trộn nét văn hóa Việt Nam vào trong những điệu nhảy có nguồn gốc từ nước ngoài. Phần trình diễn sôi động, mạnh mẽ hòa quyện cùng sự thanh thoát và mềm mại của điệu múa lụa đã mang tới cho người xem những cảm giác thật gần gũi và thực sự cuốn hút.
Tuy nhiên, cũng có lẽ bởi mục tiêu đề ra quá rõ ràng - nhấn mạnh phần vũ đạo nên Saigon Yo đã tạo nên cảm giác hơi khô ráp, thô cứng khi "chuyển nhịp" tình tiết, thiếu cảnh tình cảm gây xúc động hoặc cho người xem. Đây lại là điều mà Vũ điệu đam mê đã làm được khi đan cài câu chuyện tình yêu của các bạn trẻ và niềm đam mê hiphop một cách trơn tru, hấp dẫn.
Trong phim, Hạnh là một cô gái trẻ được anh trai và người yêu truyền cho ngọn lửa đam mê hiphop. Trung - người yêu của Hạnh là một chàng trai nuôi giấc mơ đưa hiphop Việt lên đỉnh cao còn Nam - anh trai Hạnh thì chỉ coi hiphop như một trò tiêu khiển của tuổi trẻ, không thể dấn sâu và mãi đắm chìm trong đó. Hai nhân vật Khánh và My lại là hai người quá tham vọng nên dần dần đi lạc trong mê cung của sự dối trá và thủ đoạn.
Vũ điệu đam mê hội tụ nhiều gương mặt quen thuộc và nhóm nhạc chuyên nghiệp
Ngoài những gương mặt quen thuộc như Hạnh Sino, Tăng Dương Dương (Mai Lâm của Bộ tứ 10A8), bộ phim còn có sự tham gia diễn xuất của nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp, nâng cao trình độ và tăng thêm sự hấp dẫn cho tác phẩm.
Theo VNN
Chí Tài Văn Hiệp 'hóa' Sơn Tinh, Thủy Tinh hiện đại Hai diễn viên hài nổi tiếng của hai miền Nam và Bắc là Chí Tài và Văn Hiệp sẽ cùng xuất hiện trong bộ phim truyền hình ca nhạc "Vết xước" có độ dài 60 tập trên sóng HTV. "Vết xước" xoay quanh cuộc sống của bốn người trẻ. Vụ tai nạn là sợi dây cột họ lại, khiến họ vùng vẫy thoát...